Kiểm soát an toàn thực phẩm- cần các giải pháp đồng bộ |
Theo đó, trách nhiệm của cơ quan, cán bộ tiến hành kiểm tra quy định khi phát hiện có dấu hiệu hoạt động phạm tội; dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; có tố giác, tin báo về tội phạm hoặc có tin báo, phản ánh về vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm, cơ quan, đơn vị công an nhân dân được giao nhiệm vụ, thẩm quyền phải tiến hành các biện pháp theo quy định của pháp luật để xác định có hay không có dấu hiệu của tội phạm, hành vi phạm tội, hành vi vi phạm hành chính và chủ động, kịp thời đấu tranh, ngăn chặn, xử lý.
Tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường, an toàn thực phẩm |
Người quyết định kiểm tra phải xem xét đầy đủ căn cứ theo quy định của pháp luật khi ra quyết định kiểm tra; chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật và lãnh đạo cấp trên.
Dự thảo cũng quy định rõ người thực hiện quyết định kiểm tra phải thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao và nội dung quyết định kiểm tra; chấp hành đúng quy định về chế độ thông tin, báo cáo trong công an nhân dân, không được cung cấp cho người không có trách nhiệm thông tin, tài liệu liên quan đến các nội dung, hoạt động kiểm tra.
Không lợi dụng việc kiểm tra để sách nhiễu, vụ lợi, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân; giải thích để đối tượng kiểm tra, người sở hữu, người quản lý đối tượng kiểm tra hiểu đúng và chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến việc kiểm tra khi có yêu cầu; thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, góp phần nâng cao tính chủ động, hiệu quả phòng ngừa, đấu tranh, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm…