Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Minh bạch chính sách về điện và loại bỏ nhà đầu tư "lướt sóng"

Để thu hút dòng vốn đầu tư vào ngành điện, các chuyên gia cho rằng cần rõ ràng, minh bạch về chính sách, đồng thời cần tìm ra được nhà đầu tư dài hạn, loại bỏ những nhà đầu tư có tư tưởng "lướt sóng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Cần giải bài toán truyền tải điện năng đến những nơi có phụ tải cao Cần có chiến lược dài hạn cho nhập khẩu than Không tăng giá điện trong năm 2022

Cần 141 tỷ USD vốn đầu tư giai đoạn 2021 – 2030

Chia sẻ tại hội thảo "Khơi thông dòng vốn đầu tư vào ngành điện" do báo Đầu tư tổ chức sáng 8/4/2022, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết: Tổng vốn đầu tư cho phát triển điện lực giai đoạn 2021-2030 của Việt Nam theo tính toán là 141,59 tỷ USD, trong đó phần nguồn điện là 127,45 tỷ USD và phần lưới khoảng 14,14 tỷ USD. Bình quân vốn đầu tư mỗi năm cho giai đoạn này khoảng 14,16 tỷ USD/năm (trong đó phần nguồn khoảng 12,72 tỷ USD/năm và phần lưới khoảng 1,41 tỷ USD/năm).

Cụ thể, khối lượng đầu tư đến 2030 gồm: Khối lượng lưới điện truyền tải 500 kV cải tạo và xây dựng mới: gần 15.000 km (xây mới khoảng 13.000 km); Tổng dung lượng trạm biến áp 500 kV cải tạo và xây mới: khoảng 86.000 km (xây dựng mới khoảng 48.500 km); Lưới điện truyền tải 220 kV cải tạo và xây dựng mới: gần 23.000 km (xây mới khoảng 16.000 km); Tổng dung lượng trạm biến áp 220 kV cải tạo và xây mới: khoảng 110.000 km (xây dựng mới khoảng 74.000 km).

Minh bạch chính sách về điện và loại bỏ nhà đầu tư
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (Bộ Công Thương) chia sẻ tại hội thảo

Thông tin thêm về định hướng phát triển nguồn điện, ông Tuấn Anh cho hay, mục tiêu là xây dựng, phát triển ngành điện độc lập, tự chủ và hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào nước ngoài, đặc biệt là các nguồn nhiên liệu nhập khẩu. Tăng cường nhập khẩu và liên kết lưới điện với các nước láng giềng.

Bên cạnh đó, từng bước loại bỏ một cách mạnh mẽ các nguồn điện không thân thiện với môi trường và thay thế bằng các nguồn năng lượng tái tạo. Cụ thể, nghiên cứu phương án chuyển đổi dần nhiên liệu cho nguồn điện than sang Biomass, Amoniac; chuyển đổi nhiên liệu cho điện khí sang sử dụng Hydrogen.

Đồng thời, cân đối cung - cầu theo vùng, miền và toàn hệ thống điện quốc gia phải tối ưu, giảm truyền tải điện xa, giảm đầu tư lưới điện truyền tải liên vùng.

“Việc đầu tư các nguồn điện năng lượng tái tạo trong giai đoạn tới cần cụ thể hóa nhanh nhằm đảm bảo việc thực hiện các cam kết của Chính phủ tại Hội nghị COP26 về việc trung hòa Carbon vào năm 2050” – đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo nhấn mạnh.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, theo ông Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), từ năm 2020 đến nay, dự phòng do tăng trưởng phụ tải hầu như không có. Do đó, mỗi quốc gia cần cân đối tỷ trọng các nguồn điện hợp lý, cùng chính sách đủ hấp dẫn để khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư vào ngành điện.

Theo đó, ông Tài Anh chỉ ra: “Với 14 tỷ USD/năm đã tăng hơn nhiều mức 9 tỷ USD/năm của giai đoạn trước. EVN chỉ là một phần, chúng tôi không đủ khả năng chịu đựng nguồn vốn lớn như vậy, cần kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế”.

Đại diện EVN bày tỏ, thực tế, các nhà đầu tư tư nhân tính toán nhiều đến lợi nhuận tại mỗi dự án, việc thu xếp vốn từ các tổ chức tín dụng cũng đánh giá kỹ về triển vọng lợi nhuận của dự án, nên về dài hạn, chi phí điện còn gia tăng, ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn đầu tư cả trong lẫn ngoài nước vào các dự án điện.

Loại bỏ những nhà đầu tư có tư tưởng "lướt sóng"

Gợi ý về một số giải pháp nhằm thu hút các nhà đầu tư tham gia đầu tư trong lĩnh vực điện, ông Nguyễn Thái Hà, Phó Giám đốc ban quản lý đầu tư Công ty Cổ phần tập đoàn T&T cho biết: "Khi T&T làm việc với các đối tác lớn ở nước ngoài, việc đầu tiên họ quan tâm là sự minh bạch, rõ ràng trong chính sách. Cụ thể như chính sách đó mang tính ổn định trong bao lâu, từ đó họ có thể xác định được hiệu quả đầu tư.

Thứ hai, các quy định liên quan đến lĩnh vực mua bán điện. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, việc hiểu các thông lệ về mua bán điện cũng như huy động hệ thống của Việt Nam sẽ gặp nhiều trở ngại hơn so với các nhà đầu tư trong nước. Trong khi, đối với họ, mọi căn cứ đều được thể hiện trên hợp đồng. Do đó, chúng ta nên có những cải tiến về hợp đồng và đảm bảo cho việc bao tiêu sản lượng tương đối lớn và với thời gian tương đối dài để thu hút đầu tư".

Đồng quan điểm, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, để thu hút đầu tư mạnh mẽ cho ngành điện, việc quan trọng là cần giải quyết được các vấn đề như, hoàn thiện thị trường điện cạnh tranh, minh bạch về giá điện; tạo môi trường khuyến khích đầu tư có hiệu quả; hoàn thiện cơ chế dịch vụ phụ trợ trong thị trường điện cạnh tranh; điều chỉnh cơ cấu biểu giá điện để phù hợp với hệ thống tích hợp năng lượng tái tạo...

Minh bạch chính sách về điện và loại bỏ nhà đầu tư
Các diễn giả tham dự phiên thảo luận tại hội thảo

Ông Phạm Minh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế công nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhìn nhận, quá trình xây dựng Quy hoạch điện VIII đang tập trung tính toán nhu cầu phát triển, từ đó đưa ra quy mô vốn đầu tư. Vấn đề này cần bàn thêm nhiều, ngay cả khi Quy hoạch VIII được thông qua.

"Nhà đầu tư quan tâm chi phí có được tính toán vào giá điện hay không, nên phải đẩy mạnh thị trường, tìm được nhà đầu tư thực hiện dự án với chi phí thấp nhất để tăng tính hiệu quả. Và đặc biệt, cần tìm ra được nhà đầu tư dài hạn, loại bỏ những nhà đầu tư có tư tưởng "lướt sóng" - ông Phạm Minh Hùng thẳng thắn.

Để đảm bảo an ninh năng lượng phục vụ cho phát triển kinh tế, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo cho biết, trong thời gian tới, cần tập trung phát triển nguồn và phụ tải một cách cân bằng, hạn chế tối đa truyền tải liên miền và xây dựng mới các đường dây truyền tải liên miền giai đoạn tới năm 2030. Xã hội hóa việc đầu tư phát triển lưới điện truyền tải để đấu nối các nguồn điện, nhằm giảm gánh nặng đầu tư cho ngành điện.

Đồng thời, chỉ đạo đảm bảo tiến độ các dự án nguồn đang trong quá trình xây dựng như thủy điện Hòa Bình mở rộng, nhiệt điện Quảng Trạch I; Đẩy mạnh nhập khẩu điện từ Lào; tiếp tục đàm phán nhập khẩu điện Trung Quốc; Khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là khu vực miền Bắc; Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các đường dây 500 kV để tăng cường năng lực truyền tải liên miền Bắc - Trung, tăng cường cải tạo, nâng cấp lưới điện tại các khu vực tập trung nhiều nguồn năng lượng tái tạo để khai thác tối đa các nguồn hiện có.

Về mặt tổng thể, nhằm tạo điều kiện thu hút và huy động vốn đầu tư, theo ông Tuấn Anh, Quy hoạch điện VIII đã đưa ra giải pháp điều hành Quy hoạch phát triển điện lực, trong đó xây dựng và áp dụng thiết chế về tính kỷ luật và tuân thủ việc thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đối với các chủ đầu tư, các Bộ, ngành, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các địa phương. Đặc biệt, có cơ chế để điều chỉnh tiến độ các dự án điện, thay thế chủ đầu tư khi để dự án chậm tiến độ.

Đỗ Nga - Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Công trình phân pha đường dây 110kV chính thức đi vào hoạt động

Sóc Trăng: Công trình phân pha đường dây 110kV chính thức đi vào hoạt động

Luật Điện lực (sửa đổi): Minh bạch giá điện và phát triển bền vững

Luật Điện lực (sửa đổi): Minh bạch giá điện và phát triển bền vững

Thúc đẩy điện gió ngoài khơi: Giải pháp từ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Thúc đẩy điện gió ngoài khơi: Giải pháp từ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Đóng điện Trạm biến áp 220kV Khu kinh tế Nghi Sơn

Đóng điện Trạm biến áp 220kV Khu kinh tế Nghi Sơn

EVNCPC: Đã cấp điện trở lại cho hơn 502.600 khách hàng mất điện do bão số 6

EVNCPC: Đã cấp điện trở lại cho hơn 502.600 khách hàng mất điện do bão số 6

Quyết liệt tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các công trình điện tại Kiên Giang

Quyết liệt tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các công trình điện tại Kiên Giang

Luật Điện lực (sửa đổi): Động lực mới cho điện khí, hướng tới mục tiêu trung hòa carbon

Luật Điện lực (sửa đổi): Động lực mới cho điện khí, hướng tới mục tiêu trung hòa carbon

Hàng trăm nghìn hộ dân miền Trung – Tây Nguyên mất điện do bão số 6

Hàng trăm nghìn hộ dân miền Trung – Tây Nguyên mất điện do bão số 6

Kỳ vọng thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), đón kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỳ vọng thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), đón kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Cần sớm thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) để kịp thời giải quyết vướng mắc

Cần sớm thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) để kịp thời giải quyết vướng mắc

Trạm biến áp 500kV Sông Mây được nâng công suất lên 2.300MVA

Trạm biến áp 500kV Sông Mây được nâng công suất lên 2.300MVA

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư chỉ đạo huy động toàn lực khẩn trương ứng phó bão số 6

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư chỉ đạo huy động toàn lực khẩn trương ứng phó bão số 6

Quy hoạch điện: Linh hoạt, hiệu quả hơn nhờ Luật Điện lực (sửa đổi)

Quy hoạch điện: Linh hoạt, hiệu quả hơn nhờ Luật Điện lực (sửa đổi)

Luật Điện lực (sửa đổi) thống nhất, đồng bộ với các luật liên quan

Luật Điện lực (sửa đổi) thống nhất, đồng bộ với các luật liên quan

Điện khí hóa nông thôn: Động lực mới nào từ Luật Điện lực (sửa đổi)?

Điện khí hóa nông thôn: Động lực mới nào từ Luật Điện lực (sửa đổi)?

Nhiều chủ nhà trọ thu tiền điện của người thuê nhà từ 3.000-5.000 đồng/kWh

Nhiều chủ nhà trọ thu tiền điện của người thuê nhà từ 3.000-5.000 đồng/kWh

Năm 2024, Ngành điện TP. Hồ Chí Minh có thêm 28 kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN

Năm 2024, Ngành điện TP. Hồ Chí Minh có thêm 28 kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN

EVN đặt mục tiêu mỗi năm nộp ngân sách trên 23.000 tỷ đồng

EVN đặt mục tiêu mỗi năm nộp ngân sách trên 23.000 tỷ đồng

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài chủ trì buổi họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài chủ trì buổi họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Điện lực Kon Tum

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Điện lực Kon Tum

Xem thêm