Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Kon Tum: Đổi thay ở Tu Mơ Rông

Không chỉ người dân làm giàu nhờ dược liệu, mà Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn trải thảm đỏ mời gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp hợp tác xã đầu tư vào dược liệu.
Kon Tum: Tôn vinh ẩm thực dược liệu - tinh hoa núi rừng Ngọc Linh Kon Tum: Phát triển kinh tế dược liệu, cầu nối mang đến no ấm

Thành lập từ năm 2005 với vô vàn khó khăn, Tu Mơ Rông được xem là một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh Kon Tum nhưng giờ đây, tất cả đã đổi thay khi người dân bắt tay trồng và vươn lên làm giàu từ cây dược liệu.

Thoát nghèo nhờ kinh tế dược liệu

Từ thành phố Kon Tum, vượt gần 100 cây số ngược dốc theo hướng Bắc, chúng tôi đến huyện Tu Mơ Rông - “thủ phủ” của cây sâm Ngọc Linh.

Ông Võ Trung Mạnh - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông - trao cây giống cho người dân
Ông Võ Trung Mạnh - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông - trao cây giống cho người dân

Trong cái lạnh buổi sớm mai, A Đôi - chàng trai sinh năm 1996, người dân tộc Xê Đăng (xã Tê Xăng) sôi nổi hẳn lên khi nghe chúng tôi hỏi về loài cây này.

A Đôi bảo: “Nhà bắt đầu trồng sâm với nguồn vốn vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội cho thanh niên lập nghiệp. Mới đầu chỉ vài chục gốc, sau phát triển ra 3 - 4 vườn sâm với khoảng 30.000 gốc như hiện tại”.

Gia đình A Đôi cũng đang sở hữu khoảng 300 cây sâm Ngọc Linh 5 năm tuổi. Khi đạt 7 năm tuổi, những cây sâm này sẽ có giá khoảng 100 triệu đồng/kg. Giá của những củ sâm này cũng sẽ phụ thuộc vào năm tuổi và trọng lượng mỗi củ, cao nhất có thể lên đến 300 triệu đồng/kg.

Theo chàng trai 9X, trung bình mỗi năm, thu nhập của gia đình khoảng 2 tỷ đồng từ bán cây sâm giống, hạt và thu mua lại sâm của bà con bán cho đầu mối.

Anh A Sơn vay vốn của Ngân hàng Chính sách trồng sâm Ngọc Linh
Anh A Sơn vay vốn của Ngân hàng Chính sách trồng sâm Ngọc Linh

Từ Tê Xăng, xuôi về xã Măng Ri, nhìn vườn sâm của mình đang phát triển từng ngày, anh A Sơn nhớ lại: “Trước đây, gia đình tôi chỉ biết đến làm lúa hay lên rừng lấy đôi ba cây thuốc về bán, thu nhập không cao, đời sống mưu sinh khó khăn. Hồi ấy, người dân đã biết sâm Ngọc Linh nhưng không biết giá trị kinh tế của dược liệu này, chỉ lên rừng đào về để chữa bệnh hoặc bán với giá rất rẻ. Từ khi có các doanh nghiệp mở dự án trồng sâm và tuyển dụng người dân vào làm, người dân biết đến giá trị và kỹ thuật trồng, chăm sóc sâm Ngọc Linh”.

Ở mảnh đất Tu Mơ Rông, không chỉ anh A Sơn, A Đôi mà nhiều nông dân “chân đất” đã trở thành tỷ phú cũng nhờ nhanh nhạy đầu tư vào dược liệu. Trong câu chuyện với phóng viên, ông Võ Trung Mạnh - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông - tự hào khi nhắc đến những tỷ phú người Xơ Đăng trên địa bàn.

Chỉ tính riêng 3 xã chuyên trồng dược liệu như Ngọk Lây, Măng Ri, Tê Xăng có 67 hộ đồng bào được xếp vào diện nông dân tiêu biểu.

Những người này có thu nhập từ 500 triệu đồng đến trên 10 tỷ đồng. Trong đó, số người có thu nhập tiền tỷ trở lên nhờ trồng dược liệu ước đạt khoảng 20 hộ.

“Họ là nông dân chân lấm tay bùn nhưng rất nhạy bén, biết nắm bắt cơ hội để đầu tư. Đây là tấm gương đi đầu cho việc vượt khó làm giàu” - ông Mạnh nói.

Kỳ vọng ở tương lai

Huyện Tu Mơ Rông có 11 xã, 86 thôn, làng. Cùng với sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, địa phương, người dân Tu Mơ Rông đã và đang phát huy truyền thống quê hương cách mạng, nỗ lực khai thác các tiềm năng, thế mạnh, nhất là về dược liệu, sâm Ngọc Linh để từng bước thoát nghèo, xây dựng cuộc sống mới ấm no hơn.

Khách du lịch thích thú khi được trải nghiệm vườn sâm Ngọc Linh
Khách du lịch thích thú khi được trải nghiệm vườn sâm Ngọc Linh

Theo ông Dương Thái Khoa - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tu Mơ Rông, chính quyền địa phương xác định cây dược liệu là cây trồng “3 trong 1” - chủ lực, giảm nghèo và tiến tới làm giàu. Đến nay, trên địa bàn huyện, các loài cây dược liệu được trồng nhiều nhất là sâm dây, sơn tra, sâm Ngọc Linh...

Ngoài ra, người dân cũng vào rừng tận thu nhiều loại dược liệu khác như ngọc cẩu, nấm linh chi, mật ong... “11 xã trên địa bàn huyện đều có thể trồng cây dược liệu. Đến nay, diện tích cây dược liệu đã phát triển được là 2.937 ha.

Trong đó, nhiều nhất là sâm Ngọc Linh, sâm dây và một số loài cây dược liệu khác. Huyện cũng đã có 19/30 sản phẩm OCOP liên quan đến các loài cây dược liệu” - ông Khoa thông tin.

Ông Võ Trung Mạnh khẳng định, chỉ cây sâm trồng trên đỉnh núi Ngọc Linh mới có hiệu suất và chất lượng đảm bảo. Để người nông dân phát triển dược liệu làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, UBND huyện đã tích cực tìm nguồn vốn hỗ trợ bà con nông dân mua cây giống để trồng sâm, thay đổi cơ cấu cây trồng truyền thống giúp mang lại thu nhập cao hơn.

Bên cạnh đó, huyện xác định con đường thoát nghèo bền vững đó là quản lý bảo vệ, phát triển rừng, trồng dược liệu và chăn nuôi dưới tán rừng gắn với du lịch.

Nguyên Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Kon Tum

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ước tăng trưởng GRDP của địa phương năm 2024 đạt 7,5-7,8% so với năm 2023, cao hơn tốc độ tăng bình quân của cả nước ước đạt 6,8-7%.
Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tích cực, chủ động thực hiện nhiều giải pháp cụ thể nhằm tiết kiệm sản lượng điện trong sản xuất, kinh doanh.
Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Thời gian qua, việc triển khai các dự án nhà ở xã hội được tỉnh Quảng Ninh xác định là nhiệm vụ quan trọng.
Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Không chỉ là nhiệm vụ, chuyển đổi xanh còn là cơ hội để tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng hình ảnh một địa phương hiện đại, bền vững.
Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Trong tuần này (từ 18/11 - 22/11), TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước,... đã triển khai quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt.

Tin cùng chuyên mục

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Ngày 21/11, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Sáng ngày 21/11, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã trực tiếp đi kiểm tra, đôn đốc tiến độ các dự án khu đô thị lớn, nhà ở xã hội, thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Ngày 21/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã tổ chức hội nghị tuyên, truyền nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Sau khi sắp xếp, thị xã Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) sẽ có 30 đơn vị hành chính, gồm 16 phường và 14 xã, chính thức hoạt động từ 00 giờ 00 phút, ngày 1/1/2025.
Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác ở cầu treo Bình Thành, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thừa Thiên Huế yêu cầu Thủy điện Bình Điền giảm lưu lượng để hỗ trợ cứu hộ.
Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Chiều ngày 20/11, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá (xã Văn Môn, huyện Yên Phong).
Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Lễ Công bố quyết định xếp hạng và đón nhận Bằng Di tích lịch sử cấp thành phố Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam - Đà Nẵng.
Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Những giải pháp quyết liệt trong thúc đẩy thu ngân sách nội địa 2 tháng cuối năm đang được tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung thực hiện.
Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Phát triển kinh tế tập thể ở tỉnh Quảng Ninh đã chuyển biến tích cực về số lượng và chất lượng, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Cục Quản lý thị trường Hà Giang đã đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, qua đó bình ổn thị trường hàng hóa trên địa bàn.
Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Hiện các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 493 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 376 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 6,74 tỷ USD.
Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Ngày 18/11, Nam Định đã tiến hành đánh giá, phân hạng và công nhận 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024.
Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Sáng ngày 18/11, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11/2024.
Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng các phương án quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch thế mạnh, phù hợp với thị hiếu của đa dạng dòng khách.
Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh rất quan tâm đến phát triển kinh tế số, xã hội số nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng.
Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Những con diều “khổng lồ” mang hình ảnh đặc trưng của các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long tung bay trong gió khiến người dân TT. Sông Đốc - Cà Mau hào hứng.
Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Theo Công ty Honda Việt Nam, tỷ lệ nội địa hoá đối với sản xuất xe máy hiện đã đạt 96% và với ô tô đạt 27%.
Thắp sáng tri thức nơi đảo xa - Bài 1:

Thắp sáng tri thức nơi đảo xa - Bài 1: 'Ngọn hải đăng' trên đảo nhỏ

Ở cù lao Ốc, câu chuyện về thầy Đặng Văn Bửu như một "ngọn lửa" của khát khao cống hiến và truyền đi tình yêu, sự yêu thương vô bờ dành cho học trò vùng khó.
Hòa Bình đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành

Hòa Bình đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành

Tối 16/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành, Khai mạc Tuần Văn hóa, Du lịch năm 2024.
Bắc Ninh bàn giải pháp gỡ khó cho phát triển và quản lý chợ

Bắc Ninh bàn giải pháp gỡ khó cho phát triển và quản lý chợ

Chương trình gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024 tỉnh Bắc Ninh diễn ra sáng 16/11 tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển, quản lý chợ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động