Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Từ việc hàng loạt khách hàng hủy đơn sau phiên live bạc tỷ của Tiktoker Hằng Du Mục:

Làm gì để chinh phục người tiêu dùng trong thời đại số?

Người tiêu dùng hiện nay không chỉ quan tâm đến chất lượng, giá cả hàng hoá mà còn quan tâm đặc biệt đến sự trải nghiệm khi mua sắm qua mạng xã hội.
Đảm bảo thực thi đúng, hiệu quả các quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Tăng cường tuân thủ pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho tổ chức, cá nhân kinh doanh online

Những lời “vạ miệng” trong livestream bạc tỷ

Trưa 7/7, trong phiên Mega live trên TikTok của Hằng Du Mục, 12 tấn sầu riêng đã được “chiến thần livestream” này cùng cộng sự là Quang Linh Vlogs bán hết sạch trong chưa đầy 5 phút. Giá bán của mặt hàng là combo 5 kg sầu riêng Ri 6 có giá 715.000 đồng (giá gốc 950.000 đồng), combo 2 kg sầu riêng Musang king có giá 529.000 đồng (giá gốc 745.000 đồng). Cô cũng được ưu ái gọi là “chiến thần nông sản” sau phiên livestream này.

Tuy nhiên, ồn ào đã xảy ra ngay sau đó khi hàng loạt người mua hàng đã kêu gọi huỷ đơn khi đại diện livestream của một nhãn hàng sầu riêng tỏ thái độ kém duyên với Quang Linh Vlogs trong phiên livestream.

Cụ thể, O Huyền Sầu Riêng (tên thật: Nguyễn Thái Huyền) - đại diện phía nhãn hàng nhiều lần nói Quang Linh ăn sầu riêng quá nhiều. Đồng thời nêu rõ sẽ không mời anh chàng tham gia lễ hội sầu riêng vào tháng 8 tới đây. "Tháng 8 có lễ hội sầu riêng ở Đắk Lắk. O Huyền mời nha. Chị có mời Linh đâu. Ăn cỡ như Linh thì làm sao ai nuôi cho nổi! Mời tất cả mọi người trừ Linh nha"; "Không! Đừng! Đừng mời Linh, lên nó ăn hết sầu riêng. Nhất quyết không mời! Không được"... là những lời O Huyền đã nói với Quang Linh. Gương mặt người này tỏ ra nghiêm túc, không hề đùa cợt khiến cho Quang Linh nhiều lần đứng hình, trong khi Hằng Du Mục ở bên cạnh cũng phải sượng trân.

Làm gì để chinh phục người tiêu dùng trong thời đại số?
Foodmap lên tiếng xin lỗi về vụ việc

Hậu quả, Foodmap – nơi phân phối sầu riêng của phiên livestream đã trở thành “nạn nhân” khi bị người mua hàng tràn vào thả phẫn nộ lẫn bình luận trên trang cá nhân. Vụ việc ồn ào đến mức chiều 8/7, trên kênh TikTok chính thức, Foodmap đã phải lên tiếng xin lỗi về vụ việc, đồng thời mong khách hàng không tiếp tục huỷ đơn nữa.

"Cả nhà đừng vội huỷ đơn nhé! Vì hơn 30 ngày miệt mài và nỗ lực tuyển chọn từ hơn 50 vườn sầu riêng và hơn 100 cộng sự. Tuyển chọn từng quả sầu riêng từ các nhà vườn canh tác an toàn. Từng giọt mồ hôi, từng giây phút cố gắng, kiểm tra chất lượng sầu riêng, tỉ mỉ từng khâu đóng gói... Dù đã chuẩn bị kĩ lưỡng nhưng cũng không tránh khỏi những sơ suất từ chủ quan lẫn khách quan. Foodmap xin lỗi vì những trải nghiệm chưa tốt trong phiên live 7/7 vừa qua…" – Foodmap thông tin chính thức trên kênh của mình.

Vụ việc tiếp tục diễn biến ồn ào khi Hằng Du Mục và Quang Linh Vlog liên tục lên tiếng để kêu gọi khách hàng dừng huỷ đơn. Đến sáng 9/7, “nhân vật chính” của lùm xùm này là O Huyền Sầu Riêng cũng đã phải lên tiếng xin lỗi Quang Linh và nhãn hàng về sự việc trên trang cá nhân. Cô cho biết đây là lần đầu tiên được mời tham dự phiên mega live lớn như vậy, bản thân còn chưa đủ kinh nghiệm. Do đó, cô đã chưa biết cách trò chuyện, diễn đàn khiến trò đùa trở thành việc có ý không tốt với Quang Linh, làm khách hàng không hài lòng.

Một vụ việc tương tự như trên cũng đã xảy ra tại Trung Quốc vào năm 2023 khi Lý Giai Kỳ - "Ông hoàng son môi" Trung Quốc với những phiên livestream mang lại doanh thu 10 - 20 tỷ NDT (gần 34.000 - 68.000 tỷ đồng) bị tẩy chay, mất hàng tỷ USD cũng vì vạ miệng.

Cụ thể, năm 2023, Lý Giai Kỳ tổ chức một buổi livestream giới thiệu sản phẩm mỹ phẩm của mình. Trong khi trò chuyện, một khán giả đặt câu hỏi về giá của một sản phẩm và cho rằng giá đã tăng lên. Lý Giai Kỳ phản bác rằng giá vẫn ổn định và trách người tiêu dùng không chịu làm việc chăm chỉ để tăng thu nhập, đủ tiền mua sản phẩm mình mong muốn.

Phát ngôn của Giai Kỳ nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc và gây ra sự phẫn nộ từ phía người tiêu dùng. Lý Giai Kỳ phải công khai nói lời xin lỗi trên trang cá nhân Weibo và trong các phiên bán hàng trực tuyến tiếp theo. Chỉ trong thời gian ngắn, anh mất hơn 1 triệu người theo dõi trên nền tảng mạng xã hội Weibo. Doanh thu các buổi phát sóng trực tiếp của Giai Kỳ cũng liên tục sụt giảm.

Làm gì để giữ chân khách hàng?

Thời gian qua, những cuộc livestream đã trở nên quen thuộc với rất nhiều người dùng mạng xã hội nhờ mang lại lợi nhuận cao trong khi chi phí thấp, tiếp cận được nhiều người mua. Nhiều phiên bán hàng có sự tham gia của các KOL (người có ảnh hưởng trên mạng xã hội) cũng mang lại doanh thu rất cao. Đó là lý do livestream đang trở thành kênh bán hàng trực tuyến hiệu quả, thậm chí được dự báo sẽ bùng nổ thành ngành công nghiệp tỷ USD.

Tuy nhiên, tình huống từ phiên livestream trên cũng cho thấy, mạng xã hội thực sự là “con dao hai lưỡi” với các nhãn hàng với chính sức lan toả của mình. Người bán hàng có thể dùng mạng xã hội bán hàng, nhưng cũng có thể dùng mạng xã hội để cùng nhau đồng loạt huỷ đơn nếu có được trải nghiệm không tốt. Hậu quả cuối cùng sẽ rất nặng nề đối với chính nhãn hàng.

Theo các chuyên gia, việc “chốt đơn” từ các phiên livestream bạc tỷ đôi khi không phải xuất phát từ việc người tiêu dùng thực sự muốn món hàng đó, mà là từ tâm lý FOMO (sợ bỏ lỡ), hoặc tâm lý đám đông. Nhiều người tiêu dùng cũng sẵn sàng mua hàng vì cảm tình với các KOLs trực tiếp bán hàng.

Tại một sự kiện của ngành marketing diễn ra cuối năm 2022, đại diện Tiktok Việt Nam cho biết ý tưởng của nền tảng này là bán hàng ngay cả cho những người không có nhu cầu, dựa vào con số người dùng trên TikTok ở Việt Nam rất đông, mỗi ngày có đến 50 triệu giờ xem video, chưa kể xem livestream. Điều này giống như việc mọi người đi dạo các trung tâm thương mại vào cuối tuần và phát sinh việc mua sắm khi đi qua các gian hàng.

Theo đó, để giữ chân khách hàng thông qua các phiên livestream bạc tỷ, chất lượng, giá cả và các ưu đãi “khủng” từ các thương hiệu chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ là các nhãn hàng, các KOL cần cho người tiêu dùng những trải nghiệm tích cực và dễ chịu đến từ thái độ chuyên nghiệp, sự khéo léo, thấu hiểu tâm lý khách hàng.

Bà Thoa Vũ, người sáng lập HZ Media – một đơn vị chuyên cung cấp giải pháp Marketing và bán hàng online cho biết, một buổi livestream thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Có thể kể đến như chương trình của thương hiệu, voucher khuyến mãi từ sàn, quảng cáo, truyền thông, tên tuổi người bán hàng chính buổi livestream và đội ngũ hỗ trợ.

“Vì đặc thù của nền tảng này thiên về mua sắm giải trí, chúng tôi nghĩ yếu tố quan trọng nhất là khiến cho người xem vừa có trải nghiệm tốt về sản phẩm vừa cảm thấy giải trí trong lúc mua hàng”, bà Thoa Vũ cho hay.

Ngay dưới livestream kêu gọi khách hàng dừng huỷ đơn của Foodmap cũng có một bình luận thu hút đến 44,5 nghìn lượt like: “Hàng trăm cộng sự tuyển chọn được hàng ngàn trái sầu riêng hoàn hảo vậy mà không tuyển chọn được một người đại diện hoàn hảo…”. Điều này càng cho thấy, sự trải nghiệm của khách hàng là yếu tố không thể bỏ qua khi livestream bán hàng.

Livestream bán hàng là xu hướng tất yếu của ngành bán lẻ. Phương thức này có tiềm năng đem về “triệu đô” cho những ai biết cách khai thác hiệu quả ở nhiều nền tảng sàn thương mại điện tử như Tiktok Shop, Shopee hay mạng xã hội như Facebook. Từ đó, ngành cũng đặt ra mức độ cạnh tranh giữa các nhà bán hàng, những người sáng tạo nội dung trong lĩnh vực giới thiệu, review sản phẩm (KOC), những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, người nổi tiếng (KOL, influencer). Thị trường livestream trong tương lai sẽ cần nhân sự chất lượng để tạo ra sân chơi chuyên nghiệp.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: mạng xã hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chuyên gia chia sẻ thành công trong kinh doanh nhờ livestream

Chuyên gia chia sẻ thành công trong kinh doanh nhờ livestream

Theo các chuyên gia về thương mại điện tử, livestream là con đường nhanh nhất giúp người bán tiếp cận nhiều người mua, đem lại doanh thu cao dù mức đầu tư thấp.
Những xu thế tiêu dùng mới, doanh nghiệp Việt cần chớp thời cơ

Những xu thế tiêu dùng mới, doanh nghiệp Việt cần chớp thời cơ

Các dòng sản phẩm như dụng cụ học tập, phụ kiện công nghệ và quà tặng mùa tựu trường là cơ hội hấp dẫn cho các nhà bán hàng thương mại điện tử kinh doanh.
Thương mại điện tử chuyên nghiệp bắt đầu bằng việc các sàn kiện toàn chính sách

Thương mại điện tử chuyên nghiệp bắt đầu bằng việc các sàn kiện toàn chính sách

Shopee đã điều chỉnh và làm mới hơn 10 chính sách chỉ trong vòng hơn nửa năm để cải tổ quy trình hoạt động thương mại điện tử theo hướng chuyên nghiệp
Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Các doanh nghiệp kinh doanh sơn đã bước vào cuộc đua thực sự với chất lượng sơn ngày càng được nâng cao, đa dạng về chủng loại, tính năng, màu sắc.
Thúc đẩy liên kết phát triển thương mại điện tử ở Tây Nguyên

Thúc đẩy liên kết phát triển thương mại điện tử ở Tây Nguyên

Thúc đẩy liên kết phát triển thương mại điện tử giữa Tây Nguyên và các vùng khác trong cả nước, tạo đà cho sự phát triển chung của nội vùng, liên vùng.

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt nền tảng tra cứu, truy xuất và xác thực hàng hóa Echeck

Ra mắt nền tảng tra cứu, truy xuất và xác thực hàng hóa Echeck

Sự kiện ra mắt nền tảng tra cứu, truy xuất và xác thực hàng hóa Echeck được đánh giá là "cánh cửa" mới cho sự phát triển của nền thương mại điện tử Việt Nam.
Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên

Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên

Dự kiến, ngày 4/9, tại thành phố Pleiku sẽ diễn ra Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên.

'Nghề Chủ Chốt': Cùng Hằng Du Mục đưa nông sản 'bùng nổ' trên TikTok Shop

Tập 4 của “Nghề Chủ Chốt”, khán giả chứng kiến hành trình Hằng Du Mục vượt thử thách, đưa nông sản Việt lên TikTok Shop, tiếp cận và chinh phục người tiêu dùng.
Sáng tạo nội dung số trên TikTok Shop - Hành trình

Sáng tạo nội dung số trên TikTok Shop - Hành trình 'từ không đến có'

Sự tăng trưởng của TikTok Shop cũng song hành với sự phát triển của không ít thương hiệu và nhà bán hàng, cả doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các tiểu thương...
Thừa Thiên Huế: Phổ biến pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử

Thừa Thiên Huế: Phổ biến pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị phổ biến các quy định pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử cho doanh nghiệp, cá nhân, đơn vị…
TikTok đang trở thành mạng xã hội không thể thiếu của người Việt

TikTok đang trở thành mạng xã hội không thể thiếu của người Việt

Trong 5 nền tảng mạng xã hội hàng đầu tại Việt Nam, TikTok là ứng dụng duy nhất có sự tăng trưởng trong quý vừa qua.
Mở “cánh cửa online” cho hàng Việt xuất khẩu

Mở “cánh cửa online” cho hàng Việt xuất khẩu

Việt Nam là nền kinh tế xuất khẩu, với thế mạnh dệt may, da giày, gạo, nông sản… dư địa, tiềm năng về thương mại điện tử xuyên biên giới rất lớn.
Gần 100 doanh nghiệp đăng ký thành công dịch vụ chữ ký số từ xa sau 1 tháng triển khai

Gần 100 doanh nghiệp đăng ký thành công dịch vụ chữ ký số từ xa sau 1 tháng triển khai

Trung tâm Phát triển thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số triển khai dịch vụ chữ ký số từ xa cho doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công.
Đại diện TikTok Việt Nam: Cá nhân, tổ chức bán hàng trên nền tảng có nghĩa vụ tự kê khai thuế

Đại diện TikTok Việt Nam: Cá nhân, tổ chức bán hàng trên nền tảng có nghĩa vụ tự kê khai thuế

Theo đại diện TikTok, khai báo và thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ nộp thuế khi tham gia nền tảng là yêu cầu bắt buộc và đang được nền tảng siết chặt.
Thương mại điện tử hoàn thiện chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp Việt đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số

Thương mại điện tử hoàn thiện chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp Việt đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số

Tốc độ phát triển của kinh tế số phụ thuộc rất nhiều vào “kiềng ba chân”: chính sách vĩ mô từ Nhà nước, sàn thương mại điện tử và chủ động của doanh nghiệp.
Viettel Post kinh doanh ra sao trước khi chủ tịch Nguyễn Thanh Nam xin từ nhiệm?

Viettel Post kinh doanh ra sao trước khi chủ tịch Nguyễn Thanh Nam xin từ nhiệm?

Ông Nguyễn Thanh Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) và Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2024-2029, đã nộp đơn xin từ nhiệm tại Viettel Post.
Xanh hóa

Xanh hóa 'ô nhiễm trắng' trong giao dịch thương mại điện tử

Sự phát triển mua hàng trực tuyến mang theo hệ lụy rác thải trong giao - nhận, làm gia tăng ô nhiễm trắng, J&T Express có những biện pháp, để bảo vệ môi trường.
Thương mại điên tử xuyên biên giới tạo cơ hội xuất khẩu lớn cho doanh nghiệp MSME

Thương mại điên tử xuyên biên giới tạo cơ hội xuất khẩu lớn cho doanh nghiệp MSME

Xuất khẩu trực tuyến qua thương mại điện tử giúp tối giản thủ tục xuất nhập khẩu và quy trình vận hành gian hàng quốc tế
"Chung" tiền đập đá tìm ngọc: Cơ quan quản lý yêu cầu TikTok xử lý dấu hiệu hình sự, trốn thuế

"Chung" tiền đập đá tìm ngọc: Cơ quan quản lý yêu cầu TikTok xử lý dấu hiệu hình sự, trốn thuế

Chủ sở hữu các sàn giao dịch thương mại điện tử phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn, loại bỏ khỏi website, hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh.
Phát triển thương mại điện tử: Thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt

Phát triển thương mại điện tử: Thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt

Các nền tảng thương mại điện tử đang là nơi tiêu thụ hàng Việt hiệu quả, đặc biệt là các sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP, đặc sản địa phương…
Bộ Công Thương đào tạo kỹ năng kinh doanh trực tuyến tại 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Bộ Công Thương đào tạo kỹ năng kinh doanh trực tuyến tại 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh.. của 3 tỉnh Long An, Tiền Giang và Bến Tre đã được tiếp cận kỹ năng kinh doanh trực tuyến để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Hành trình chinh phục thị trường

Hành trình chinh phục thị trường 'màn hình led' của LED D&Q

Với khả năng hiển thị hình ảnh sống động, sắc nét và bắt mắt, màn hình LED đang trở thành công cụ không thể thiếu trong chiến lược marketing của doanh nghiệp.
Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ Thái Nguyên trở thành trung tâm kết nối, liên kết vùng về thương mại điện tử

Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ Thái Nguyên trở thành trung tâm kết nối, liên kết vùng về thương mại điện tử

Thái Nguyên được đánh giá rất thuận tiện để trở thành trung tâm kết nối, phát triển được sự liên kết vùng về thương mại điện tử.

'Nghề Chủ Chốt': Tiết lộ bí mật hậu trường của những phiên livestream ''thay đổi cuộc chơi''

Livestream không còn là nghề tay ngang, mà là một nghề thực thụ, cần sự đầu tư nghiêm túc, chỉn chu để mang đến những giá trị bền vững cho công chúng.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Thích ứng để đưa hàng Việt đến với thị trường toàn cầu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Thích ứng để đưa hàng Việt đến với thị trường toàn cầu

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang là xu thế trong xuất khẩu. Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng để đưa hàng Việt đến với thị trường toàn cầu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động