Lần lượt từ trái sang: Thượng tá Phạm Thị Thuận; TS.BS.Trung tá Nông Hữu Thọ- Bệnh xá trưởng- Trung tâm y tế thị trấn Trường Sa khám chữa bệnh và cấp cứu cho dân và quân trên đảo Trường Sa lớn |
|
Thượng tá Phạm Thị Thuận | Lần này ra Trường Sa chị mong ước có thể lên được Nhà giàn DK1 để cảm nhận những khó khăn, gian khổ và hiểm nguy mà những đồng đội của mình đã và đang trải qua. Trên boong tàu nhìn sóng nước mênh mông, chị Thuận đã thốt lên đất nước mình đẹp quá. Trong không gian xanh thẳm của biển trời, tiếng sóng biển vỗ nhẹ vào thân tàu như hòa theo lời chị kể. Chị Thuận cho biết: Mùa hè năm 1991 khi tôi còn là chiến sĩ làm nhiệm vụ Báo thoại của Đại đội 63 – Trung đoàn 602 (nay là Lữ đoàn 602) – Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân. Thời điểm đó, nhà giàn DK1 chưa được xây dựng kiên cố và to đẹp như bây giờ. |
Ban đêm nhận được tin báo động từ một cán bộ của Nhà giàn truyền về, lúc đó Nhà giàn DK1 có 5 chiến sĩ đang làm nhiệm vụ, ngay sau khi nhận được tin báo tôi đã báo ngay về phòng Tác chiến của Sở Chỉ huy, Bộ Tư lệnh Hải quân đã kịp thời điều tàu của Lữ đoàn 171 ra cứu, sau đó 5 chiến sĩ đã được cứu sống trong tình trạng Nhà giàn đã đổ hoàn toàn, các cán bộ, chiến sĩ phải bám vào cột nhà giàn để chống chọi với sóng biển chờ tàu cứu hộ. Đến năm 1992, khi chị Thuận vinh dự được tham dự Đại hội Đoàn toàn quân lần thứ Nhất có sự tham dự của Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, chị Thuận đã bày tỏ tình yêu Trường Sa bằng một bài thơ “Em chưa một lần ra Trường Sa”- và niềm mơ ước đó sau 35 năm công tác giờ mới trở thành hiện thực. Bài thơ có đoạn viết: Chưa một lần được tới nơi anh sống Qua giọng nói trong khuôn hình xa thẳm Em thấy nơi anh cuộc sống thật giản đơn Nơi đảo nhỏ bồng bềnh sóng nước Lời thoại đậm đà pha vị mặn biển khơi Biết không anh bao thương nhớ đầy vơi Em gửi vào cánh sóng thông tin dành cho anh đó Ngày lại ngày vào ca em trực Nghe tiếng thân thương, Hai không không hai… Chị Thuận chia sẻ, lần này ra Trường Sa và Nhà dàn DK1 chị rất xúc động, mặc dù giờ đây những cán bộ chiến sĩ đó không còn ai công tác tại Nhà giàn nữa, Nhà giàn cũng đã được đầu tư xây dựng vững chãi và mở rộng hơn, nhưng với chị đó là kỷ niệm mà chị sẽ không bao giờ quên trong suốt cuộc đời mình. |
Đoàn công tác số 15 làm Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh tại quần đảo Trường Sa |
|
Do sóng to, Đoàn công tác số 15 không lên được Nhà giàn DK1, hoạt động giao lưu giữa đoàn và Nhà giàn được thực hiện qua bộ đàm trên khoang lái |
Đảm bảo y tế ở Trường Sa Ngay từ khi đặt chân lên cổng chào thị trấn Trường Sa, tôi đã cảm nhận được sự chào đón thân tình của cán bộ, chiến sĩ và bà con trên đảo. Trường Sa mà tôi thấy hôm nay có nhiều cây xanh, tiếng chim hót hòa quyện trong tiếng chuông chùa vang vọng, đâu đó tiếng trống trường rộn rã hòa lẫn tiếng trẻ thơ tươi cười ca hát… Tất cả điều đó giúp chúng tôi cảm nhận về một Trường Sa rất đỗi thanh bình. Trong khung cảnh yên bình đó, tôi đã dừng chân trước Trung tâm y tế thị trấn Trường Sa, ở đây tôi đã gặp TS.BS. Trung tá Nông Hữu Thọ - Bệnh xá trưởng. |
Sinh năm 1984, hiện Trung tá Nông Hữu Thọ đang công tác ở Bệnh viện Quân y 175, anh được điều ra hỗ trợ cho Trường Sa từ đầu năm 2024. Bác sĩ Nông Hữu Thọ chia sẻ, ra Trường Sa là nhiệm vụ của mỗi cán bộ, sỹ quan trẻ chúng tôi. Những thế hệ đàn anh đi trước đã cống hiến và phục vụ cho Trường Sa rất tốt và chúng tôi- những thế hệ sau này phải làm tốt và làm tốt hơn nữa. Theo Bác sĩ Nông Hữu Thọ, công tác bảo đảm y tế ở Quần đảo Trường Sa là công tác luân phiên, thường xuyên và liên tục. Tại Trung tâm y tế ở các đảo lớn đều được các bác sĩ, nhân viên y tế có tay nghề cao do các bệnh viện lớn phụ trách/ đảm nhiệm và phụ trách chuyên môn như: Đảo Nam Yết là bệnh viện Quân y 103, Song Tử Tây là bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Trường Sa Lớn do bệnh viện Quân y 175 đảm nhiệm. | TS.BS.Trung tá Nông Hữu Thọ |
|
Tập thể y bác sĩ của Trung tâm y tế Trường Sa là các y bác sĩ của bệnh viện quân y 175 đã tiến hành phẫu thuật cấp cứu. Hiện tại bệnh nhân đã ổn định và chuẩn bị cho ra viện. Theo BS Thọ, bên cạnh việc thăm khám lâm sàng cũng như sử dụng các phương tiện trang bị hiện có, Trung tâm y tế thị trấn Trường Sa còn có hệ thống Telemedicine để hỗ trợ hội chẩn từ xa, giúp các y bác sĩ từ Trung tâm y tế có thể liên lạc kết nối và hội chẩn về hình ảnh để đưa ra hướng xử trí và phác đồ sớm nhất, giúp cứu chữa kịp thời. Và trường hợp này là một trong các ca được hội chẩn telemedicine thành công. Bác sĩ Thọ chia sẻ, ở Trường Sa thông thường bệnh lý thường gặp như: Cảm, sốt, viêm họng… đặc biệt là hội chứng giảm áp – đây là nhóm bệnh lý thường gặp nhất ở ngư dân do quá trình lặn sâu xuống đáy biển rồi lên cao đột ngột. Với bệnh lý này các bác sĩ sẽ làm tốt công tác cấp cứu, chẩn đoán phát hiện sớm, cứu chữa kịp thời, và chỉ sau 3-5 ngày bệnh nhân có thể hồi phục, nếu để lâu hơn thì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Trong môi trường khắc nghiệt như vậy nhưng các bác sĩ nhân viên y tế vẫn đảm bảo công tác khám điều trị cấp cứu, trong đó tinh thần vượt khó sáng tạo quan trọng nhất. "Chúng tôi không thể đòi hỏi điều kiện như ở đất liền được"- Bác sĩ Thọ cho hay. "Điều kiện trên đảo có gì chúng tôi dùng lấy và vận dụng sự linh hoạt sáng tạo của đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng. Hiện tại, Trường Sa Lớn có điều kiện tốt nhất, so với các đơn vị bạn ở xung quanh còn khó khăn rất nhiều, do vậy khi có những ca khó, phức tạp, các đảo xung quanh xử lý sơ cứu và chuyển về đảo Trường Sa- đây là tuyến cuối của các đảo ở Trường Sa. Ở đây điều trị tốt thì ngư dân sẽ sớm quay lại hải trình để tiếp tục vươn khơi bám biển" - BS Thọ khẳng định. |
|
Xem tiếp bài cuối: Vượt lên bão lòng |
----------------------------------- Nội dung: THU HƯỜNG Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC |