Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Kiểm soát an toàn thực phẩm- cần các giải pháp đồng bộ

Hôm nay (5/6), Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) giai đoạn 2011-2016. 
Kiểm soát an toàn thực phẩm- cần các giải pháp đồng bộ
Toàn cảnh phiên thảo luận tại Hội trường về ATTP

Những kết quả tích cực

Trình bày Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016, Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết, đến nay, việc chỉ đạo điều hành của Chính phủ, các bộ, UBND các cấp về ATTP đã được tăng cường, tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động QLNN về ATTP. Hoạt động của các Ban chỉ đạo liên ngành đã được tăng cường cả ở Trung ương và địa phương. Nội dung hoạt động có nhiều sự đổi mới, tập trung vào thanh tra, kiểm tra liên ngành, xử lý sự cố ATTP, giải quyết các vướng mắc trong phân công, phân cấp quản lý ATTP. Nhiều vấn đề vướng mắc trong quản lý ATTP đã được tháo gỡ, nhiều vụ vi phạm pháp luật về ATTP được phát hiện, xử lý kịp thời.

Kiểm soát an toàn thực phẩm- cần các giải pháp đồng bộ
Ông Phan Xuân Dũng- Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội

Với từng ngành hàng, công tác quản lý ATTP trong sản xuất rau, quả tươi sống, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm có nhiều tiến bộ, bước đầu đã có mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo chuỗi. Theo đó, trong sản xuất, kinh doanh rau, quả tươi sống, cả nước đã có 23.076 cơ sở sản xuất kinh doanh rau, quả tươi sống, với lượng sản xuất 3,9 triệu tấn rau, quả mỗi năm; đã có 43 tỉnh có quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn với diện tích quy hoạch đến năm 2020 là 120.870ha (chiếm 14,7% diện tích rau cả nước); có 1.530 cơ sở sản xuất rau áp dụng theo các tiêu chuẩn GAP với diện tích khoảng 12.687ha, bằng 1,54% diện tích rau cả nước; số cơ sở sản xuất, kinh doanh rau quả an toàn được cấp chứng nhận đủ điều kiện ATTP là 57%.

Trong chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện SXKD sản phẩm thịt đạt 43% trên tổng số 15.388 cơ sở thuộc diện phải cấp giấy và chiếm 20,8% trên tổng số cơ sở chăn nuôi; số lượng cơ sở triển khai tổ chức áp dụng quy trình thực hành tốt trong chăn nuôi là trên 11.230 hộ, đã có trên 100 trang trại chăn nuôi đã được công nhận an toàn dịch bệnh. Đã có nhiều mô hình chăn nuôi, giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm theo chuỗi khép kín, đầu tư hệ thống chuồng, trại hiện đại, đệm sinh học, hầm biogas để cải thiện điều kiện chăn nuôi và xử lý ô nhiễm môi trường...

Trong nuôi trồng, đánh bắt, khai thác, chế biến thủy sản, tỷ lệ cơ sở nuôi trồng thủy sản năm 2015 được kiểm tra đạt yêu cầu là 89,1%, tăng so năm 2013 (66%); đến tháng 11/2016 đã cấp được 201 giấy chứng nhận VietGAP cho 350 cơ sở nuôi tôm, cá tra, rô phi…; ngày càng nhiều doanh nghiệp áp dụng quy phạm thực hành nuôi tốt, có công nghệ siêu thâm canh trong hệ nuôi tuần hoàn khép kín, nuôi trồng thủy sản bảo đảm kiểm soát dịch bệnh, hạn chế sử dụng kháng sinh, chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi.

Công tác quản lý an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã có nhiều chuyển biến tích cực. Số lượng thực phẩm xuất khẩu, nhập khẩu tăng, thị trường được mở rộng. Do kiểm soát tốt chất lượng, ATTP nên nông sản, thực phẩm Việt Nam đã có mặt trên 160 nước, trong đó có các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật, Canada, Hàn Quốc… Nhiều loại nông sản như: gạo, chè, cà phê, hạt tiêu... của Việt Nam đã đứng vào tốp đầu trong các nước xuất khẩu trên thế giới.

Việc kiểm nghiệm thực phẩm, kiểm soát các nguy cơ gây mất ATTP có nhiều tiến bộ. Số lượng cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện SXKD thực phẩm chiếm 61%, tăng gấp 6 lần so với giai đoạn 2006 - 2008. Cả nước có 519 mô hình điểm chuỗi cung ứng nông, thủy sản an toàn, trong đó có 224 chuỗi được giám sát, xác nhận sản phẩm được kiểm soát ATTP làm cơ sở cho việc nhân rộng trong thời gian tới.

Đối với thực phẩm chế biến công nghiệp, do được đầu tư và kiểm tra thường xuyên nên ATTP được bảo đảm, có chất lượng cao. Nhiều nhà máy và cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản đã áp dụng công nghệ chế biến hiện đại, áp dụng hệ thống quản lý theo HACCP, ISO 22000; riêng chế biến thuỷ sản hiện có 645 cơ sở đạt quy chuẩn của Việt Nam, áp dụng HACCP phục vụ cho xuất khẩu trực tiếp vào EU, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Kiểm soát an toàn thực phẩm- cần các giải pháp đồng bộ
Đại biểu Nguyễn Hoàng Mai (Tiền Giang) tham gia thảo luận

Đồng bộ giải pháp đảm bảo ATTP

Đồng tình với những kết quả được UBTVQH đưa ra, nhưng cũng không ít ý kiến của các đại biểu cho rằng, cần nhiều giải pháp hơn nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động QLNN về ATTP.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Mai – đoàn Tiền Giang cho rằng, ATTP không phải là vấn đề mới phát sinh mà đã được lên tiếng nhiều năm nay. Nhiều hoạt động đẩy mạnh hiệu quả QLNN về ATTP đã được triển khai nhưng hiệu quả thu được chưa cao. Hàng chục nghìn vụ ngộ độc về mất an toàn thực phẩm đã diễn ra những năm vừa qua, hàng loạt bệnh phát sinh từ tích tụ thực phẩm không an toàn ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân.

Để nâng cao hiệu quả QLNN về vấn đề ATTP, theo đại biểu, cần thiết lập đường dây nóng với đầu số dễ nhớ để người dân phản ánh về những vụ việc mất ATTP. Bên cạnh đó, cần tăng cường kiểm soát chặt chất xả thải từ các khu công nghiệp, khu sản xuất tập trung. Các tỉnh, thành phố cần nghiêm túc xem xét đưa tiêu chí ATTP là một tiêu chí bắt buộc khi xây dựng nông thôn mới.

Đại biểu Dương Minh Ánh – đoàn Hà Nội cho rằng, để có được sản phẩm rau quả tươi sống, thực phẩm an toàn thì nguồn nước, nguồn không khí, đất trồng phải sạch. Nhưng hiện nay, nước từ sông Đáy, sông Nhuệ ô nhiễm nên đã ảnh hưởng đến việc trồng trọt, chăn nuôi của các tỉnh ven 2 con sông này. Do đó, các cơ quan chức năng cần có các giải pháp “cứu” các con sông, từ đó đảm bảo cuộc sống cho 12 triệu người dân sống ven sông.

Bên cạnh đó, đại biểu Dương Minh Ánh cho rằng, nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ rượu tự nấu, rượu truyền thống hiện nay có nơi đã đến mức báo động đỏ. Theo thống kê, 80% rượu tiêu thụ trên thị trường không có nhãn mác và không kiểm soát được chất lượng, sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ, giống nòi của người Việt Nam. Vì vậy, cần tăng chế tài xử phạt đối với cơ sở, cá nhân vi phạm; sửa Luật ATTP thành xử lý hình sự mới đủ sức răn đe.

Bên hành lang Quốc hội, trao đổi với báo chí, đại biểu Lưu Thành Công – đoàn Vĩnh Long cho rằng, thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương đã rất tập trung cho công tác thực hiện ATTP, bước đầu đã có những chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế xung quanh lĩnh vực này. Đơn cử, công tác tuyên truyền dù thực hiện nhiều nhưng mới chỉ tuyên truyền trên bình diện rộng, chưa đi vào chiều sâu, nên vì lợi nhuận vẫn còn một số hộ kinh doanh, cá nhân đưa thực phẩm bẩn vào thị trường tiêu thụ. Quan trọng hơn, trang thiết bị phục vụ cho ATTP còn rất thiếu và một số văn bản quy định của Chính phủ xung quanh lĩnh vực này còn chưa bao quát hết.

Do vậy, trong thời gian tới, để kiểm soát ATTP, cần hoàn thiện được bộ tiêu chí đánh giá, kiểm tra các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, các chợ nông sản ở địa phương vì lĩnh vực này còn đang bỏ ngỏ. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm, đạo đức của người sản xuất kinh doanh gắn với việc tuân thủ pháp luật. Đặc biệt, Chính phủ cần có hỗ trợ tín dụng cho khâu sản xuất lớn, liên kết theo chuỗi sản xuất để có thể kiểm tra vấn đề ATTP một cách hiệu quả nhất.

Phương Lan - Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Chương trình "Hồ Chí Minh-Hành trình khát vọng 2024".
Thủ tướng phân công 4 Phó Thủ tướng theo dõi, giải quyết kiến nghị của Quảng Trị

Thủ tướng phân công 4 Phó Thủ tướng theo dõi, giải quyết kiến nghị của Quảng Trị

Văn phòng Chính phủ ra văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về việc xử lý kiến nghị của Quảng Trị tại buổi làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Ký, Bùi Văn Cường

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Ký, Bùi Văn Cường

Ngày 15/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu

Chiều 15/11 Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu trên toàn quốc nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn bao lâu?

Quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn bao lâu?

Việc quy định thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản, bảo đảm thuận lợi cho khai thác khoáng sản nhưng cũng cần tính toán giảm thiểu các tác động.

Tin cùng chuyên mục

Đa dạng hoạt động nhân Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đa dạng hoạt động nhân Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Những tháng cuối năm dự kiến sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20, thăm chính thức Dominica: Củng cố, thúc đẩy hợp tác với các đối tác

Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20, thăm chính thức Dominica: Củng cố, thúc đẩy hợp tác với các đối tác

Việc Thủ tướng tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Dominica sẽ là động lực để Việt Nam củng cố và thúc đẩy hợp tác với các đối tác.
Tăng mức phân bổ từ nguồn thu bảo hiểm y tế để chi cho khám chữa bệnh

Tăng mức phân bổ từ nguồn thu bảo hiểm y tế để chi cho khám chữa bệnh

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế quy định tăng mức phân bổ từ nguồn thu BHYT để chi cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lên 92%.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phấn đấu phát triển ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phấn đấu phát triển ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở châu Á

Hải Phòng cần phấn đấu phát triển thành phố ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở châu Á, là thành phố cảng quốc tế hiện đại, đi đầu cả nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Dominica từ 16 - 21/11.
Luật Đầu tư công (sửa đổi): Phân cấp mạnh mẽ trong quản lý đầu tư công

Luật Đầu tư công (sửa đổi): Phân cấp mạnh mẽ trong quản lý đầu tư công

Việc nâng quy mô vốn đầu tư công đối với dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng (gấp 3 lần) nhằm phân cấp mạnh mẽ hơn trong quản lý đầu tư công.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ trong triển khai thực hiện Đề án 06

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ trong triển khai thực hiện Đề án 06

Các bộ, ngành địa phương cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, đẩy nhanh tiến độ, tiếp tục tạo bước chuyển biến căn bản trong triển khai thực hiện Đề án 06.
Cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).
Bàn giải pháp thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, xã hội số

Bàn giải pháp thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, xã hội số

Cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, chuyên gia đầu ngành chia sẻ, thảo luận những giải pháp đột pháp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số, xã hội số.
Thủ tướng chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Lạng Sơn

Thủ tướng chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Lạng Sơn

Sáng 14/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại khu dân cư 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
Thông qua sáp nhập cấp huyện, xã tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh

Thông qua sáp nhập cấp huyện, xã tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh

Ngày 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua sáp nhập cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gỡ khó cho 2 dự án tỷ USD ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gỡ khó cho 2 dự án tỷ USD ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác của Trung ương đã trực tiếp làm việc với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và 2 doanh nghiệp hàng đầu trong ngành hóa dầu.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II, tại tỉnh Bình Dương.
Chủ tịch Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ngày 14/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Sáng ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng

Ngày 13/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì cuộc làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng.
Phấn đấu đến năm 2030 có 100% các Cục, Tổng cục thuộc ngành Công Thương có tổ chức pháp chế

Phấn đấu đến năm 2030 có 100% các Cục, Tổng cục thuộc ngành Công Thương có tổ chức pháp chế

Đây là mục tiêu của Đề án củng cố, kiện toàn bộ máy, nhân lực, chức năng, nhiệm vụ và chế độ, chính sách của các tổ chức pháp chế ngành Công Thương đến năm 2030
Đề xuất mới về nhận chuyển quyền sử dụng đất cho dự án nhà ở thương mại

Đề xuất mới về nhận chuyển quyền sử dụng đất cho dự án nhà ở thương mại

Cần mở rộng điều kiện được nhận chuyển quyền sử dụng các loại đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại, góp phần hạn chế khiếu kiện của người dân.
Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Việc đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ mang lại những lợi ích lớn cho nền kinh tế, tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh

Tối 12/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân liên địa bàn dân cư phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động