Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Kon Tum: Đồng bào dân tộc thoát nghèo nhờ sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh trở thành “chìa khoá” giúp đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum thoát nghèo bền vững, từng bước vươn lên làm giàu.
Cần sớm công nhận sâm Ngọc Linh là sản phẩm quốc gia, cây quốc kế dân sinh Kon Tum: Đề xuất thí điểm trồng Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng đặc dụng Sâm Ngọc Linh: Cây xoá đói giảm nghèo, mở ra hướng đi mới cho huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum

Nâng cao đời sống cho người đồng bào

Hiện, tỉnh Kon Tum có khoảng 1.750 ha sâm Ngọc Linh, trong đó, trồng mới 508 ha, chủ yếu của Công ty Cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum và Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Đăk Tô; diện tích dược liệu khác xấp xỉ 5.120 ha, đạt 109,8% kế hoạch (trong đó trồng mới gần 2.500 ha, đạt 122,8% kế hoạch).

Không chỉ trồng, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh, thời gian qua tỉnh Kon Tum cũng đã kêu gọi, vận động các doanh nghiệp trong tỉnh hỗ trợ giống sâm để giúp dân phát triển loại cây trồng này. Đây được xem là cách giúp dân thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Tại huyện Tu Mơ Rông, sâm Ngọc Linh được phân bổ nhiều nhất ở vùng núi đặc hữu này. Đây là một địa phương có số người dân trồng sâm Ngọc Linh nhiều nhất trong tỉnh. Ông Võ Trung Mạnh - Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, việc phát triển sâm Ngọc Linh trong thời gian qua đã tạo điều kiện nâng cao đời sống cho người đồng bào, đặc biệt là đồng bào Xơ-đăng trên địa bàn huyện.

Kon Tum: Đồng bào dân tộc thoát nghèo nhờ sâm Ngọc Linh

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông Lê Minh Hoan và lãnh đạo tỉnh Kon Tum thăm vườn Sâm tại huyện Tu Mơ Rông (Ảnh: kontum.gov)

“Thời gian qua, huyện đã kêu gọi và phát triển được hơn 1700 ha và quy hoạch hơn 30.000 ha phát triển vùng sâm Ngọc Linh. Đồng thời, huyện tiếp tục quảng bá xúc tiến đầu tư để đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, và kêu gọi ngừoi dân đảm bảo tốt vùng trồng và đẩy mạnh kêu gọi doanh nghiệp vào chế biến sâu để phát triển loài dược liệu này”, ông Mạnh cho hay.

Để đầu tư phát triển cây sâm trên địa bàn huyện, các địa phương đã có những chính sách giúp người dân mở rộng quy mô sản xuất theo mô hình hợp tác xã, đồng thời xúc tiến kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển loại dược liệu quý này.

Tại huyện Đăk Glei, những năm gần đây, việc phát triển sâm Ngọc Linh được người dân nhiệt tình hưởng ứng, góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống kinh tế cho người dân, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn. Đến nay, tổng diện tích sâm Ngọc Linh toàn huyện đạt 34,77 ha, tăng 29,47 ha so với năm 2020 (5,3 ha).

Kon Tum: Đồng bào dân tộc thoát nghèo nhờ sâm Ngọc Linh
Ông Thái Văn Tưởng - Bí thư Huyện ủy Đăk Glei (bên phải) tham quan mô hình trồng Sâm Ngọc Linh

Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành và địa phương, trên địa bàn huyện Đắk Glei đã hình thành được nhiều hợp tác xã hoạt động hiệu quả. Các hợp tác xã đã liên kết chặt chẽ với các thành viên, hộ gia đình để có nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và các hợp tác xã, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Bà Trịnh Thị Phượng – Giám đốc Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ Đăk Glei chia sẻ: “Khi có các hợp tác xã đã thuận lợi hơn cho việc trồng, bán, trao đổi các sản phẩm dược liệu, đặc biệt từ sâm Ngọc Linh. Bà con trồng ra có thể tiêu thụ dễ dàng hơn, giá cả cao hơn, nhờ thế nên đời sống bà con dần đỡ khó khăn hơn, việc gieo trồng cũng thuận tiện cho bà con”.

Tuy nhiên, hiện việc phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Đăk GLei chủ yếu là của các nhóm hộ gia đình tự đầu tư phát triển với diện tích manh mún. Bà Y Thanh - Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei cho hay, thời gian tới cần phải có nhiều cơ chế chính sách thu hút đầu tư gắn với sản xuất, chế biến sản phẩm sâm Ngọc Linh trên địa bàn nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị lớn. “Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, quảng bá cần phải đủ mạnh. Cần có những nhà đầu tư tâm huyết, đủ lực trong việc sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, về lâu dài phải có sự liên kết với người dân để tạo ra câu chuyện người dân và doanh nghiệp cùng nhau sản xuất, tạo nên nguồn nguyên liệu lớn, bền vững, hình thành nên các hợp tác xã, tổ hợp tác”, Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei nói.

Đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm quốc gia

Mới đây, Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng tới năm 2045 vừa được Chính phủ ban hành đã mở ra cơ chế, chính sách thuận lợi để phát triển cây sâm Ngọc Linh.

Theo chương trình, tỉnh Kon Tum sẽ tập trung vào 9 nhiệm vụ chính: Tăng cường công tác thông tin truyền thông; Bảo tồn gắn với phát triển vùng trồng sâm Ngọc Linh; Nghiên cứu khoa học và quản lý chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh; Thúc đẩy chế biến, các sản phẩm sâm Ngọc Linh bền vững theo chuỗi giá trị; Xây dựng phát triển thương hiệu, thị trường, xúc tiến thương mại; Tập trung nguồn lực đầu tư và xúc tiến đầu tư phát triển Sâm Ngọc Linh; Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng trồng Sâm Ngọc Linh gắn với phát triển hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi; Rà soát đất đai cho vùng chuyên canh cây sâm Ngọc Linh và Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc đầu tư phát triển, chế biến sâm Ngọc Linh.

Kon Tum: Đồng bào dân tộc thoát nghèo nhờ sâm Ngọc Linh
Gian trưng bày sâm Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum (Ảnh: kontum.gov)

Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông Võ Trung Mạnh cho biết, chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng tới năm 2045 sẽ tạo điều kiện rất tốt để phát triển sâm Ngọc Linh trở thành sản phẩm quốc gia và từng bước vươn ra thị trường thế giới. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở tạo nguồn lực để địa phương phát triển mạnh hơn vùng sâm Ngọc Linh ở trên địa bàn. Đặc biệt, chương trình sẽ tạo điều kiện để người dân tham gia và phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc tại địa bàn vùng trồng sâm.

“Huyện cũng đề nghị với tỉnh Kon Tum trên cơ sở quyết định 611 của Thủ tướng Chính phủ, sớm cụ thể hóa chương trình để tạo nguồn lực để người dân phát triển. Đồng thời, đề xuất các cơ quan bộ, ngành sớm đánh giá, công nhận sâm Ngọc Linh là sản phẩm quốc gia, cây quốc kế dân sinh. Đặc biệt, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc liên quan đến luật bảo vệ rừng, phát triển dược liệu dưới tán rừng cũng như phát triển du lịch dưới tán rừng”, ông Mạnh đề xuất.

Trong đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh Kon Tum đề ra mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 25.000 ha các loài cây dược liệu, trong đó, có 10.000 ha sâm Ngọc Linh (khoảng 100 triệu cây).

Đề án cũng nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh về dược liệu, sử dụng bền vững, có hiệu quả nguồn dược liệu tự nhiên hiện có. Đặc biệt, đề án nhằm phát triển vùng dược liệu tỉnh Kon Tum thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia và trở thành trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước vào năm 2025; phát triển sản phẩm đặc hữu sâm Ngọc Linh Kon Tum gắn với đẩy mạnh quảng bá và nâng tầm vị thế thương hiệu sản phẩm sâm Ngọc Linh Kon Tum K5 tại thị trường trong nước và quốc tế.

Kon Tum: Đồng bào dân tộc thoát nghèo nhờ sâm Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh được trưng bày tại Phiên chợ sâm Ngọc Linh

Để sâm Ngọc Linh tại Kon Tum phát triển bền vững, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Chính phủ cho tỉnh Kon Tum thực hiện thí điểm trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng đặc dụng kết hợp với bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý bảo vệ rừng bền vững tài nguyên rừng đặc dụng. “Đồng thời, sớm ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển dược liệu, nhất là cơ chế tiếp cận vốn vay ưu đãi để khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư mở rộng phát triển dược liệu nói chung và sâm Ngọc Linh nói riêng và sớm có chính sách thuê môi trường rừng phòng hộ, đặc dụng để phát triển cây sâm Ngọc Linh”, ông Nguyễn Văn Nam - Phó Chi cục trưởng Phụ trách Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum kiến nghị.

Với những tiềm năng và lợi thế về dược liệu, sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, sự vào cuộc của các nhà đầu tư, doanh nghiệp cộng với sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, hi vọng rằng trong thời gian tới tỉnh Kon Tum sẽ trở thành vùng dược liệu trọng điểm của quốc gia. Sâm Ngọc Linh nói riêng và dược liệu nói chung sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo cho bà con, đồng thời bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường sinh thái.

Chính vì sâm Ngọc Linh có giá trị cao nên thời gian gần đây, các tổ chức, cá nhân tìm đủ chiêu trò để trục lợi như: Gắn mác sâm Ngọc Linh cho các loại củ có vẻ ngoài giống sâm Ngọc Linh như tam thất, sâm Trung Quốc, sâm Lai Châu để bán cho khách với giá trên trời; làm khống bản xác nhận có liên kết trồng sâm với dân hay lợi dụng giấy xác nhận vùng trồng, liên kết để mang đi mua bán, kinh doanh… Để không gây ảnh hưởng, làm mất uy tín thương hiệu sâm Ngọc Linh, ông Võ Trung Mạnh – Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết trong thời gian đến, huyện sẽ tiếp tục phối hợp lập hồ sơ pháp lý vùng trồng sâm cho các hộ gia đình để quản lý. Song song với đó, huyện sẽ khuyến cáo trên các trang điện tử về việc người dân, doanh nghiệp khi mua bán sâm, cần lập vi bằng hoặc làm hợp đồng mua bán để nếu phát hiện sâm giả, sẽ có cơ sở để ngành chức năng nghiêm trị.
Hạ Vĩ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sâm Ngọc Linh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương góp ý triển khai quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030

Bộ Công Thương góp ý triển khai quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng vừa ký văn bản góp ý dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đắk Nông: Sụt lún, sạt trượt rất nghiêm trọng bên đường Hồ Chí Minh

Đắk Nông: Sụt lún, sạt trượt rất nghiêm trọng bên đường Hồ Chí Minh

Tỉnh Đắk Nông triển khai khắc phục tình trạng sạt lở, nhằm bảo vệ an toàn đường Hồ Chí Minh đoạn qua xã Quảng Tín, huyện Đắk R'lấp.
Hải Dương: Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Hải Dương: Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Hải Dương đề nghị tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Ngành du lịch Đà Nẵng ủng hộ gần 2,1 tỷ đồng hỗ trợ miền bắc khắc phục khó khăn

Ngành du lịch Đà Nẵng ủng hộ gần 2,1 tỷ đồng hỗ trợ miền bắc khắc phục khó khăn

Ngành du lịch Đà Nẵng quyên góp gần 2,1 tỷ đồng gửi ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Lãnh đạo tỉnh Nam Định xúc tiến thu hút đầu tư tại Thụy Sỹ

Lãnh đạo tỉnh Nam Định xúc tiến thu hút đầu tư tại Thụy Sỹ

Tiếp sau chuyến xúc tiến thu hút đầu tư tại Đức, lãnh đạo tỉnh Nam Định tiếp tục tổ chức hoạt động tương tự tại Thụy Sỹ.

Tin cùng chuyên mục

Cà Mau: Không để xảy ra việc găm hàng, nâng giá bất hợp pháp

Cà Mau: Không để xảy ra việc găm hàng, nâng giá bất hợp pháp

UBND tỉnh Cà Mau đề nghị các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường không để xảy ra các vi phạm liên quan đến găm hàng, nâng giá bất hợp pháp.
Hải Phòng: Khẩn cấp di dời tài sản của hơn 300 hộ dân tại chung cư Vạn Mỹ

Hải Phòng: Khẩn cấp di dời tài sản của hơn 300 hộ dân tại chung cư Vạn Mỹ

Sáng 17/9, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng phối hợp các lực lượng chức năng hỗ trợ di chuyển tài sản của các hộ dân tại chung cư cũ Vạn Mỹ vì nguy hiểm cấp độ D.
Nga Sơn (Thanh Hóa): Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

Nga Sơn (Thanh Hóa): Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

Trong 6 tháng đầu năm 2024, huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) đã huy động được 361,186 tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Thái Nguyên tăng tốc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Thái Nguyên tăng tốc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Vượt qua khó khăn, thách thức, 8 tháng năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên tiếp tục ghi nhận những kết quả tích cực ở một số lĩnh vực.
Long An: Sở Công Thương phát động ủng hộ đồng bào miền Bắc bị bão, lụt

Long An: Sở Công Thương phát động ủng hộ đồng bào miền Bắc bị bão, lụt

Ngày 16/9, Sở Công Thương tỉnh Long An đã phát động, quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão, lụt gây ra.
Bình Định: Sản xuất công nghiệp và thương mại có mức tăng trưởng khá

Bình Định: Sản xuất công nghiệp và thương mại có mức tăng trưởng khá

Theo đánh giá của Sở Công Thương Bình Định, kết quả hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại có mức độ tăng trưởng khá cao, thương mại duy trì ổn định
Hải Phòng hoàn thành trồng, dựng lại cây xanh bị gãy, đổ trên nhiều tuyến phố

Hải Phòng hoàn thành trồng, dựng lại cây xanh bị gãy, đổ trên nhiều tuyến phố

Theo thống kê đến ngày 16/9, bão số 3 làm hơn 82.000 cây xanh bị gãy đổ. Đến nay, TP. Hải Phòng cơ bản hoàn thành thu dọn cũng như trồng dựng lại các cây xanh.
Quảng Nam tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới gần biển Đông

Quảng Nam tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới gần biển Đông

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; thông báo cho tàu thuyền còn trên biển biết hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới
Bình Thuận: Tăng cường bảo đảm trật tự hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ

Bình Thuận: Tăng cường bảo đảm trật tự hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ

Ngày 16/9, UBND tỉnh Bình Thuận vừa ký ban hành Kế hoạch tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ.
Bình Thuận: Tiến độ giải phóng mặt bằng 2 trạm dừng nghỉ cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết đến đâu?

Bình Thuận: Tiến độ giải phóng mặt bằng 2 trạm dừng nghỉ cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết đến đâu?

Sáng 16/9, UBND Bình Thuận đã có buổi làm việc báo cáo tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng 2 trạm dừng nghỉ trên tuyến đường bộ cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.
Khánh Hoà: Đầu tư đường giao thông Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong

Khánh Hoà: Đầu tư đường giao thông Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong

Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hoà đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường giao thông Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (giai đoạn 2).
Sau vụ sập cầu Phong Châu, TP. Hồ Chí Minh khẩn trương kiểm tra cầu sắt cũ, cầu lâu năm

Sau vụ sập cầu Phong Châu, TP. Hồ Chí Minh khẩn trương kiểm tra cầu sắt cũ, cầu lâu năm

Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh đề nghị UBND các quận, huyện và TP. Thủ Đức kiểm tra cầu sắt cũ, cầu lâu năm, không đồng bộ với trọng tải trên địa bàn.
Bình Thuận: Khoanh vùng các khu vực có nguy cơ sạt lở cao trong mùa bão lũ

Bình Thuận: Khoanh vùng các khu vực có nguy cơ sạt lở cao trong mùa bão lũ

Trước tình hình mưa bão diễn biến phức tạp, ngày 16/9, các địa phương của Bình Thuận đang rà soát, khoanh vùng các khu vực, tuyến đường có nguy cơ sạt lở cao.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Thông tin mới nhất vụ suất ăn 30.000 đồng của giáo viên chỉ có 2 miếng chả

Bà Rịa – Vũng Tàu: Thông tin mới nhất vụ suất ăn 30.000 đồng của giáo viên chỉ có 2 miếng chả

Các giáo viên Trường Mầm non Ánh Dương (Bà Rịa – Vũng Tàu) được Ban Giám hiệu trường trả lại tiền ăn đã đóng trước đó sau khi trừ đi tiền ăn những ngày vừa qua.
Chi tiết lịch cắt điện tỉnh Tây Ninh từ 16/9 đến 22/9

Chi tiết lịch cắt điện tỉnh Tây Ninh từ 16/9 đến 22/9

Công ty Điện lực Tây Ninh thông báo lịch ngừng, giảm mức cung cấp điện để thí nghiệm, sửa chữa và bảo trì lưới điện từ 16/9/2024 đến 22/9/2024.
Bình Thuận: Nâng cao nhận thức của ngư dân về bảo vệ công trình đường ống khí dưới biển

Bình Thuận: Nâng cao nhận thức của ngư dân về bảo vệ công trình đường ống khí dưới biển

Ngày 16/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận cho biết, vừa tổ chức tuyên truyền cho 300 ngư dân về bảo vệ an ninh, an toàn đường ống dẫn khí biển.
Lào Cai: Quyết tâm hoàn thành khu tái định cư thôn Nậm Tông và thôn Làng Nủ trước 31/12

Lào Cai: Quyết tâm hoàn thành khu tái định cư thôn Nậm Tông và thôn Làng Nủ trước 31/12

UBND tỉnh Lào Cai và Đài Truyền hình Việt Nam đã trao đổi, bàn bạc thống nhất việc triển khai, khắc phục khẩn cấp khu tái định cư thôn Nậm Tông và Làng Nủ.
Thanh Hóa: Khởi công dự án Cụm công nghiệp Thọ Minh có tổng vốn đầu tư khoảng 180 tỷ đồng

Thanh Hóa: Khởi công dự án Cụm công nghiệp Thọ Minh có tổng vốn đầu tư khoảng 180 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Thọ Minh với tổng vốn đầu tư khoảng 180 tỷ đồng sẽ thu hút đầu tư đa ngành như chế biến nông - lâm sản, thực phẩm, may mặc, da giày, cơ khí...
Gia Lai: Yêu cầu thu hồi hơn 27 tỷ đồng bị nhà thầu chiếm dụng vốn tạm ứng

Gia Lai: Yêu cầu thu hồi hơn 27 tỷ đồng bị nhà thầu chiếm dụng vốn tạm ứng

Tỉnh Gia Lai yêu cầu thu hồi hơn 27 tỷ đồng số tiền các nhà thầu chiếm dụng vốn tạm ứng quá hạn nhưng 'chây ì' không nộp trả về ngân sách.
Hà Nội: Huyện Mỹ Đức vẫn chìm trong biển nước

Hà Nội: Huyện Mỹ Đức vẫn chìm trong biển nước

Sáng 16/9, theo ghi nhận của phóng viên Vuasanca , một số xã thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội như Hợp Tiến, An Phú, Hợp Thanh… vẫn bị ngập sâu trong nước lũ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động