Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Kiểm toán nhà nước kiến nghị Lạng Sơn xử lý tài chính hơn 166 tỷ đồng

Kiểm toán nhà nước kiến nghị UBND tỉnh Lạng Sơn xử lý tài chính hơn 166 tỷ đồng; chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong việc giao dự toán chi thường xuyên.
Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý nhiều sai phạm tại các dự án BT, BOT Kiểm toán Nhà nước kiến nghị giảm chi ngân sách hơn 2.800 tỷ đồng Kiểm toán nhà nước kiến nghị xử lý tài chính 167 tỷ đồng

Kiểm toán nhà nước vừa công bố kết quả kiểm toán ngân sách địa phương năm 2022 của tỉnh Lạng Sơn và Chuyên đề việc quản lý, sử dụng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2020 - 2022.

Nhiều khoản thu chưa phù hợp quy định

Theo Kiểm toán nhà nước, các đơn vị, các huyện, thành phố thuộc tỉnh Lạng Sơn quản lý thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách địa phương năm 2022 đã chấp hành cơ bản theo các quy định của Luật Kiểm toán nhà nước.

Cùng với kinh phí bổ sung từ trung ương, UBND tỉnh Lạng Sơn đã điều hành ngân sách đáp ứng các nhiệm vụ chính trị địa phương; việc sử dụng nguồn lực tài chính ngân sách đã tác động tích cực đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu tổng hợp về phát triển kinh tế xã hội năm 2022 đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2022 của Lạng Sơn là 7.295 tỷ đồng, bằng 94% dự toán Trung ương giao và bằng 93% dự toán địa phương giao. Trong đó, tổng thu nội địa thực hiện là 2.931 tỷ đồng bằng 130,3% dự toán Trung ương giao và bằng 124,7% dự toán HĐND giao.

Có 9/11 chỉ tiêu thu đạt và vượt dự toán đầu năm, trong đó các khoản thu chiếm tỷ trọng lớn có tỷ lệ tăng cao so với dự toán Trung ương giao như: Thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 13%, các khoản thu về đất tăng 84%, thuế thu nhập cá nhân tăng 44%, lệ phí trước bạ 13%…

Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lạng Sơn
Hoạt động xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn

Tổng chi ngân sách địa phương (không bao gồm chi chuyển giao giữa các cấp ngân sách) thực hiện năm 2022 là 13.404 tỷ đồng, bằng 120% dự toán Trung ương giao và bằng 120% dự toán HĐND tỉnh giao, cao hơn số thực hiện năm trước 4%.

Qua kiểm toán về thu ngân sách năm 2022 tại Lạng Sơn cho thấy, việc ghi thu tiền hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối trừ tiền sử dụng đất phải nộp khi chưa có thủ tục chi tiền đến người được hỗ trợ là chưa phù hợp quy định của Chính phủ. Cụ thể là Lạng Sơn đã đối trừ tiền hỗ trợ giải phóng mặt bằng 6,917 tỷ đồng vào tiền sử dụng đất phải nộp dự án Khu dân cư Trung tâm thị trấn Hữu Lũng.

Bên cạnh đó, Lạng Sơn chưa ban hành đơn giá thuê đất mới đối với 35 trường hợp chưa đầy đủ hồ sơ thuê đất, phiếu chuyển thông tin địa chính; chưa có quyết định cho thuê đất, chưa ký hợp đồng thuê đất, chưa thu nộp tiền thuê đất đối với 9 đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính; chậm trong việc chuyển thông tin địa chính để tính tiền thuê đất của Công ty TNHH Yên Vượng dẫn đến không thu tiền thuê đất suốt 10 năm; chuyển hồ sơ, giao Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn xác định nghĩa vụ tài chính đối với đất do cấp tỉnh quản lý đối với trường hợp Công ty TNHH Thảo Viên chưa đúng nhiệm vụ theo quy định; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Hợp tác xã Chiến Thắng tại Khu dân cư Khối 3, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn nhưng hồ sơ chưa đảm bảo tính pháp lý về nguồn gốc đất.

Ngoài ra, chưa thu thập đầy đủ thông tin về tình hình thanh toán nguồn vốn ngân sách nhà nước để xử lý tiền nợ thuế, tiền chậm nộp đối với Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Giang Sơn và Công ty TNHH 8888 LS nợ thuế 8,1 tỷ đồng không tính tiền chậm nộp do người nộp thuế có dư nợ xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước từ năm 2017 - 2018; chưa kê khai thuế nhà thầu đối với Công ty TNHH sản xuất ô tô Dragon - Miền Bắc Việt Nam.

Tỉnh Lạng Sơn cũng miễn, giảm tiền thuê đất khi chưa hoàn thành thủ tục để được miễn là chưa phù hợp quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 35/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể, tỉnh này đã miễn hơn 56,940 triệu đồng tiền thuê đất cho Công ty cổ phần xây dựng thương mại Hiền Tuyết.

Thêm nữa, Chi cục Thuế khu vực IV - huyện Bắc Sơn áp dụng sai điều kiện tính tiền sử dụng đất quy định số tiền 682 tỷ đồng. Thành phố Lạng Sơn, huyện Tràng Định; huyện Văn Lãng lạm thu thuế sử dụng đất nông nghiệp thuộc diện được miễn theo các Nghị quyết của Quốc hội là 172 triệu đồng, mặc dù Kiểm toán nhà nước đã có kiến nghị chấm dứt tình trạng lạm thu thuế sử dụng đất nông nghiệp tại Báo cáo kiểm toán ngân sách địa phương năm 2020.

“Kho bạc Nhà nước Lạng Sơn hạch toán 40% số thu về ngân sách trung ương và 60% số thu về ngân sách địa phương đối với thuế bảo vệ môi trường mặt hàng xăng (trừ ethanol) bán ra trong nước là chưa phù hợp quy định của Bộ Tài chính” - báo cáo Kiểm toán nhà nước nêu.

Kiểm toán nhà nước kiến nghị Lạng Sơn xử lý tài chính hơn 166 tỷ đồng
Kiểm toán nhà nước kiến nghị Lạng Sơn xử lý tài chính hơn 166 tỷ đồng

Kiến nghị xử lý tài chính hơn 166 tỷ đồng

Qua kiểm toán, Kiểm toán nhà nước kiến nghị UBND tỉnh Lạng Sơn xử lý tài chính với tổng số tiền hơn 166 tỷ đồng, gồm: tăng thu ngân sách hơn 17 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước các khoản chi sai chế độ 4,579 tỷ đồng; giảm cấp phát, thanh toán; giảm dự toán, giảm thanh toán năm sau hơn 34 tỷ đồng; thu hồi kinh phí thừa nộp trả cấp trên 37 tỷ đồng; hoàn trả nguồn kinh phí do sử dụng sai mục đích 34 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước các khoản phải nộp nhưng chưa nộp 27 tỷ đồng; huỷ dự toán do hết nhiệm vụ chi 11 tỷ đồng. Xử lý khác 15 tỷ đồng.

Đối với công tác quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, Kiểm toán nhà nước kiến nghị UBND tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo thanh tra, kiểm tra để xác định rõ nguồn gốc đất và hồ sơ chứng minh quyền sử dụng đối với đất của các xã viên đóng góp và việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Hợp tác xã Chiến Thắng để xử lý theo quy định.

Kiểm toán nhà nước kiến nghị UBND tỉnh Lạng Sơn thanh tra, kiểm tra việc xác nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng Dự án Khu dân cư trung tâm thị trấn Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng 6,917 tỷ đồng.

Cục Thuế phối hợp với Kho bạc nhà nước tỉnh Lạng Sơn xác định tình hình thanh toán từ ngân sách nhà nước cho Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Giang Sơn và Công ty TNHH 8888 LS để xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp theo quy định.

Kiểm toán nhà nước kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chấn chỉnh, rút kinh nghiệm đối với việc chậm chuyển thông tin địa chính để tính tiền thuê đất đối với Công ty TNHH Yên Vượng dẫn tới việc chậm thu tiền thuê đất trong 10 năm của Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Lạng Sơn; chậm tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định cho thuê đất và ký hợp đồng thuê đất đối với 09 đơn vị sự nghiệp đã tự chủ tài chính; chưa hoàn thành thủ tục, hồ sơ thuê đất, phiếu chuyển thông tin địa chính cho cơ quan thuế 35 trường hợp để xác định đơn giá thuê đất mới.

Đối với việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, Kiểm toán nhà nước kiến nghị UBND tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo tổ chức chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong công tác lập và phân giao Kế hoạch vốn đầu tư trung hạn 2021-2025, Kế hoạch đầu tư công năm 2022; việc phân bổ chi tiết bổ sung vốn ngân sách địa phương năm 2022 (79,5 tỷ đồng), vốn ngân sách trung ương năm 2022 (358,383 tỷ đồng).

Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện Kế hoạch vốn đầu tư trung hạn 2021-2025 trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kiểm toán nhà nước

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: Khởi sắc ngành công nghiệp Thủ đô

Hà Nội: Khởi sắc ngành công nghiệp Thủ đô

Từ đầu năm đến nay, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội nhiều khởi sắc, các doanh nghiệp Thủ đô đang tăng tốc về đích đặt ra cho năm nay.
Đà Nẵng có tân Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa

Đà Nẵng có tân Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa

Ông Nguyễn Hữu Lợi được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Nội vụ TP. Đà Nẵng, kiêm Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa.
Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Trong 9 tháng qua, tỉnh Sơn La đã đạt trên 3,8 triệu lượt khách du lịch; doanh thu ước đạt khoảng 4.565 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Đà Nẵng: Chuyển đổi số trong dịch vụ công để xây dựng hệ sinh thái đô thị xanh, bền vững

Đà Nẵng: Chuyển đổi số trong dịch vụ công để xây dựng hệ sinh thái đô thị xanh, bền vững

Hội thảo quốc gia về Chính phủ số năm 2024 lấy Đà Nẵng làm hình mẫu để tìm các giải pháp chuyển đổi số xây dựng hệ sinh thái đô thị xanh và bền vững.
TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp muốn thu hồi hàng loạt vỏ container tồn đọng nhiều năm

TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp muốn thu hồi hàng loạt vỏ container tồn đọng nhiều năm

Công ty TNHH Hapag-Lloyd (Việt Nam) muốn thu hồi 18 vỏ container phế liệu nhựa tồn đọng từ năm 2018 tại cảng TP. Hồ Chí Minh.

Tin cùng chuyên mục

Ứng phó với bão Trà Mi, tỉnh Quảng Nam cấm biển từ 10h ngày 25/10

Ứng phó với bão Trà Mi, tỉnh Quảng Nam cấm biển từ 10h ngày 25/10

Chủ động ứng phó bão Trà Mi, tỉnh Quảng Nam thực hiện việc cấm biển đối với tàu cá, tàu khách, tàu du lịch ra vào các cửa biển, các bãi ngang từ 10h ngày 25/10.
Quảng Ninh: Dư địa lớn cho dòng vốn đầu tư mới

Quảng Ninh: Dư địa lớn cho dòng vốn đầu tư mới

Phát huy tối đa lợi thế, cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế, Quảng Ninh đã và đang ưu tiên triển khai các giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Doanh nghiệp Malaysia muốn rón vốn vào lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Sóc Trăng

Doanh nghiệp Malaysia muốn rón vốn vào lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Sóc Trăng

Nhà đầu tư Malaysia đề xuất dự án đầu tư và mong muốn hợp tác với tỉnh Sóc Trăng về lĩnh vực năng lượng tái tạo.
TP. Cần Thơ: Một dự án nhà ở xã hội cần vay vốn 600 tỷ đồng

TP. Cần Thơ: Một dự án nhà ở xã hội cần vay vốn 600 tỷ đồng

UBND TP. Cần Thơ cho biết, dự án Chung cư nhà ở xã hội Nam Long 2 có nhu cầu vay vốn 600 tỷ đồng.
Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Từ 28/10 - 3/11, Hà Nội và Bộ Công Thương sẽ tổ chức Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024.
Đà Nẵng: Chủ động triển khai công tác ứng phó bão Trà Mi

Đà Nẵng: Chủ động triển khai công tác ứng phó bão Trà Mi

TP. Đà Nẵng vừa ban hành công điện ứng phó với bão Trà Mi, đây là cơn bão dự báo mạnh, diễn biến phức tạp, khó lường.
Hải Phòng: Ông Hoàng Hải Bằng giữ chức vụ Phó Bí thư Quận ủy Hải An

Hải Phòng: Ông Hoàng Hải Bằng giữ chức vụ Phó Bí thư Quận ủy Hải An

Hải Phòng công bố quyết định chuẩn y ông Hoàng Hải Bằng - Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Phó chủ tịch HĐND quận Hải An giữ chức vụ Phó Bí thư Quận ủy Hải An.
Tây Ninh: Nhà cho công nhân trong khu công nghiệp thuê chỉ từ 31.000 đồng/m2

Tây Ninh: Nhà cho công nhân trong khu công nghiệp thuê chỉ từ 31.000 đồng/m2

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành quyết định về khung giá nhà cho công nhân trong khu công nghiệp thuê, thấp nhất từ 31.000 đồng/m2, cao nhất hơn 88.000 đồng/m2.
Hà Nội quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Trung tâm Phục vụ hành chính công

Hà Nội quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Trung tâm Phục vụ hành chính công

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Phục vụ hành chính công.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Công bố huyện Đất Đỏ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công bố huyện Đất Đỏ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Ngày 24/10, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng công nhận huyện Đất Đỏ đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Tiền Giang xuất khẩu lô dừa tươi đầu tiên sang Trung Quốc

Tiền Giang xuất khẩu lô dừa tươi đầu tiên sang Trung Quốc

Sở Công Thương Tiền Giang phối hợp với Công ty Fadoi Export tổ chức “Lễ khởi hành chuyến xe đầu tiên vận chuyển dừa tươi Tiền Giang xuất khẩu sang Trung Quốc”.
Bắc Ninh đẩy nhanh giải phóng mặt bằng quy hoạch Sân bay Gia Bình

Bắc Ninh đẩy nhanh giải phóng mặt bằng quy hoạch Sân bay Gia Bình

Sáng 24/10, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện dự án thành phần công tác giải phóng mặt bằng quy hoạch Sân bay Gia Bình.
Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, thành phố Sơn La đã triển khai những giải pháp bài bản từ sản xuất đến xúc tiến tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả cao.
Dự án Nhà máy alumin Nhân Cơ: Vướng mắc về mặt bằng khai thác quặng bôxit được tháo gỡ

Dự án Nhà máy alumin Nhân Cơ: Vướng mắc về mặt bằng khai thác quặng bôxit được tháo gỡ

Nhà máy alumin Nhân Cơ sẽ hoàn thành việc mở rộng vào năm 2030, đến nay, các vướng mắc trong giải phóng mặt bằng khai thác quặng bôxít cơ bản đã được tháo gỡ.
Hải Dương: Tích cực cải thiện môi trường kinh doanh tạo

Hải Dương: Tích cực cải thiện môi trường kinh doanh tạo 'đòn bẩy' thu hút đầu tư

9 tháng năm 2024, Hải Dương thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt 353,8 triệu USD; đồng thời thu hút đầu tư mới 41 dự án trong nước với vốn đăng ký 5.010,2 tỷ đồng.
Vụ chặt phá rừng đặc dụng thuộc Di tích đền Bà Triệu: Cơ quan chức năng báo cáo gì?

Vụ chặt phá rừng đặc dụng thuộc Di tích đền Bà Triệu: Cơ quan chức năng báo cáo gì?

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh Thanh Hóa vụ chặt phá rừng đặc dụng trái phép tại Di tích Quốc gia đền Bà Triệu.
Doanh nghiệp Hà Lan muốn đầu tư dự án xử lý rác thải tại Sóc Trăng

Doanh nghiệp Hà Lan muốn đầu tư dự án xử lý rác thải tại Sóc Trăng

Công ty Harvest Wastea (Hà Lan) mong muốn tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ doanh nghiệp triển khai dự án nhà máy xử lý rác thải thành năng lượng theo tiêu chuẩn mới.
Bắc Giang: 9 tháng, thu hút đầu tư FDI đạt trên 1,7 tỷ USD

Bắc Giang: 9 tháng, thu hút đầu tư FDI đạt trên 1,7 tỷ USD

Tính đến 30/9/2024, Bắc Giang đã thu thu hút đầu tư FDI đạt trên 1,7 tỷ USD vốn đầu tư quy đổi, bằng 84,8% cùng kỳ, xếp thứ 9 cả nước về lĩnh vực này.
Ngành Công Thương Hà Nội: Đẩy mạnh kết nối, thúc đẩy thương mại Thủ đô

Ngành Công Thương Hà Nội: Đẩy mạnh kết nối, thúc đẩy thương mại Thủ đô

Đẩy mạnh kết nối, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, kích cầu tiêu dùng, Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.
Quảng Nam:  Chủ động triển khai công tác ứng phó bão Trà Mi

Quảng Nam: Chủ động triển khai công tác ứng phó bão Trà Mi

Hiện tỉnh Quảng Nam đã liên lạc với 54 tàu còn hoạt động trên biển. 4 tàu đang hoạt động trong vùng nguy hiểm của bão Trà Mi, dự kiến chiều mai sẽ vào bờ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động