Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Kiểm toán nhà nước: Cải thiện “sức khoẻ” cho doanh nghiệp

Hoạt động kiểm toán giúp doanh nghiệp nhà nước cải thiện “sức khỏe”, đồng thời đưa giải pháp để doanh nghiệp hoạt động trong môi trường lành mạnh hơn.
Nâng cao chất lượng kết luận, kiến nghị kiểm toán Chương trình hỗ trợ lãi suất nhằm phục hồi kinh tế không đạt mục tiêu đề ra Kiểm toán nhà nước kiến nghị xử lý tài chính 167 tỷ đồng

Giúp doanh nghiệp nhận diện và khắc phục bất cập

Theo ông Trần Văn Hảo, Kiểm toán trưởng, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VI, doanh nghiệp nhà nước chiếm vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế. Do đó, việc quản lý, bố trí nguồn lực tài chính của doanh nghiệp nhà nước là hết sức quan trọng. Kết quả kiểm toán cho thấy, phần lớn các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã làm ăn có lãi và phát huy được vai trò dẫn dắt các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực như: Năng lượng, viễn thông, chuyển đổi số.

Trong bố trí quản lý vốn, các doanh nghiệp nhà nước đã cơ bản đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao. Đội ngũ quản lý của các doanh nghiệp được đào tạo bài bản và trình độ quản lý ngày càng tăng lên. Các doanh nghiệp đã phát huy được nguồn lực trong những giai đoạn khó khăn như dịch bệnh Covid-19 hay trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt, nhất là khi quy mô vốn của các doanh nghiệp nước còn khiêm tốn so với doanh nghiệp trên thế giới.

Kiểm toán nhà nước: Cải thiện “sức khoẻ” cho doanh nghiệp
Ông Trần Văn Hảo, Kiểm toán trưởng, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VI

Tuy nhiên, theo ông Hảo, bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả và quản lý, bố trí vốn tốt thì không ít các doanh nghiệp quản lý vốn còn lỏng lẻo; một số lĩnh vực còn “hổng”, việc thực hiện quy định pháp luật cũng chưa đầy đủ, từ đó dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao, thậm chí thua lỗ.

“Biểu hiện là một số dự án đầu tư có nguy cơ gây thất thoát hoặc một số khoản đầu tư ra bên ngoài ngành không hiệu quả, thậm chí có nguy cơ mất vốn, thua lỗ” - ông Hào cho hay.

Bên cạnh đó, nguồn lực đất đai tại một số doanh nghiệp nhà nước cũng chưa được quản lý tốt. Nhiều diện tích đất còn để trống hoặc bị lấn chiếm, tranh chấp. Hơn nữa, một số cán bộ quản lý chưa xứng tầm với vị thế, quản lý kinh tế lỏng lẻo và dẫn đến các vi phạm pháp luật.

“Những tồn tại này đã ảnh hưởng đến việc quản lý nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước và ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp nhà nước” - Kiểm toán trưởng, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VI nhận định.

Theo ông Hào, mục tiêu tối thượng của hoạt động Kiểm toán nhà nước là tất cả vì nền tài chính quốc gia minh bạch và bền vững. Vì vậy, trong hoạt động của Kiểm toán nhà nước nói chung và trong lĩnh vực kiểm toán doanh nghiệp nhà nước nói riêng thì mục tiêu trước hết là các doanh nghiệp cũng như chủ sở hữu phải thấy được “sức khỏe” của doanh nghiệp mình, cũng như các cơ quan quản lý nhà nước thấy được các điểm nghẽn, các bất cập của cơ chế, chính sách cần phải hoàn thiện.

“Trong các mục tiêu kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, ngoài xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các báo cáo tài chính, báo cáo đầu tư hay cung cấp các tài liệu, số liệu cho các cơ quan quản lý nhà nước thì có một mục tiêu rất rõ ràng đó là kiến nghị đối với các đơn vị chấn chỉnh các tồn tại, sai sót hay các vấn đề chưa hoàn thiện trong quản lý tài chính, tài sản của mình. Đồng thời, Kiểm toán nhà nước cung cấp thông tin và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện cơ chế, chính sách; kịp thời phát hiện các hành vi tham nhũng, lãng phí, thất thoát để ngăn chặn kịp thời và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật” - ông Hào cho hay.

Kiểm toán trưởng, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VI cho biết thêm, thời gian qua, tất cả báo cáo kiểm toán ngoài việc chỉ rõ những nội dung mà doanh nghiệp làm được, thì cũng chỉ ra rất cụ thể các sai sót, tồn tại trong quản lý doanh nghiệp cũng như bố trí nguồn lực. Ngoài những kiến nghị về xử lý tài chính, Kiểm toán nhà nước còn đưa ra những kiến nghị về chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, tài sản của nội bộ doanh nghiệp hay giúp bản thân chủ sở hữu doanh nghiệp nhìn thấy để đưa ra giải pháp khắc phục các tồn tại đó.

Kiểm toán nhà nước: Cải thiện “sức khoẻ” cho doanh nghiệp
Kiểm toán nhà nước giúp doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về các tồn tại, bất cập

Ông Trần Văn Hảo, Kiểm toán trưởng, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VI:

"Thông qua hoạt động kiểm toán, Kiểm toán nhà nước kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản nhằm tháo gỡ những khó khăn; bịt lỗ hổng trong quản lý kinh tế; đồng thời mở đường cho hoạt động của doanh nghiệp, làm sao để các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường lành mạnh hơn. Mặt khác, cơ quan quản lý nhà nước hay chủ sở hữu cấp trên cũng phải đồng hành, tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp bằng thể chế, bằng đốc thúc thực hiện chức năng, nhiệm vụ…"

Đồng thời, Kiểm toán nhà nước còn đưa ra kiến nghị về kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân đối với các sai phạm. Từ kiến nghị này, một mặt để các đơn vị, các doanh nghiệp cũng như các cấp, các ngành phân tích rõ những tồn tại xuất hiện từ đâu, do ai và nguyên nhân gì để có giải pháp khắc phục; mặt khác cũng mang tính răn đe, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân, nếu để xảy ra sai sót, thất thoát.

Đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp

Theo ông Hào, thời gian qua, các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước được các đơn vị, các doanh nghiệp cơ bản tiếp thu và thực hiện, góp phần giúp hoạt động của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Thông qua đó, Kiểm toán nhà nước đã đồng hành trong việc đề xuất những nội dung cần sửa đổi hay đốc thúc, tư vấn trong quản lý tài chính, tài sản của các doanh nghiệp.

“Có thể nói, sự hùng mạnh của quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào lực lượng doanh nghiệp. Vì vậy, với chức năng, nhiệm vụ của mình, thời gian tới, Kiểm toán nhà nước sẽ chú trọng việc lựa chọn chủ đề và đơn vị được kiểm toán để gia tăng giá trị của báo cáo kiểm toán. Trong đó, Kiểm toán nhà nước định hướng mở rộng, nâng số lượng các cuộc kiểm toán hoạt động và kiểm toán chuyên đề, nhằm đi sâu vào vấn đề, có cái nhìn toàn diện hơn là chỉ kiểm toán một báo cáo tài chính của một đơn vị. Từ đó, có những kiến nghị các cơ quan chức năng cũng như các đơn vị nhìn thấy rõ các bất cập, điểm nghẽn” - ông Hào nói.

Kiểm toán trưởng, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VI cũng khẳng định, để nâng cao chất lượng báo cáo kiểm toán, phục vụ được các đối tượng, từ doanh nghiệp cho đến cơ quan quản lý nhà nước, phục vụ các cơ quan Quốc hội, phục vụ cho công tác làm luật, Kiểm toán nhà nước xác định: trước hết là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kiểm toán không chỉ về mặt chuyên môn, kiến thức kiểm toán, mà còn liên quan đến kiến thức kinh tế vĩ mô, kiến thức dự báo. Đồng thời, chú trọng giáo dục phẩm chất, làm sao để các kiểm toán viên “Nghệ tinh - Tâm sáng - Công minh - Chính trực”.

Kiểm toán nhà nước cũng đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán; tăng cường minh bạch, công khai hơn nữa các hoạt động kiểm toán và kết quả kiểm toán. Đặc biệt, Kiểm toán nhà nước cũng sẽ tham gia thường xuyên vào công tác xây dựng các văn bản pháp luật. Qua đó, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của các doanh nghiệp, mở đường cho doanh nghiệp phát triển.

Theo số liệu thống kê, đến hết năm 2022, Việt Nam có khoảng 478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và khoảng 198 doanh nghiệp do Nhà nước nắm cổ phần chi phối; tổng tài sản của doanh nghiệp nhà nước trên toàn quốc đạt hơn 3,8 triệu tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2021.

Tính đến ngày 30/6/2023, tổng doanh thu của doanh nghiệp nhà nước là 689.534 tỷ đồng, đạt 50% kế hoạch năm; lãi phát sinh trước thuế thu nhập doanh nghiệp là 67.403 tỷ đồng, đạt 63% kế hoạch năm…

Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, nhiều doanh nghiệp nhà nước vẫn gặp khó khăn, thua lỗ, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản còn thấp, hiệu quả hoạt động chưa tương xứng nguồn lực nắm giữ.

Qua kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2021 và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước của 219 đơn vị thuộc 20 tập đoàn, tổng công ty và công ty, Kiểm toán nhà nước cũng chỉ rõ, việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản của các doanh nghiệp nhà nước còn nhiều hạn chế.

Đặc biệt, trước yêu cầu tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời phát huy tối đa hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp thì công tác quản trị rủi ro, minh bạch tài chính của doanh nghiệp nhà nước càng trở nên cấp thiết.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kiểm toán nhà nước

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

EVNNPC huy động toàn bộ nhân lực hỗ trợ các Điện lực ngay khi bão số 3 đi qua

EVNNPC huy động toàn bộ nhân lực hỗ trợ các Điện lực ngay khi bão số 3 đi qua

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc vừa có chỉ đạo các Công ty Điện lực trực thuộc huy động mọi nguồn lực sẵn sàng hỗ trợ các điện lực bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Ariston ra mắt bình nước nóng Slim3 mở ra kỷ nguyên thông minh trong không gian phòng tắm

Ariston ra mắt bình nước nóng Slim3 mở ra kỷ nguyên thông minh trong không gian phòng tắm

Ariston tái xuất đường đua bình nước nóng gián tiếp với Ariston Slim3 với thiết kế đậm chất Ý và nhiều tính năng đột phá dẫn đầu thị trường.
PV GAS khởi hành chuyến tàu chở LNG đầu tiên trên đường sắt Nam Bắc

PV GAS khởi hành chuyến tàu chở LNG đầu tiên trên đường sắt Nam Bắc

Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) khởi hành chuyến tàu chở LNG đầu tiên trên đường sắt Nam Bắc, mở rộng bản đồ cung ứng LNG trên toàn quốc.
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân Lào

Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân Lào

Công ty PHAIBOUN TRAIDING IM&EX Co. Ltd. và Công ty Cổ phần Bình Điền - Quảng Trị ký kết Thỏa thuận hợp tác về việc nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ KHKT
PC Quảng Ninh: Đảm bảo cung cấp điện cho năm học mới 2024 – 2025

PC Quảng Ninh: Đảm bảo cung cấp điện cho năm học mới 2024 – 2025

PC Quảng Ninh đã luôn chủ động xây dựng các phương án với mục tiêu cấp điện an toàn, ổn định, liên tục và đạt chất lượng cao nhất cho năm học mới 2024-2025.

Tin cùng chuyên mục

8 tháng năm 2024: Gần 110,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới

8 tháng năm 2024: Gần 110,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới

Tính chung 8 tháng năm 2024, cả nước có gần 110,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 994,7 nghìn tỷ đồng.
TKV chủ động triển khai phương án ứng phó bão số 3

TKV chủ động triển khai phương án ứng phó bão số 3

Nhằm chủ động ứng phó với bão số 3 có nguy cơ đổ bộ vào Quảng Ninh, ngày 5/9, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam đã thành lập 3 đoàn kiểm tra tại đơn vị.
GIZ tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

GIZ tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

GIZ đang tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, như dệt may, chế biến nông sản, lâm nghiệp… trong quá trình chuyển đổi số.
Clip K Studios, GOSU và  Đại học Tôn Đức Thắng ký kết hợp tác dự án Memetoon

Clip K Studios, GOSU và Đại học Tôn Đức Thắng ký kết hợp tác dự án Memetoon

Công ty TNHH Clip K Studios, Công ty GOSU và Trường Đại học Tôn Đức Thắng ký kết hợp tác 3 bên về dự án Memetoon.
Công ty Xăng dầu Sơn La tổ chức Ngày hội bán hàng

Công ty Xăng dầu Sơn La tổ chức Ngày hội bán hàng

Đoàn cơ sở Công ty Xăng dầu Sơn La đã tổ chức Ngày hội bán hàng tại các cửa hàng khu vực huyện Thuận Châu, Bắc Yên và Mộc Châu.
Chữ

Chữ 'tiền' vẫn làm khó doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh

Tỷ lệ doanh nghiệp triển khai một hoạt động xanh hóa bất kỳ trong 2 năm 2022-2023 trung bình trên toàn quốc là 38,7%.
Hưng Yên: Petrolimex trao 3 tỷ đồng ủng hộ công tác an sinh xã hội tại huyện Văn Lâm

Hưng Yên: Petrolimex trao 3 tỷ đồng ủng hộ công tác an sinh xã hội tại huyện Văn Lâm

Trong chương trình kỷ niệm 25 năm thành lập huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam -Petrolimex trao 3 tỷ đồng ủng hộ công tác an sinh xã hội.
Friso hợp tác với chuỗi KhangBaby phân phối FRISO GOLD PRO siêu cao cấp giúp trẻ tăng đề kháng tự nhiên.

Friso hợp tác với chuỗi KhangBaby phân phối FRISO GOLD PRO siêu cao cấp giúp trẻ tăng đề kháng tự nhiên.

Vừa qua tại Bắc Giang, nhãn hàng Friso đã ký kết hợp tác chiến lược toàn diện cùng chuỗi cửa hàng dành cho mẹ và bé tại Bắc Giang KhangBaby
Vilexim thông báo chốt Danh sách cổ đông có quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024

Vilexim thông báo chốt Danh sách cổ đông có quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024

Nhóm cổ đông của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Hợp tác đầu tư Vilexim (“Công ty Vilexim”) trân trọng thông báo về việc chốt danh sách cổ đông...
BCG Energy lãi 290,7 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024, tăng gấp 33 lần so với cùng kỳ

BCG Energy lãi 290,7 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024, tăng gấp 33 lần so với cùng kỳ

Công ty Cổ phần BCG Energy (UPCoM: BGE) - công ty năng lượng thuộc Tập đoàn Bamboo Capital - vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên năm 2024.
Gojek thông báo rút khỏi thị trường Việt Nam từ ngày 16/9

Gojek thông báo rút khỏi thị trường Việt Nam từ ngày 16/9

Chiều ngày 4/9, Gojek đã gửi thông báo đến tất cả nhân viên, đối tác tài xế, khách hàng, nhà hàng về việc chính thức ngừng hoạt động dịch vụ từ ngày 16/9.
Doanh nghiệp điện tử tìm chỗ đứng trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Doanh nghiệp điện tử tìm chỗ đứng trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Đứng trước nhiều cơ hội, nhưng doanh nghiệp điện tử trong nước vẫn gặp khó trong hành trình đi tìm 'chỗ đứng' trong chuỗi cung ứng của các tập đoàn toàn cầu.
Khởi động mùa giải Vietnam Airlines - Run for Love lần 3

Khởi động mùa giải Vietnam Airlines - Run for Love lần 3

Giải chạy Vietnam Airlines - Run for Love 2024 đã chính thức khởi động trở lại tiếp nối thành công từ giải chạy các năm trước.
THACO đẩy mạnh chuyển đổi số, chú trọng phát triển nhân sự

THACO đẩy mạnh chuyển đổi số, chú trọng phát triển nhân sự

THACO đã và đang đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số và xác định đây là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.
Tư vấn xây dựng Thành Công: Gắng gỏi sau ánh hào quang đã tắt!

Tư vấn xây dựng Thành Công: Gắng gỏi sau ánh hào quang đã tắt!

2023 là năm khó khăn, thách thức cho Xây dựng Thành Công, khi đối tác 'ruột' trong ngành kiểm toán dừng hoạt động, cơ sở đăng kiểm bị phát hiện nhiều tồn tại...
Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được "tiếp sức"

Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được "tiếp sức"

Chiếm 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được “tiếp sức” để tăng đóng góp vào nền kinh tế.
PC Thừa Thiên Huế: Xuyên lễ bảo dưỡng hệ thống điện tại KCN Phú Bài

PC Thừa Thiên Huế: Xuyên lễ bảo dưỡng hệ thống điện tại KCN Phú Bài

Trong lúc cả nước nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 thì PC Thừa Thiên Huế ra quân bảo dưỡng lưới điện, đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định tại Khu công nghiệp Phú Bài.
Kinh tế tư nhân: Động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Kinh tế tư nhân: Động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đến nay khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ, quy mô ngày càng lớn, góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Doanh nghiệp Việt có đang “lép” vế?

Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Doanh nghiệp Việt có đang “lép” vế?

Có nhiều cơ hội để Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng doanh nghiệp nội đang đối mặt với nguy cơ “thua” ngay trên sân nhà.
3 trường hợp doanh nghiệp bị thu giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

3 trường hợp doanh nghiệp bị thu giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

Luật số 42/2024/QH15 quy định trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động