Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 04/11/2024 09:24

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 dự kiến thông qua hơn 80 văn kiện

Thông tin tại buổi họp báo về Hội nghị Cấp cao (HNCC) ASEAN lần thứ 37 và các HNCC liên quan chiều ngày 9/11, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng – Tổng thư ký Ủy ban quốc gia ASEAN 2020 cho biết: dự kiến, các nhà lãnh đạo sẽ thông qua, ghi nhận, công bố hơn 80 văn kiện tại Hội nghị lần này. Đây là số lượng văn kiện nhiều nhất từ trước tới nay.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho biết, HNCC ASEAN lần thứ 37 và các HNCC liên quan sẽ được tổ chức từ 12-15/11. Trước tình hình đại dịch Covid-19 ở nhiều nước vẫn còn phức tạp, tuy đã đạt được những kết quả ban đầu trong kiểm soát dịch bệnh, Việt Nam, dù rất mong muốn và cố gắng hết sức để có thể đón tiếp Lãnh đạo các nước ASEAN và đối tác đến dự các hội nghị này, sau khi tham vấn với các nước, đã quyết định tổ chức HNCC ASEAN 37 và các HNCC liên quan theo hình thức trực tuyến.

Đây là Hội nghị Cấp cao cuối cùng của ASEAN do Việt Nam chủ trì tổ chức trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020. Hội nghị là dịp để ASEAN đánh giá một cách tổng thể những kết quả hợp tác trong năm cả trong nội khối cũng như với các Đối tác và đề ra định hướng ưu tiên cho giai đoạn tiếp theo. Đây cũng là dịp duy nhất trong năm Lãnh đạo ASEAN họp với Lãnh đạo hầu hết các đối tác quan trọng của ASEAN”- Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh.

Hơn nữa, đợt Hội nghị này diễn ra trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm mới của đại dịch COVID-19 tiếp tục tác động nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội trong khi các nỗ lực “mở cửa” trở lại và từng bước phục hồi của các quốc gia còn gặp thách thức. Bên cạnh đó là diễn biến phức tạp của môi trường chiến lược khu vực và toàn cầu, các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống đe dọa an ninh và ổn định ở khu vực.

Hội nghị chính là dịp quan trọng để Lãnh đạo các nước ASEAN khẳng định cam kết và quyết tâm chính trị mạnh mẽ nhằm duy trì đà hợp tác và liên kết khu vực, ứng phó hiệu quả với đại dịch COVID-19, củng cố vai trò trung tâm và vị thế của ASEAN cũng như định hướng phát triển phù hợp cho ASEAN trong một thế giới đang chuyển động nhanh chóng, phức tạp và khó đoán định.

Hiệp định RCEP dự kiến sẽ ký kết vào 15/11

Liên quan đến Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP), Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng cho biết, đàm phán liên quan đến Hiệp định RCEP đã được hoàn tất. Hiện tại, 15 nước tham gia đàm phán đang hoàn tất các thủ tục nội bộ và nếu thủ tục được hoàn tất kịp thời thì lễ ký kết Hiệp định RCEP sẽ diễn ra vào ngày 15/11.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng, các nước liên quan đã mất rất nhiều năm để đàm phán, thương lượng về RCEP và như vậy để thấy rằng, tầm quan trọng của hiệp định này có ý nghĩa rất lớn đối với khu vực, nhất là trong bối cảnh thế giới đang bị ảnh hưởng rất nhiều, các chuỗi cung ứng bị đứt gãy bởi đại dịch Covid-19.

Vì vậy, việc ký kết được RCEP sẽ tạo nên một sức bật mới, một cú hích mới cho sự phát triển thương mại trong khu vực, đặc biệt là các nước tham gia ký kết. Điều này có ý nghĩa rất lớn với Việt Nam nói riêng, khi Việt Nam là Chủ tịch ASEAN năm 2020 và góp phần giúp đạt được thỏa thuận để đi đến ký kết RCEP – hiệp định đã được mong đợi từ rất lâu.

Do vậy, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng kỳ vọng, các nước hoàn tất nhanh quy trình nội bộ để Việt Nam hoàn tất ký kết vào ngày 15/11 và mở ra cơ hội các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.

Tiến tới lập Trung tâm ứng phó tình huống y tế công cộng khẩn cấp

Trong vấn đề phục hồi kinh tế, đảm bảo cuộc sống của người dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho biết, ASEAN đã nhận thức được rằng với tác động rất sâu rộng của đại dịch Covid-19, không có một nước nào có thể tự giải quyết, khắc phục, chống lại dịch bệnh và đi đến phục hồi.

Với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam đã nhanh chóng đưa ra tuyên bố của nước Chủ tịch về ứng phó với Covid-19. Trong đó đặc biệt nêu rõ sự cần thiết phải gắn kết, phối hợp chặt chẽ giữa các nước ASEAN với nhau. Trên tinh thần đó, các nhà lãnh đạo ASEAN đã quyết định cử ra hội đồng điều phối ASEAN để phụ trách vấn đề phòng chống Covid-19. Hội đồng này gồm Bộ trưởng Ngoại giao của các nước và đã thành lập ngay nhóm công tác của hội đồng điều phối, chuyên về các vấn đề y tế nghiêm trọng.

Chính nhờ sự phối hợp chặt chẽ đó mà cho đến nay các nước cũng đã thu được kết quả tích cực và trong thời gian tới có thể sẽ thiết lập hành lang đi lại an toàn trong ASEAN.

“Về đề xuất thành lập Trung tâm ASEAN ứng phó với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp và bệnh truyền nhiễm mới, ngoài dịch bệnh Covid-19 có lẽ còn nhiều tình huống y tế khẩn cấp khác có thể xảy ra trong tương lai nên ASEAN đã có ý tưởng thành lập một trung tâm như vậy. Nhật Bản nói sẵn sàng đứng ra hỗ trợ thành lập Trung tâm này ”- ông Nguyễn Quốc Dũng thông tin.

Dự kiến có 20 hoạt động cấp cao

Cũng tại buổi họp báo, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng thông tin, chương trình dự kiến có 20 hoạt động ở cấp cao trong đó có HNCC ASEAN lần thứ 37, các HNCC ASEAN+1 với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Liên Hợp Quốc, Úc và Cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ Đối tác ASEAN- New Zealand, HNCC ASEAN+3 lần thứ 23, HNCC Đông Á lần thứ 15, và HNCC các nước tham gia Hiệp định RCEP. Trong dịp này cũng sẽ diễn ra các Hội nghị Cấp cao Mê Kông - Nhật Bản, Mê Kông – Hàn Quốc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự kiến sẽ tham dự và phát biểu chào mừng Hội nghị. Lễ bế mạc Hội nghị và chuyển giao vai trò Chủ tịch ASEAN sẽ diễn ra vào 14.00 giờ ngày 15/11/2020. Lễ chuyển giao vai trò Chủ tịch chỉ là bước thủ tục. Trên thực tế, Việt Nam sẽ tiếp tục đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN đến hết ngày 31/12/2020”- Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nêu rõ.

Ngoài ra, trong khuôn khổ đợt Hội nghị này, lần đầu tiên sẽ diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo nữ ASEAN dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, với sự tham dự của đại diện Lãnh đạo nữ 10 nước ASEAN và Lãnh đạo nhà nước/chính phủ các nước ASEAN với chủ đề “Vai trò của phụ nữ trong xây dựng một Cộng đồng ASEAN gắn kết, năng động, bền vững và bao trùm trong thế giới hậu COVID-19”. Đại diện cho Lãnh đạo nữ Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ tham dự và phát biểu tại Hội nghị. Về khách mời quốc tế phát biểu tại Hội nghị, dự kiến sẽ có đại diện cấp cao của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và Lãnh đạo Ngân hàng Thế giới.

Các hoạt động khác cũng được tổ chức trong khuôn khổ các HNCC lần này có Phiên đối thoại với Đại diện Hội đồng Kinh doanh Đông Á, Lễ khởi động chuỗi Logistics công nghệ cao ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh đầu tư và Kinh doanh ASEAN (ABIS).

Tại các HNCC ASEAN và với các Đối tác, các Nhà Lãnh đạo sẽ tập trung trao đổi 4 nội dung chính đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng, giữ vững đà hợp tác ASEAN, vượt qua các khó khăn, thách thức; mở rộng và làm sâu sắc quan hệ giữa ASEAN và các đối tác, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực và nâng tầm vị thế quốc tế của ASEAN; kiểm soát hiệu quả và từng bước đẩy lùi Covid-19, tích cực khắc phục hậu quả dịch bệnh và thúc đẩy phục hồi; và trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

Về văn kiện của Hội nghị, dự kiến các Nhà Lãnh đạo sẽ thông qua, ghi nhận, công bố hơn 80 văn kiện tại Hội nghị lần này. Đây là số lượng văn kiện nhiều nhất từ trước tới nay.

Trong số hơn 80 văn kiện này, đáng chú ý có các văn kiện quan trọng là đề xuất của nước Chủ tịch Việt Nam và được các nước ASEAN và các Đối tác ủng hộ như Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025, Tuyên bố Hà Nội về Tăng cường công tác xã hội hướng đến một Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng, Tuyên bố của các Nhà Lãnh đạo ASEAN+3 về Tăng cường năng lực tự cường kinh tế-tài chính trước các thách thức nổi lên; Tuyên bố của các Nhà Lãnh đạo EAS kỷ niệm 15 năm hình thành Cấp cao Đông Á và Tuyên bố EAS về Hợp tác biển bền vững.

Trong các ngày 10-11/11/2020 sẽ diễn ra các Hội nghị trù bị. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN không chính thức, Hội đồng Điều phối ASEAN lần thứ 28 và Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN lần thứ 22. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chủ trì Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN lần thứ 19 và Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trù bị.

Thu Phương

Tin cùng chuyên mục

Khốc liệt cuộc chiến giữa tác chiến điện tử Nga và UAV Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/11: Nga ‘hạ’ lính đánh thuê Ukraine ở Kursk; Ukraine phá hủy 2 xe tăng Nga

Nga ra mắt tên lửa phóng loạt mới, đối thủ đáng gờm của HIMARS Mỹ?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 2/11/2024: Chiến sự Ukraine có thể giảm nhiệt nếu ông Trump trúng cử

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 2/11: Chỉ huy Ukraine rút lui; Ukraine phá hủy 20.000 khẩu pháo Nga

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 1/11/2024: Ukraine đang 'chảy máu' dân số; Kurakhovo nguy ngập

Trốn thoát ‘ngoạn mục’ UAV phòng không của Ukraine, UAV Nga đã làm như thế nào?

Israel không kích Dải Gaza, ít nhất 46 người thiệt mạng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 1/11: Nga san phẳng Bộ Tổng tham mưu Ukraine; Kiev phá hủy hệ thống phòng không Nga

Chiến lược tiếp cận thị trường và xây dựng thương hiệu thủy sản tại Vương quốc Anh

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 31/10/2024: Ukraine tố chính Mỹ làm lộ 'kế hoạch chiến thắng'

Lý do Nga biến xe tăng ‘huyền thoại’ thành xe rà phá bom mìn

Xuất khẩu sang Anh: Giải "bài toán" thương hiệu để nâng cao thị phần

Trung Quốc dự kiến giảm 12,4% xuất khẩu nhiên liệu trong tháng 11

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 30/10/2024: Tổng thống Ukraine yêu cầu được cung cấp 'sứ giả chiến tranh'

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris đối diện thách thức lớn giữa căng thẳng Trung Đông

Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE thông tin về Hiệp định CEPA trên hãng thông tấn WAM

Hãng thông tấn Nhà nước UAE có bài nêu bật ý nghĩa chiến lược của Hiệp định CEPA

Giá gạo Tây Phi giảm sâu sau quyết định bãi bỏ thuế xuất khẩu từ Ấn Độ