Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Hoà Bình: Đa dạng giải pháp xuất khẩu trái cây

Các loại trái cây có múi như bưởi diễn, bưởi đỏ Hoà Bình đã được xuất khẩu đến nhiều thị trường và mang lại lợi ích lớn cho bà con nông dân.
Liên tiếp tin vui xuất khẩu trái cây: Cơ hội mới cho nông sản Việt Hoà Bình: Phấn đấu 30% sản phẩm nông nghiệp được chế biến

Trái cây Hoà Bình xuất ngoại

Giữa tháng 12/2022, Hợp tác xã Đại Đồng, xã Ngọc Lương, Ủy ban nhân dân huyện Yên Thủy (Hòa Bình) phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hòa Bình, Công ty Cổ phần Nông nghiệp RYB tổ chức buổi lễ xuất khẩu chuyến bưởi Diễn đầu tiên sang thị trường Vương quốc Anh. Số lượng bưởi xuất khẩu đạt khoảng gần 11 tấn. Đáng chú ý, đây không phải là lô hàng đầu tiên mà là lô hàng thứ hai, sau sản phẩm bưởi đỏ Tân Lạc đã được xuất sang Anh, cũng trong năm 2022.

Hoà Bình: Đa dạng giải pháp xuất khẩu trái cây
Bưởi Hoà Bình bán ở siêu thị Longdan (Anh)

Chia sẻ với phóng viên Vuasanca , ông Nguyễn Xuân Thủy – Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Lương – huyện Yên Thuỷ cho biết, sau khi lô hàng được xuất khẩu thành công sang thị trường Anh, địa phương đã nhận được phản hồi từ phía đơn vị thu mua rằng sản phẩm bưởi Diễn của Hòa Bình hoàn toàn có khả năng cạnh tranh được với sản phẩm của hàng hóa các nước khác, chất lượng được đánh giá cao.

Theo Thương vụ Việt Nam tại thị trường Anh, những trái bưởi Diễn Yên Thủy đã nhận được sự chào đón của cộng đồng người Việt cũng như người tiêu dùng sở tại. Được biết, đây là sản phẩm của công ty cổ phần RYB (Hòa Bình), lần đầu tiên được nhập khẩu chính ngạch số lượng lớn (11 tấn) sang Anh bởi Tập đoàn Longdan, nhà nhập khẩu hàng Việt lớn nhất tại nước này.

Tỉnh Hòa Bình có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây trồng, vật nuôi, đồng thời cũng là địa phương có vị trí chiến lược trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực phía Bắc. Trong thời gian qua, tỉnh đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn hữu cơ, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sống.

Đánh giá về tiềm năng của thị trường Anh, ông Nguyễn Cảnh Cường - Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Anh cho biết: Có rất nhiều các loại trái cây được nhập khẩu vào Anh từ châu Âu cũng như các nguồn cung khác, tuy nhiên Việt Nam có những lợi thế về nhiều trái cây nhiệt đới mà các nước khác không có. Bên cạnh đó, nhờ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Anh (UKVFTA), các loại trái cây Việt Nam như bưởi Diễn, bưởi đỏ Hoà Bình xuất khẩu sang nước này được miễn thuế, là một lợi thế lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng triệt để.

Tỉnh Hòa Bình có diện tích đất nông nghiệp lớn, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho cây trồng, vật nuôi phát triển nên nhiều loại nông sản của địa phương như súp lơ, rau cải, cà chua, mướp… đều sinh trưởng rất tốt. Đặc biệt, cây có múi như bưởi, cam đặc biệt phù hợp với vùng đất này và được địa phương định hướng trở thành cây trồng chủ lực. Hiện nay, diện tích cây có múi tại Hòa Bình đạt khoảng 10.500 ha; trong đó riêng diện tích cam, bưởi trồng tập trung đạt 9.053 ha, với 7.429 ha giai đoạn kinh doanh, sản lượng đạt 166,7 nghìn tấn.

Hoà Bình: Đa dạng giải pháp xuất khẩu trái cây
Hiện nay, diện tích cây có múi tại Hòa Bình đạt khoảng 10.500 ha

Nhiều sản phẩm quả có múi của tỉnh đã được cấp chứng nhận Sở hữu Trí tuệ, trong đó có chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong; 6 nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm quả có múi của các địa phương: Tân Lạc, Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi. Đã có 16 sản phẩm quả tươi và sản phẩm chế biến được chứng nhận Sản phẩm OCOP 3, 4 sao.

Đến nay, Hòa Bình đã hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung, có điều kiện thâm canh cao, nổi tiếng, như vùng sản xuất cam Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; vùng sản xuất bưởi đỏ tại Tân Lạc; vùng sản xuất bưởi Diễn tại Yên Thủy, Lương Sơn... Giá trị thu nhập đạt 300 - 450 triệu đồng/ha/năm, thuộc diện cao nhất trong cả nước.

Nhờ có sự động viên, hỗ trợ từ chính quyền địa phương mà nhiều hộ sản xuất đã tham gia vào chương trình và xây dựng thành công các vùng cây ăn quả có múi chất lượng như 30 ha bưởi của Hợp tác xã Nông nghiệp Đại Đồng đã được cấp mã số vùng trồng, chứng nhận VietGAP và được công nhận là sản phẩm OCOP.

Chiến lược phát triển nông nghiệp của tỉnh là theo hướng đa canh, toàn diện và bền vững, gắn với công nghiệp chế biến, hình thành các vùng sản xuất an toàn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Đặc biệt, tích cực ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào quy trình sản xuất để nâng cao chất lượng nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP. Trọng tâm phát triển nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình là tập trung vào các vùng sản xuất nông sản an toàn đạt chất lượng cao, đặc biệt là các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Thời gian qua, tỉnh cũng chú trọng nhiều hơn đến khâu xúc tiến thương mại, giới thiệu nông sản đặc trưng đến nhiều đối tượng tiêu dùng, thông qua các lễ hội, triển lãm, hội chợ như Tuần lễ giới thiệu sản phẩm cây ăn quả có múi, Lễ hội cây ăn quả có múi… Đồng thời tận dụng tối đa sự hỗ trợ từ cơ quan thương vụ Việt Nam tại nước ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu.

Tăng năng lực cho cây có múi của địa phương

Để tăng cơ hội xuất khẩu cây có múi của địa phương, mới đây, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện Lạc Sơn, Ủy ban nhân dân huyện Yên Thủy và Công ty Cổ phần nông nghiệp hữu cơ Fusa đã tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về thực hiện đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2022-2025.

Theo đó, các bên thống nhất nội dung hợp tác gồm: Các bên cùng nhau phối hợp triển khai xây dựng vùng nguyên liệu cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thuộc phạm vi đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025 (Theo Quyết định số 1088/QĐ-BNN-KTHT ngày 25/3/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Các bên cùng nhau tham mưu cấp có thẩm quyền cân đối bố trí nguồn lực, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình theo đúng mục tiêu đề ra.

Công ty cổ phần Nông nghiệp hữu cơ Fusa tham gia liên kết phát triển sản xuất vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả tại địa bàn tỉnh Hòa Bình. Ngoài diện tích liên kết trong đề án, công ty có thể tổ chức phối hợp các Hợp tác xã thu mua sản phẩm nông nghiệp cho nông dân trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.

Theo kế hoạch quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2023-2030 của Công ty Fusa, mục tiêu của Công ty nhằm phát triển vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất-chế biến xuất khẩu, dần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn VietGap, Global Gap ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới trang thiết bị trong nghiên cứu chọn tạo giống, trồng trọt, chế biến, chiết xuất, chuyển giao công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường.

Kế hoạch quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu trên địa bàn tỉnh gồm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ năm 2023-2025 sẽ thực hiện quy hoạch các vùng trồng mía trắng, mía tím và 1 số cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGap, Global Gap phục vụ xuất khẩu.

Giai đoạn 2 từ năm 2025-2030, quy hoạch và mở rộng diện tích vùng trồng hàng hóa đạt 1.000ha, sản lượng đạt khoảng 800 đến 1 nghìn tấn. Trong đó, phấn đầu 100% sản lượng năng suất được tổ chức theo chuỗi khép kín; 100% diện tích và sản lượng vùng quy hoạch bảo đảm tiêu chuẩn VietGap và hướng tới tiêu chuẩn GlobalGap.

Công ty sẽ tập trung nguồn lực mở rộng diện tích cây và sản xuất hàng hóa trên đất trồng cây hằng năm để xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất của tỉnh. Quy mô diện tích 500ha. Trong đó tại Tân Lạc 200ha; Cao Phong 20ha; Lạc Sơn 50ha; Yên Thủy 100ha; Kim Bôi 100ha; Lương Sơn 30ha. Công ty cũng sẽ đầu tư kết cấu hạ tầng liên kết vùng hỗ trợ hợp tác phát triển vùng nguyên liệu gồm hệ thống đường giao thông kết nối vùng trồng, hệ thống thủy lợi, hệ thống kho lạnh bảo quản. Sự vào cuộc của các doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ giúp mở thêm cơ hội xuất khẩu cho trái cây có múi của tỉnh Hoà Bình.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu trái cây

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Cụm dân cư tự phát Suối Cạn tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã thoát cảnh sống biệt lập hơn 40 năm qua, sau khi được di dời sang nơi ở mới.

Tin cùng chuyên mục

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Bằng việc xây dựng mã số vùng trồng bài bản, tăng cường liên kết chuỗi, nông sản Sơn La đã và đang ngày càng nâng cao giá trị.
Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Bộ mặt nông thôn huyện Bắc Yên – Sơn La có nhiều thay đổi nhờ nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình 1719, đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thuận Châu có nhiều đổi thay.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển hạ tầng, phát huy giá trị văn hoá, cảnh quan… để phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng.
Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.
Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.
Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.
Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, Lào Cai nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích, thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Thực hiện chương trình cấp điện nông thôn, đến nay điện lưới quốc gia đang tỏa sáng trên khắp các bản, làng vùng cao, vùng sâu trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh liên kết với người dân nhằm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm chè shan tuyết Tô Múa.
Công nghệ số đưa nông sản Lạng Sơn vươn ra

Công nghệ số đưa nông sản Lạng Sơn vươn ra 'biển lớn'

Hình ảnh người nông dân Xứ Lạng livestream bán na và các nông sản đặc sản của tỉnh không còn là điều xa lạ với người dùng mạng xã hội tại Việt Nam.
Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Xác định hội chợ triển lãm là kênh xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả cao, Lạng Sơn đã và đang đẩy mạnh hoạt động này
Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu giới thiệu, quảng bá du lịch các đặc sản miền núi, đặc biệt là sản phẩm ớt A Riêu của tỉnh Quảng Nam, đến với du khách.
Người phụ nữ đam mê

Người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hoá Thái

Đến với Chiềng Pằn, hỏi nghệ nhân Lò Thị Xuân, nhiều người sẽ kể cho bạn nghe về một người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hóa Thái.
Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu huyện miền núi A Lưới đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.
Hà Giang: Nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

"Cho cần câu chứ không tặng con cá", cách làm này đã giúp nhiều chị em phụ nữ dân tộc thiểu số ở Hà Giang cải thiện sinh kế, từng bước thoát nghèo.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động