Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Kết nối thị trường cho sản phẩm đặc trưng vùng miền

Cùng với việc đẩy mạnh kết nối thị trường, xúc tiến thương mại, thì mỗi sản phẩm đặc trưng vùng miền nên có câu chuyện riêng để tạo điểm nhấn, tạo sự khác biệt so với các sản phẩm đồng dạng khác, từ đó, sẽ tạo và tăng cảm xúc mua hàng của khách hàng. Đây sẽ là những giải pháp quan trọng giúp sản phẩm đặc trưng vùng miền có chỗ đứng vững chắc tại thị trường trong nước và vươn ra thế giới.    

Chiều ngày 26/9, tại Hà Nội, Vụ Thị trường trong nước, Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội thảo “Thương mại kết nối thị trường cho sản phẩm đặc trưng vùng miền và Giao thương tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn năm 2019” thuộc Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo theo Quyết định 964/QĐ-TTg ngày 30/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 19 (AgroViet 2019).

ket noi thi truong cho san pham dac trung vung mien

Mỗi địa phương, một cách làm

Quảng Ninh được biết đến là địa phương đi đầu trong việc xây dựng, triển khai Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP), chia sẻ cơ hội và thách thức cho sản phẩm vùng miền, ông Lê Hồng Giang - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh - cho hay, từ năm 2013 với 48 sản phẩm và 40 đơn vị tham gia thì đến tháng 9/2019 đã có 164 đơn vị và 412 sản phẩm OCOP, 196 sản phẩm đạt sao. Đây là những đặc sản có thế mạnh, mang thương hiệu của tỉnh Quảng Ninh, là món quà đặc trưng vùng miền cho khách du lịch, sản phẩm tin cậy của người dân, là nguồn hàng để xúc tiến thương mại trong tỉnh và xuất khẩu tại chỗ, hạn chế hàng hóa không rõ nguồn gốc... Chương trình OCOP thực sự đã mang lại hiệu quả rõ nét, phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Để Chương trình OCOP tại địa phương đạt hiệu quả cao, ông Lê Hồng Giang cho hay, Quảng Ninh đã xóa bỏ rào cản về khoảng cách địa lý, tạo cơ hội để sản phẩm vươn xa, phát triển hạ tầng giao thông, thương mại để mở ra những đường mới cho sản phẩm. Bên cạnh đó, Quảng Ninh quan tâm, chú trọng công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu quảng bá các sản phẩm OCOP, các sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng của địa phương rộng rãi trên nhiều thị trường. Hình thành hệ thống chuỗi 29 trung tâm, cửa hàng, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn toàn tỉnh. Tổ chức từ 2-3 hội chợ OCOP thường niên cấp tỉnh hàng năm… Tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương và các tỉnh, thành phố tổ chức… Đáng chú ý, cơ chế chính sách xúc tiến thương mại được tỉnh đặc biệt quan tâm như: Nghị quyết số 148 ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ tham gia các chương trình xúc tiến thương mại…

Đồng bào dân tộc thiểu số Bắc Kạn chiếm 86% tổng dân số địa phương, hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Để hỗ trợ cho người dân nâng cao năng lực, hoàn thiện sản phẩm, bà Nguyễn Thị Thu - Phó Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo tỉnh Bắc Kạn - cho biết, tỉnh đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, trong đó có việc triển khai chương trình OCOP. Đến nay, đã có 56 tổ chức cá nhân tham gia với 76 sản phẩm đăng ký, trong đó có 32 sản phẩm đã được gắn sao. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã tổ chức nhiều hoạt động kết nối, tham gia các hoạt động trong tỉnh và các tỉnh bạn. Phát triển du lịch sinh thái.... Thu nhập của các tổ chức kinh tế và bà con nơi đây tăng từ 1,5 - 2 lần.

Bên cạnh những cơ hội, các sản phẩm OCOP còn đối mặt với nhiều thách thức. Các địa phương cho biết, sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường trong thời kỳ mở cửa yêu cầu các sản phẩm vừa phải giữ được những nét đặc trưng riêng vừa phải không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp không chỉ chú trọng khâu sản xuất và phải cực kỳ nhạy bén khâu tìm hiểu thị trường, marketing sản phẩm…. Sản phẩm vẫn còn thiếu sự phong phú, đa dạng, mẫu mã, bao bì còn đơn giản....

ket noi thi truong cho san pham dac trung vung mien
Mỗi sản phẩm đặc trưng vùng miền nên có câu chuyện riêng để tạo điểm nhấn, tạo sự khác biệt so với các sản phẩm đồng dạng khác

Xây dựng “Câu chuyện sản phẩm”

Tại hội thảo, các chuyên gia, doanh nghiệp đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, khó khăn trở ngại trong quá trình phát triển sản phẩm đặc trưng vùng miền; các chính sách hỗ trợ từ cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, đưa ra những yêu cầu từ thị trường đối với các sản phẩm đặc trưng vùng miền, một số biện pháp nhằm phát triển thương hiệu đặc sản, kết nối thương mại cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất, hợp tác xã…

Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), hiện toàn quốc có trên 800 sản phẩm nông, lâm thủy sản có uy tín phân bổ trên 720 địa phương khác nhau. Tuy nhiên, mới có khoảng hơn 60 sản phẩm nông sản đăng ký bảo hộ thành công dưới dạng “chỉ dẫn địa lý” và khoảng 160 nhãn hiệu được đăng ký xác lập quyền và được bảo hộ pháp lý cho các đặc sản trên.

Chia sẻ những yêu cầu từ thị trường với các sản phẩm đặc trưng vùng miền, ông Vũ Hòa - Giám đốc chuỗi cửa hàng Đồng Quê - cho hay, để sản phẩm đặc trưng vùng miền có thể tiếp cận các kênh phân phối, cần những yêu cầu về đủ giấy chứng nhận, cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, có chứng nhận công bố phù hợp an toàn thực phẩm do Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp. Bên cạnh đó, thông tin trên nhãn bao bì phải ghi rõ thành phần, tỷ lệ phối trộn, hướng dẫn sử dụng, có mã truy xuất nguồn gốc…

Ông Vũ Hòa cho rằng, mỗi sản phẩm đặc trưng vùng miền nên có câu chuyện riêng để tạo điểm nhấn, tạo sự khác biệt so với các sản phẩm đồng dạng khác, từ đó, sẽ tạo và tăng cảm xúc mua hàng của khác hàng. “Câu chuyện sản phẩm” nên viết thật ngắn gọn, phải gắn liền với nét đặc trưng nổi bật của vùng miền đó về văn hóa, ẩm thực, hoặc nguồn gốc ra đời. Nghệ thuật thiết kế bao bì và đóng gói sản phẩm đặc trưng vùng, miền cũng là vấn đề mà các địa phương, doanh nghiệp cần chú ý đến. “Thiết kế bao bì cho sản phẩm đặc trưng vùng miền nên gắn với nét văn hóa của dân tộc, vùng miền đó để tạo cảm xúc tò mò, trải nghiệm đối với khách hàng. Thiết kế bao bì không nên quá nhiều màu sắc, điều quan trọng là phải làm nổi bật được thông điệp muốn truyền tải tới khách hàng”, ông Vũ Hòa nhấn mạnh.

Tại Hội thảo, các vấn đề logistics, liên kết cũng được các đại biểu đưa ra thảo luận. Theo đó, các đơn vị sản xuất nên liên kết lại với nhau để sử dụng chung dịch vụ, có như vậy sẽ tích kiệm chi phí. Thành lập “Liên minh các nhà cung cấp thực phẩm an toàn” để tạo sức mạnh cạnh tranh lành mạnh cũng được các chuyên gia khuyến nghị.

Trong khuôn khổ của Hội thảo đã diễn ra lễ kết giao thương kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn giữa các doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách Công Thương (Bộ Công Thương): Chương trình OCOP bên cạnh việc tạo cơ hội cho người sản xuất tiêu thụ sản phẩm còn đưa ra các yêu cầu từ thị trường với các sản phẩm đặc trưng vùng miền. Đồng thời, xây dựng và phát triển thương hiệu Việt.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Thái Nguyên: Chủ động giải quyết những khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên: Chủ động giải quyết những khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Nam: Ủng hộ hơn 361 triệu đồng đấu giá sâm Ngọc Linh để xóa nhà tạm

Quảng Nam: Ủng hộ hơn 361 triệu đồng đấu giá sâm Ngọc Linh để xóa nhà tạm

Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc

Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc

Đặc sắc lễ hội văn hóa Cơ Tu tại Đà Nẵng

Đặc sắc lễ hội văn hóa Cơ Tu tại Đà Nẵng

Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt

Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt

Người phụ nữ đam mê

Người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hoá Thái

Xem thêm