Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Khai thác dầu khí xuất hiện thách thức mới

Khép lại một năm nhiều thắng lợi, khai thác dầu khí đạt nhiều thành tích, nhưng cũng xuất hiện những thách thức trong giai đoạn tới.
Năm 2023: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nộp ngân sách tương đương 9% tổng thu cả nước Ngành dầu khí 2024: Cơ hội đến từ các dự án thượng nguồn và điện khí LNG
Khai thác dầu khí xuất hiện thách thức mới
Năm 2023, khai thác dầu khí đạt nhiều thành tích, nhưng cũng xuất hiện những thách thức trong giai đoạn tới

Khép lại một năm nhiều thắng lợi

Năm 2023, ngành dầu khí lại có niềm vui với 2 phát hiện mới từ giếng khoan Hà Mã Vàng (Lô 16-2) và giếng khoan Bunga Lavatera-1 (Lô PM3-CAA).

Các doanh nghiệp khai thác dầu khí tiếp tục gặt hái được những thành tích vượt bậc, đóng góp không nhỏ vào thành tích chung của Petrovietnam.

Cụ thể, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (VSP) đã đạt tổng doanh thu khoảng 54.200 tỷ đồng, vượt 48% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế khoảng 19.500 tỷ đồng, vượt 86% kế hoạch năm; nộp ngân sách nhà nước ước đạt 28.300 tỷ đồng, vượt 73% kế hoạch năm.

Đáng chú ý, hệ số bù trữ lượng của Vietsovpetro đạt 1,39 lần, đảm bảo phát triển cho doanh nghiệp trong giai đoạn tới.

Tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí (PVEP), việc về đích chỉ tiêu sản lượng với dầu trước kế hoạch 41 ngày và sản lượng khí sớm hơn 65 ngày khiến các chỉ tiêu tài chính rất thuận lợi.

Cụ thể, tổng doanh thu của PVEP đạt 41.500 tỷ đồng, vượt 46% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế ước đạt 11.600 tỷ đồng, vượt 2,4 lần kế hoạch năm; nộp ngân sách ước đạt 18.100 tỷ đồng, vượt 59% kế hoạch năm.

Năm 2023, ngành dầu khí đã khai thác được 10,41 triệu tấn dầu (trong đó có 1,78 triệu tấn được khai thác ở nước ngoài), thấp hơn con số 10,84 triệu tấn dầu khai thác được trong năm 2022. Kế hoạch cho năm 2024 là khai thác 8,2 triệu tấn dầu.

Ở Công ty Điều hành dầu khí Biển Đông (BIENDONG POC), sản lượng khí đạt 100% kế hoạch, sản lượng khai thác khí ngưng tụ (condensate) hoàn thành trước kế hoạch tới 120 ngày. Cộng thêm việc đơn giá khí và condensate trung bình cho cả năm 2023 là 4,96 USD/mmBtu và 85 USD/thùng, cao hơn so với đơn giá kế hoạch là 4,84 USD/mmBtu và 75 USD/thùng, cũng đem lại những thành công lớn.

Tổng doanh thu của BIENDONG POC đạt khoảng 10.000 tỷ đồng, vượt 14% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 6.300 tỷ đồng, vượt 9% kế hoạch năm; nộp ngân sách nhà nước ước khoảng 4.600 tỷ đồng, vượt 17% kế hoạch năm.

Liên doanh Rusvietpetro (RVP) năm 2023 cũng có sản lượng khai thác dầu 3 triệu tấn, trong đó phần của phía Việt Nam chiếm 49%, nên cổ tức nộp về Petrovietnam vào khoảng 60 triệu USD.

Cũng tính đến ngày 30/11/2023, tổng số tiền chuyển ra nước ngoài để góp vốn vào RVP theo hình thức góp vốn điều lệ và ký hợp đồng nhận nợ là 533,22 triệu USD; tổng số tiền chuyển về nước từ cổ tức được chia, thu hồi nợ gốc và lãi theo các hợp đồng nhận nợ là 1,389 tỷ USD. Như vậy, phía Việt Nam đã có lợi nhuận 855,78 triệu USD.

Ở mảng khí, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) đạt lợi nhuận sau thuế hợp nhất khoảng 11.600 tỷ đồng, vượt 77% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ - PVGas đạt 14.200 tỷ đồng, vượt 78% kế hoạch năm. Nộp ngân sách nhà nước trên 6.200 tỷ đồng, vượt 59% kế hoạch năm.

Nhận diện thách thức thời gian tới

Trong năm 2023, ngành dầu khí lặp lại việc có 2 phát hiện dầu khí mới, giống như năm 2018. Các năm 2019, 2020, 2021 đều chỉ có 1 phát hiện dầu khí mới, riêng năm 2022 không có phát hiện nào.

Việc không có nhiều phát hiện dầu khí mới cũng đặt ra những thách thức mà Petrovietnam phải đương đầu khi khai thác dầu khí vẫn là lĩnh vực đầu tiên và chính yếu của Tập đoàn.

Báo cáo tổng kết năm 2023, Petrovietnam đã nêu những thách thức mà ngành phải đối mặt trong hoạt động khai thác dầu khí. Đó là các mỏ dầu khí lớn ở khu vực truyền thống đã qua thời kỳ khai thác ổn định và đang trên đà suy giảm sản lượng tự nhiên; các lô/mỏ nhận lại từ nhà thầu nước ngoài (Lô 01/97 & 02/97 và Lô 01/17 & 02/17) vẫn chưa có cơ chế điều hành.

Nếu đầu tư cho tìm kiếm thăm dò, gia tăng trữ lượng ở trong nước gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn và trình tự, thủ tục đầu tư, thì việc tìm kiếm, triển khai các dự án dầu khí tốt ở nước ngoài cũng ngày càng khó khăn.

Trong khi đó, có những đề xuất từ năm 2021 - 2022 về đầu tư khoan đan dày, khoan cắt thân, tái hoàn thiện giếng, phê duyệt bắn vỉa và đưa vào khai thác các vỉa, phụ vỉa mới tại một số lô/mỏ dầu khí cũng chưa được chấp thuận, dẫn đến không gia tăng được sản lượng khai thác từ các lô này.

Cũng bởi các năm qua do không ký thêm được hợp đồng dầu khí nên số lượng giếng khoan tìm kiếm thăm dò và thẩm lượng chỉ đạt 1/2 yêu cầu.

Việc gia tăng trữ lượng bù cho trữ lượng đã khai thác vì thế cũng không đạt như mong muốn và không đưa được các mỏ mới vào khai thác.

Câu chuyện không được phép trích lập quỹ tìm kiếm thăm dò cũng khiến Petrovietnam lo ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển lĩnh vực cốt lõi (tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí) của Tập đoàn.

Đánh giá của Tổng công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí cũng cho hay, năm 2024, thị trường sẽ có những khó khăn mới như nhu cầu tiêu thụ khí thấp, không ổn định tại các dự án lớn như Lô PM3CAA, Lô 15-1; giàn khoan, phương tiện nổi khan hiếm, giá cao.

Đáng chú ý là các dự án thăm dò khó triển khai do không còn nguồn kết dư quỹ tìm kiếm thăm dò của Tập đoàn, tiềm năng dầu khí còn nhiều rủi ro; chuỗi cung ứng dịch vụ đang trên đà tăng giá. Việc phát triển dự án mới, cũng như tìm ra các mỏ mới hạn chế và cơ hội thấp.

Năm 2023, hệ số bù trữ lượng dầu khí (giữa gia tăng trữ lượng dầu khí và sản lượng khai thác ở trong nước) đạt 0,81 lần, được cho là mức cao thứ hai kể từ năm 2016 trở lại đây và cao hơn mức trung bình của giai đoạn 2016 - 2023 (0,66 lần), nhưng vẫn chưa đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của Tập đoàn trong những năm tới.

Bên cạnh đó, xu thế chuyển dịch năng lượng đang diễn ra một cách mạnh mẽ, tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ, tiêu thụ các sản phẩm năng lượng truyền thống không thuận lợi.

“Thị trường dầu mỏ tương lai sẽ đối mặt với những thách thức lớn trong bối cảnh các quốc gia đang nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính và chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch. Điều này có thể dẫn đến nhu cầu dầu mỏ và giá dầu giảm, nhiều biến động khó dự báo. Đơn cử, giá dầu đã biến động mạnh và giảm vào cuối năm, từ 91 USD/thùng hồi tháng 10/2023, xuống mức 76 USD/thùng tại thời điểm ngày 13/12/2023.

Bước sang năm 2024, Petrovietnam đánh giá, sản lượng khai thác của các mỏ hiện tại suy giảm tự nhiên 10-15% so với năm 2023. Các dự án phát triển mỏ mới chủ yếu là mỏ khí, việc đầu tư dự án gặp nhiều khó khăn, chậm tiến độ.

Theo baodautu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Chiều 21/11, tại Bộ Công Thương, Vụ Thị trường trong nước có buổi làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ (DDGS) về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học.
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đợt 2 được Quốc hội thông qua ngày 21/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào 30/11.
Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), vào tháng 9, Nga lần đầu trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU) kể từ mùa xuân năm 2022.
Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Ngày mai (22/11), tại TP. Cần Thơ, sẽ diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo.
Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Mua bán lòng vòng gây đội chi phí, thu lợi bất chính, vi phạm pháp luật nghiêm trọng…Những góc khuất này của kinh doanh xăng dầu cần được nhìn nhận, xử lý.

Tin cùng chuyên mục

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Với lượng điện tiết kiệm mỗi năm lên đến 556.883 kWh, năm 2023, Nhà máy bia Heineken Việt Nam-Hà Nội được trao danh hiệu Cơ sở sử dụng năng lượng xanh 4 sao.
Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom thông báo, tiếp tục cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua Ukraine với khối lượng 42,4 triệu m3.
Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Dù được phân phối gần 10 năm nay, nhiên liệu sinh học RON 92 E5 vẫn chưa được nhiều chủ sở hữu phương tiện sử dụng vì chưa hiểu rõ về loại xăng này.
Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 5)

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 5)

Trước tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện, các nước đều có những cơ chế đặc thù. Luật Điện lực (sửa đổi) của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra bước phát triển mới.
Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Các nước châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt của Nga vì rẻ hơn khi mua từ các nhà cung cấp khác và nguồn cung cấp đáng tin cậy hơn.
Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Nhà điều hành mạng lưới khí đốt của Slovakia cho biết, họ tiếp tục nhận khí đốt từ Nga trong bối cảnh có thông tin cho rằng nguồn cung khí đốt cho Áo bị cắt.
Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Công ty Điện lực Lào Cai đã hoàn thành công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu và thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc.
Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 2)

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 2)

Sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế, tháo gỡ các vướng mắc, phát triển nguồn, lưới điện, tạo bệ phóng vững chắc phát triển kinh tế - xã hội.
Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Ứng dụng thiết bị bay không người lái (UAV) và công nghệ lidar trong công tác quản lý vận hành đường dây đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu mang tính định hướng chiến lược về sửa đổi Luật Điện lực, tháo gỡ điểm nghẽn lớn cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
PC Lào Cai:

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã chính thức đóng điện công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.
PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Công ty Điện lực Đắk Nông (PC Đắk Nông) triển khai giải pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế địa phương những tháng cuối năm 2024.
Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Ứng dụng thiết bị bay không người lái và ứng dụng công nghệ lidar trong công tác quản lý vận hành đường dây truyền tải đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành 2 quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV trên địa bàn.
Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Nhờ phát triển lưới điện thông minh và chuyển đổi số toàn diện, ngành điện TP. Hồ Chí Minh đạt được nhiều kết quả nổi bật trong tất cả các mặt hoạt động.
Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Theo Ban Quản lý dự án Điện 2 (EVNPMB2), các dự án thành phần tại Trung tâm Điện lực Quảng Trạch vẫn còn một số vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

Ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về kế hoạch cung ứng điện năm 2025.
EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

EVNCPC triển khai ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’ với các hoạt động phong phú, thiết thực để tri ân chân thành, sâu sắc đến khách hàng sử dụng điện.
Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Để cung cấp điện năm 2025, các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương đã xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng phụ tải.
Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Sáng ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động