Sản phẩm may mặc tại Đồ Sơ sinh Ếch Cốm thiếu chứng nhận hợp quy Đồ sơ sinh Ếch Cốm vi phạm mang tính hệ thống? Vì sao đơn hàng tăng, doanh nghiệp dệt may vẫn lo? |
Đã từ lâu, thương hiệu thời trang Owen, sản phẩm của Công ty Cổ phần thời trang Kowil Việt Nam được người tiêu dùng trong nước biết đến và lựa chọn sử dụng. Trong tâm trí của nhiều người tiêu dùng thì Owen là một thương hiệu thuần Việt, các cửa hàng đều bán sản phẩm Việt Nam với thông tin pháp lý rõ ràng.
Trong bài viết “Thời trang owen của nước nào?” đăng trên website owen.vn, Công ty Cổ phần thời trang Kowil Việt Nam cũng giới thiệu: “Khi mới nghe tên thời trang Owen rất nhiều người nghĩ rằng đây là một thương hiệu nhập ngoại. Owen có vẻ giống như một cái tên từ Nhật Bản. Không hề! Owen là mặt hàng “made in Viet Nam”, một thương hiệu nội địa”.
Trong một bài viết khác, Công ty Cổ phần thời trang Kowil Việt Nam cũng khẳng định: Giữa vô vàn các hãng thời trang không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng không có sự đảm bảo, Owen khẳng định vị thế là thương hiệu Việt uy tín chất lượng cao, kiến tạo chuẩn mực mới cho thời trang dành cho nam giới.
Thế nhưng vừa qua, một cửa hàng mang thương hiệu này đang bị người tiêu dùng trên địa bàn TP Lạng Sơn phản ánh về việc bán sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc, thiếu chứng nhận hợp quy. Phóng viên Vuasanca đã tìm hiểu thực tế về vấn đề này.
Cửa hàng mang thương hiệu Owen tại 102 đường Trần Đăng Ninh, phường Hoàng Văn Thụ, TP Lạng Sơn. (Ảnh: Thanh Minh) |
Theo ghi nhận của phóng viên, cửa hàng trên có địa chỉ tại số 102 đường Trần Đăng Ninh, phường Hoàng Văn Thụ, TP Lạng Sơn – một vị trí trung tâm, đắc địa tại TP Lạng Sơn. Phía bên ngoài, biển hiệu được treo thương hiệu Owen và dòng chữ Công ty Cổ phần thời trang Kowil Việt Nam.
Các sản phẩm ở đây chủ yếu là thời trang nam dành cho người lớn. Đúng như phản ảnh của người tiêu dùng, bên cạnh các sản phẩm mang thương hiệu Owen, tại đây đang bán một số lượng lớn quần áo có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng thiếu chứng nhận hợp quy, các thông tin về sản phẩm cũng không đầy đủ.
Trước thắc mắc của phóng viên về việc tại sao cửa hàng mang thương hiệu Owen lại bán hàng Trung Quốc chủ cửa hàng cho biết: “Đấy là hàng Quảng Châu (Trung Quốc) cửa hàng đang bán giảm giá”.
Một số sản phẩm dệt may trong cửa hàng thiếu chứng nhận hợp quy. (Ảnh: Thanh Minh) |
Tiếp tục tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên đã liên hện tới số điện thoại tổng đài của Công ty Cổ phần thời trang Kowil Việt Nam và được nhân viên trực tổng đài cho biết: “Thương hiệu Owen có địa chỉ tại 102 Trần Đăng Ninh không nằm trong hệ thống truyền thông của công ty, cửa hàng này có thể là đại lý bán hàng tổng hợp”.
Theo quy định các sản phẩm dệt may, hàng may mặc trước khi đưa ra thị trường bắt buộc phải được chứng nhận phù hợp quy chuẩn QCVN 01:2017/BCT về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong sản phẩm dệt may.
Trong đó, dấu hợp quy CR do doanh nghiệp được chứng nhận hợp quy tự gắn lên sản phẩm hàng hóa của mình, đồng thời chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý. Cơ quan quản lý sẽ kiểm tra dấu hợp quy trên sản phẩm, bao bì sản phẩm.
Việc cửa hàng trên bán hàng may mặc nhưng lại thiếu chứng nhận hợp quy là hành vi vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, dù không nằm trong hệ thống truyền thông nhưng cửa hàng trên vẫn treo biển thương hiệu Owen và Công ty Cổ phần thời trang Kowil Việt Nam sẽ khiến cho người tiêu dùng có sự nhầm lẫn khi lựa chọn sản phẩm. Liệu đây có phải là hành vi giả mạo thương hiệu, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?
Còn nếu như Công ty Cổ phần thời trang Kowil Việt Nam cho phép các đại lý để tên thương hiệu Owen nhưng lại bán hàng tổng hợp không đầy đủ thông tin pháp lý như trên sẽ làm xấu đi hình ảnh của thương hiệu mà công ty đã có hơn 10 năm gây dựng? Trước đó, một cửa hàng mang thương hiệu Owen trên địa bàn TP Hà Nội cũng đã từng bị báo chí phản ánh về việc bán hàng thiếu chứng nhận hợp quy.
Thiết nghĩ để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, các cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn cần kiểm tra, làm rõ vấn đề nêu trên và xử lý nghiêm sai phạm (nếu có).