Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 08/11/2024 17:06

Mạnh tay xử lý vấn nạn làm giả căn cước công dân

Để ngăn chặn hành vi làm giả căn cước công dân cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hoặc có giải pháp kỹ thuật để quản lý "nhật ký" hoạt động căn cước.

Gõ từ khoá “làm căn cước công dân giả” trên google ngay lập tức (trong 0,30 giây) cho ra 6.950.000 kết quả. Không có gì ngạc nhiên khi bên cạnh các website quảng cáo công khai dịch vụ làm giấy tờ giả, thì trên mạng xã hội (facebook, zalo...) xuất hiện cả những hội, nhóm làm chứng minh nhân dân, căn cước công dân gắn chíp giả hoạt động sôi động, tương tác náo nhiệt với vài nghìn đến hàng vạn thành viên.

Qua tìm hiểu được biết những bài quảng cáo làm dịch vụ đều đến từ các tài khoản ảo, ít tương tác. Nhiều đối tượng cung cấp công khai số điện thoại, nhưng cũng không ít đối tượng không cung cấp số điện thoại mà yêu cầu khách hàng liên lạc hoàn toàn qua Messenger/Zalo/Telegram với giá cả khá bình dân, từ 1,5 triệu đồng đến 3 triệu đồng cho một chứng minh nhân dân, căn cước công dân giả gắn chíp với lời quảng cáo “Phôi thật, mộc sống, chữ ký tay, miễn phí giao tận nhà!”.

Việc làm giả căn cước công dân gắn chíp khá tinh vi. Đối tượng sử dụng công nghệ in 3D, làm giả mã QR-Code, gắn miếng đồng giả chip và chỉ khi đưa vào máy quét mới phát hiện ra.

Các hội nhóm làm giả căn cước công dân trên mạng xã hội thu hút hàng ngàn thành viên tham gia

Triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Đề án 06), đến hết tháng 8/2023, Bộ Công an đã cấp gần 84 triệu căn cước công dân gắn chíp cho công dân. Thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, giúp nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, cho phép người dùng tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.

Việc cấp căn cước công dân gắn chíp được tạo điều kiện thuận lợi nhưng vì nhiều lý do một số người vẫn có nhu cầu làm căn cước công dân giả với ý đồ xấu hoặc hành vi vi phạm pháp luật khác, như làm giả giấy tờ trong các giao dịch dân sự (vay tiền ngân hàng, mua bán phương tiện, bất động sản...), lập các tài khoản ngân hàng phục vụ mục đích lừa đảo.

Đặc biệt, trong thời gian qua, Công an các địa phương đã phát hiện nhiều vụ sử dụng căn cước công dân giả để rửa tiền, tài trợ khủng bố, trốn truy nã, mở tài khoản ngân hàng online để lập tài khoản đánh bạc trực tuyến với số tiền giao dịch rất lớn. Gần đây nhất, đầu tháng 9/2023, Công an tỉnh Đồng Tháp đã phải đưa ra cảnh báo thủ đoạn “nhận làm thẻ căn cước công dân giả" trên mạng xã hội vì xuất hiện nhiều đối tượng lừa đảo, trục lợi từ những người tiêu dùng nhẹ dạ cả tin.

Một trong những nguyên nhân khiến “chợ” giao dịch online làm giả căn cước công dân gắn chíp hoạt động sôi động chính là tình trạng lộ lọt bí mật thông tin cá nhân. Hiện nay theo báo cáo của Bộ Công an thông tin cá nhân của 2/3 dân số nước ta (tức là trên 65 triệu người) đang được lưu trữ, đăng tải, chia sẻ và thu thập trên không gian mạng với nhiều hình thức, mức độ khác nhau. Nhiều vụ lộ lọt với mức độ đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra khi hàng triệu dữ liệu cá nhân bị đánh cắp, bị mua bán trên mạng. Nhiều người dân do nhận thức nên vô tình công khai căn cước công dân trên mạng, hoặc bị mất cắp, thất lạc cũng không báo cơ quan chức năng do không lường hết hậu quả. Các đối tượng sẽ dùng chính số căn cước công dân thật này để làm căn cước công dân giả để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Hành vi làm giả chứng minh nhân dân, căn cước công dân ngoài việc bị xử lý hành chính còn có thể bị truy cứu về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 với mức hình phạt cao nhất lên đến 7 năm tù. Quy định của pháp luật đã có tuy nhiên tình trạng làm giả loại giấy tờ nói chung, căn cước công dân nói riêng đang có chiều hướng phức tạp, khi Công an liên tiếp phát hiện nhiều đường dây có quy mô rất lớn ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Bộ Công an đã nhiều lần khẳng định việc sản xuất căn cước công dân gắn chip theo quy trình hoàn toàn tự động khép kín, có đặc trưng, đặc thù riêng không thể làm giả dù thủ đoạn công nghệ có tinh vi, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối thông tin công dân. Tuy nhiên, không phải đơn vị hay cá nhân nào cũng có đủ phương tiện để phát hiện, phân biệt. Trong thực tế, nhiều văn phòng công chứng cũng không phát hiện căn cước công dân giả nên vô tình “tiếp tay” cho các đối tượng lừa đảo trong giao dịch dân sự - mua bán, lừa đảo bất động sản với số tiền thiệt hại rất lớn.

Có cầu ắt có cung nên nếu chỉ dừng ở việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân thì chưa thực sự hiệu quả. Chỉ khi làm tốt công tác phòng ngừa, “truy” trách nhiệm các tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, chứng thực loại giấy tờ tuỳ thân này, tăng chế tài xử phạt nghiêm minh với hành vi làm giả các loại giấy tờ; mua bán hoặc cố tình để lộ lọt dữ liệu cá nhân của người khác thì mới đủ sức răn đe.

Bên cạnh đó cần đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hoặc cần thiết có một giải pháp kỹ thuật để mỗi người dân đều có thể quản lý được “nhật ký” hoạt động căn cước công dân của mình hoặc đưa ra các dấu hiệu nhận biết căn cước công dân thật - giả để phòng, ngừa và ngăn chặn các hành vi làm giả căn cước công dân.

Khánh An
Bài viết cùng chủ đề: Tổng cục Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Từ vụ 'cô đồng bát nước': Cần tỉnh táo trước chiêu trò mê tín dị đoan thời 4.0

Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Kêu gọi từ thiện: Khi lòng tốt cần 'đi đôi' với chấp hành quy định pháp luật

Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Bệnh viện vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ: Lỗi có phải chỉ ở công tác đấu thầu?

Quản lý thuế với sàn thương mại điện tử nước ngoài bán hàng vào Việt Nam: Cách nào?

Loạt dự án bỏ hoang ở Đà Nẵng: Đừng ôm 'đất vàng' rồi lãng phí

Temu và câu chuyện phản ứng nhanh nhạy của thương mại điện tử Việt Nam

Thẩm mỹ chân mày phong thuỷ mọc lên như nấm sau mưa: Coi chừng 'tiền mất, tật mang'

Xử lý vi phạm giao thông lứa tuổi học sinh: Cần sự vào cuộc của cả xã hội

Bán thuốc qua kênh thương mại điện tử: Vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều

Một nửa sự thật và chuyện Laura Coffee

Bi hài chuyện thị trường cau: Giá 'lên đỉnh' rồi bất ngờ 'quay xe'

Những suy ngẫm từ bức tâm thư "mong phụ huynh đừng bận tâm ngày 20/10"

Xử lý hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ: Cần mạnh tay để không 'nhờn luật'

Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho ngành công nghiệp cơ khí chuyển mình

Vụ quán cà phê vứt rác ra biển Mũi Né: Bảo vệ môi trường là vấn đề “sống còn” của du lịch

Mua nhà ở xã hội theo hình thức ủy quyền: Cẩn thận ‘tiền mất tật mang’

Khi nào mới hết cảnh dân chung cư Hà Nội xếp hàng xuyên đêm xách nước?