Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Kon Tum: Phát triển kinh tế dược liệu, cầu nối mang đến no ấm

Cây sâm Ngọc Linh nói riêng và dược liệu nói chung đang là định hướng thoát nghèo bền vững và làm giàu cho bà con dân tộc thiểu số ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Phát triển vùng trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Kon Tum: Tôn vinh ẩm thực dược liệu - tinh hoa núi rừng Ngọc Linh

Tu Mơ Rông là 1 trong 2 huyện nghèo nhất của tỉnh Kon Tum, có 11 xã đặc biệt khó khăn. Nhưng ngược lại, Tu Mơ Rông lại được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, quanh năm mát mẻ, là vùng đất có nhiều loại cây dược liệu quý.

Cây "thoát nghèo" của đồng bào dân tộc thiểu số

"Ốc đảo" Tê Xăng được bao quanh bởi dãy núi Ngọc Linh cao khoảng 2.000 m. Vì địa hình đồi núi cao nên người dân bản địa Xơ Đăng đều sống dựa vào những cánh ruộng bậc thang. Cuộc sống kinh tế của bà con cũng bấp bênh, gặp nhiều khó khăn.

Năm 2015, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện dự án trồng sâm Ngọc Linh tại xã Tê Xăng. Hàng trăm người dân trên địa bàn xã đều được tuyển dụng vào chăm sóc vườn sâm cho doanh nghiệp.

Nhận thấy những giá trị kinh tế cao, người dân cũng mạnh dạn vay vốn chính sách để trồng sâm trên đỉnh Ngọc Linh.

Kon Tum: Phát triển kinh tế dược liệu, cầu nối mang đến no ấm
Đồng bào Xơ Đăng trồng sâm trên đỉnh núi Ngọc Linh

Dẫn chúng tôi đến thăm vườn sâm Ngọc Linh của mình, anh A Đôi (sinh năm 1996) không khỏi vui mừng trước gia tài tiền tỷ của mình đang dần lớn lên trên đỉnh Ngọc Linh.

A Đôi cho biết: "Nhà tôi bắt đầu trồng sâm với nguồn vốn vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách cho thanh niên lập nghiệp. Mới đầu chỉ vài chục gốc, sau phát triển ra 3-4 vườn sâm với khoảng 30.000 gốc".

Gia đình A Đôi thuê 20 công nhân đều là người trong xã Tê Xăng để trồng sâm, lương 4 triệu đồng/người/tháng chưa kể ăn ở. Năm vừa rồi, gia đình anh Đôi đã bán được hơn 3.000 cây giống (khoảng 300.000 đồng/cây) cho người dân trên địa bàn. Ngoài ra, A Đôi còn bán lá sâm và hạt giống cây sâm để cho khách hàng từ phương xa cần mua.

Kon Tum: Phát triển kinh tế dược liệu, cầu nối mang đến no ấm
A Đôi khoe vườn sâm "tiền tỷ" của gia đình

Gia đình A Đôi cũng đang sở hữu khoảng 300 cây sâm Ngọc Linh 5 năm tuổi. Khi đạt 7 năm tuổi, những cây sâm này sẽ có giá khoảng 100 triệu đồng/kg. Giá của những củ sâm này cũng sẽ phụ thuộc vào năm tuổi và trọng lượng mỗi củ. Giá cao nhất có thể lên đến 300 triệu đồng/kg.

Nhờ sâm Ngọc Linh, gia đình chàng trai 9x đã xây dựng được nhà cửa, sắm xe ô tô, các vật dụng đắt tiền và cho các con ăn học đàng hoàng.

Thành công với cây Sâm Ngọc Linh, vợ chồng anh A Đôi rất tích cực hỗ trợ bà con người dân tộc thiểu số ở địa phương sinh kế xóa đói giảm nghèo.

Phát triển cây dược liệu thành cây trồng mũi nhọn

Để phát triển nguồn dược liệu quý, tỉnh Kon Tum đã xây dựng "Đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030". Bước đầu, tỉnh đã xây dựng được vùng dược liệu tại các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông. Một số sản phẩm từ dược liệu của Kon Tum đã được thị trường đón nhận. Việc phát triển dược liệu đã góp phần giảm nghèo và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đến nay, Kon Tum là tỉnh có diện tích sâm Ngọc Linh lớn nhất nước 1.800 ha với mô hình đa dạng, điển hình nhất là liên kết với người dân, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số... Mỗi năm, Kon Tum có khả năng cung ứng hơn 1 triệu cây giống cho người dân.

Kon Tum: Phát triển kinh tế dược liệu, cầu nối mang đến no ấm
Với loại sâm Ngọc Linh 100g/củ có giá 250-350 triệu đồng/kg; loại 2 củ/100g từ 180-200 triệu đồng/kg; loại 3 củ/100g giá 80-150 triệu đồng/kg

Tu Mơ Rông hiện là địa phương có nhiều diện tích trồng sâm Ngọc Linh nhất của tỉnh Kon Tum. Toàn huyện hiện trồng 1.700 ha sâm, trong đó người dân trồng 100 ha với khoảng 600 hộ tham gia.

Ông Võ Trung Mạnh - Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông cho biết, để người nông dân phát triển dược liệu làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, UBND huyện đã tích cực tìm nguồn vốn hỗ trợ bà con nông dân mua cây giống để trồng sâm, thay đổi cơ cấu cây trồng truyền thống giúp mang lại thu nhập cao hơn.

"Người dân hiện nay chuyển đổi nhận thức từ "xin, cho", đặc biệt trong năm 2022, người dân vay 39 tỷ đồng để làm vốn trồng cây sâm Ngọc Linh; riêng năm 2023, người dân vay gần 80 tỷ đồng để trồng và phát triển loại cây này, chưa nói tới dược liệu khác", Ông Võ Trung Mạnh thông tin.

Theo ông Mạnh, huyện Tu Mơ Rông sẽ tiếp tục đẩy mạnh vận động người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chuyển từ sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang nông nghiệp hàng hóa có giá trị cao như sâm Ngọc Linh hay các loại dược liệu. Cũng nhờ vào dược liệu, giai đoạn 2020-2022, toàn huyện có 1.947 hộ thoát nghèo; trong đó có sự đóng góp không nhỏ từ cây sâm Ngọc Linh.

Chỉ tính riêng 3 xã chuyên trồng dược liệu là: Tê Xăng, Măng Ri, Ngọc Lây, có 67 hộ được xếp vào diện nông dân tiêu biểu. Những người này có thu nhập từ 500 triệu đồng đến trên 10 tỷ đồng.

Trong đó, nhiều tỷ phú là đồng bào dân tộc thiểu số, tuổi đời còn trẻ nhưng dám dấn thân, nhanh nhạy với thời cuộc. "Điểm chung là họ biết khai thác giá trị của cây dược liệu, biến loại cây vốn là thế mạnh của vùng đất họ ở trở thành cây làm giàu cho chính họ", ông Mạnh chia sẻ.

Không chỉ người dân làm giàu nhờ dược liệu, mà Tu Mơ Rông còn "trải thảm đỏ" mời gọi những "cánh chim đầu đàn" là các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào dược liệu. Chính những đơn vị này đã xây dựng được vùng trồng rộng hàng nghìn ha, cũng như tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị để xuất khẩu, góp phần đưa thương hiệu dược liệu Tu Mơ Rông vươn xa. Trong sự thành công của doanh nghiệp nói trên, người dân đồng bào Xơ Đăng giữ vai trò trung tâm và được hưởng lợi trực tiếp.

Theo kết quả điều tra sơ bộ và công bố của UBND tỉnh Kon Tum, trên địa bàn tỉnh có 853 loài cây thuốc và nấm làm thuốc, 30/853 loài cây thuốc có nhu cầu lớn cho thị trường và khoảng 27 loài cây thuốc được trồng, sử dụng nhiều trong các cơ sở khám chữa bệnh, có giá trị chữa bệnh và giá trị kinh tế cao như sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis); lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus); hồng đẳng sâm...

Trong khi đó, những năm gần đây, việc khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y dược cổ truyền kết hợp với y dược hiện đại đã được sử dụng rộng rãi và đạt được kết quả trong điều trị người bệnh, góp phần vào việc chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc thực vật làm thuốc ngày càng nhiều.

Vì vậy, việc ban hành, triển khai và thực hiện đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 là rất cần thiết trong việc xây dựng Kon Tum trở thành trung tâm dược liệu Quốc gia trong tương lai.

Nguyên Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Kon Tum

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Với cách thiết kế tỉ mỉ, họa tiết độc đáo, bố cục chặt chẽ đã tạo nên bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Xá Phó mang nhiều giá trị về nghệ thuật thẩm mỹ.
Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái nhằm răn dạy con người biết sống có tình có nghĩa, biết ơn những người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn, hoạn nạn.
Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Chiều 25/3, tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Gần gũi với thiên nhiên, trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor luôn thể hiện nét duyên, kín đáo nhưng lại quyến rũ lạ thường.
Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Sự kết hợp hoàn hảo giữa váy, áo, khăn, thắt lưng… đã tạo nét duyên dáng trong trang phục của phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc.

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Lào Cai dự kiến sắp xếp, bố trí ổn định cho 613 hộ dân cư với kinh phí hơn 103 tỷ đồng.
Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 sẽ diễn ra từ ngày 18/4/2024 đến ngày 21/4/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Hà Nội.
Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar lan tỏa bản sắc đặc trưng của văn hóa Chăm như: Âm nhạc, vũ điệu, trang phục, ẩm thực, văn khấn và những lời chúc tụng đầy tình cảm…
Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Bằng đôi tay khéo léo, sự cần cù, óc sáng tạo những phụ nữ dân tộc S’tiêng đã dệt nên những sản phẩm thổ cẩm tinh xảo, độc đáo với nét văn hóa đặc trưng.
Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Lễ mừng cơm mới là một lễ hội lớn, được coi là Tết cổ truyền của người S’tiêng, thể hiện lòng tôn kính thần lúa đã đem lại cuộc sống ấm no cho đồng bào.
Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Sau nhiều nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều khởi sắc đáng ghi nhận.
Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Lấy màu đỏ, đen làm chủ đạo, sắc màu tượng trưng cho âm dương, sự giao hòa với thiên nhiên, tạo nên sự hài hòa trang phục truyền thống dân tộc Bru - Vân Kiều.
Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố cho rằng, thời gian qua, cộng đồng Hồi giáo thành phố đã có đóng góp lớn vào sự phát triển chung của TP. Hồ Chí Minh.
Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Những năm qua, tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm đến xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị.
Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Năm 2024 Đồng Nai dành 571 tỷ đồng triển khai 10 dự án hỗ trợ phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình tại buổi làm việc với huyện A Lưới.
Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai thể hiện nét ứng xử rất văn hoá của dân tộc Tày, là tâm tư, nguyện vọng của đồng bào cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Du khách và đồng bào được trài nghiệm Lễ hội trỉa lúa của dân tộc Bru - Vân Kiều ngay tại Thủ đô Hà Nội nhân Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”.
Lai Châu: Đặc sắc Lễ hội Xòe chiêng Bản Bo

Lai Châu: Đặc sắc Lễ hội Xòe chiêng Bản Bo

Tại xã Bản Bo, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã diễn ra Lễ hội Xòe chiêng chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc xã Bản Bo”
Lào Cai: Nghề dệt của người Thu Lao được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lào Cai: Nghề dệt của người Thu Lao được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề dệt của người Thu Lao, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ Then Kin Pang: Sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và diễn xuất

Lễ Then Kin Pang: Sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và diễn xuất

Lễ Then Kin Pang là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xuất... thể hiện rõ nhất bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Thái, tỉnh Lai Châu.
Yên Bái: Sôi động Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu năm 2024

Yên Bái: Sôi động Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu năm 2024

Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu (Yên Bái) là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Mông...
Khám phá trang phục truyền thống của người Ca Dong

Khám phá trang phục truyền thống của người Ca Dong

Trang phục truyền thống của người Ca Dong có giá trị sáng tạo, văn hóa, thẩm mỹ là sự kết tinh trong môi trường tự nhiên và đúc kết từ đời sống hàng ngày
Lào Cai: Độc lạ kéo co người Tày

Lào Cai: Độc lạ kéo co người Tày

Sự độc lạ của kéo co của đồng bào dân tộc Tày, tỉnh Lào Cai không không phải nam kéo với nam, nữ kéo với nữ mà ở đây nữ đấu với nam.
Cúng máng nước, sự tôn trọng thiên nhiên của người Ca Dong

Cúng máng nước, sự tôn trọng thiên nhiên của người Ca Dong

Cúng máng nước là lễ hội quan trọng bậc nhất để cầu mong thần rừng, thần nước phù hộ, đồng thời thể hiện sự tôn trọng thiên nhiên của người Ca Dong.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động