Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Mũ bảo hiểm độc nhất thế giới, chỉ có tại Việt Nam

Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia phối hợp cùng Honda Việt Nam trao tặng 1.000 mũ bảo hiểm cho trẻ em và người dân tại tỉnh Sơn La. Đặc biệt, trong đó có những chủng loại mũ bảo hiểm dành riêng cho đồng bào dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh với đặc thù riêng về văn hóa.
  Trong năm 2016, đã có hơn 5.000 mũ bảo hiểm đạt chuẩn được Honda trao tặng học sinh, sinh viên và người dân trên toàn quốc
Trong năm 2016, đã có hơn 5.000 mũ bảo hiểm đạt chuẩn được Honda trao tặng học sinh, sinh viên và người dân trên toàn quốc

Người Thái đen trên cả nước nói chung và tại Sơn La nói riêng có tục lệ đeo tằng cẩu (*), khiến việc đội mũ bảo hiểm theo quy định của pháp luật gặp khá nhiều bất cập. Thậm chí, vào tháng 8/2015, đã có một cuộc hội thảo về vấn đề vấn đề sản xuất một loại mũ bảo hiểm riêng cho người Thái với sự có mặt của Cục Quản lý chất lượng hàng hóa (Bộ Khoa học và Công nghệ), Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia… Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có những quyết định cuối cùng về việc này.

Trong buổi làm việc và tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La sau kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV tại thành phố Sơn La, nhằm hưởng ứng chương trình vận động hỗ trợ mũ bảo hiểm “Trọn nghĩa đồng bào - Ấm tình cha mẹ”, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp cùng Honda Việt Nam trao tặng 1.000 mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho nhân dân và trẻ em trên địa bàn tỉnh Sơn La. Đáng chú ý nhất trong đó là việc trao tặng những chiếc mũ bảo hiểm đặc biệt dành cho phụ nữ dân tộc Thái đen trên địa bàn tỉnh.

So sánh chiếc mũ bảo hiểm được thiết kế đặc biệt dành cho người phụ nữ Thái đen và mũ bảo hiểm thông thường
So sánh chiếc mũ bảo hiểm được thiết kế đặc biệt dành cho người phụ nữ Thái đen và mũ bảo hiểm thông thường

Đây số mũ bảo hiểm này nằm trong chiến dịch trao tặng 20.000 mũ bảo hiểm mang tên “Cùng Honda chắp cánh tương lai” trong năm 2016, với mong muốn tăng tỷ lệ người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn chất lượng, góp phần nâng cao ý thức khi tham gia giao thông của người dân trên cả nước.

(*) Tằng cẩu, hay búi tóc trên đỉnh đầu, là một luật tục của đồng bào dân tộc Thái đen. Phụ nữ người Thái đen khi lấy chồng, theo phong tục phải búi tóc lên trên đỉnh đầu. Đây là dấu hiệu để phân biệt giữa phụ nữ có chồng và chưa chồng. Một mặt, tằng cẩu thể hiện sự thủy chung của người phụ nữ; mặt khác, là cách tôn trọng chồng và gia đình nhà chồng. Khi lấy chồng, người ta tổ chức trang trọng lễ tằng cẩu, người phụ nữ chỉ bỏ tằng cẩu khi chồng mất.

Theo Báo điện tử Dân trí
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Thái Nguyên: Chủ động giải quyết những khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên: Chủ động giải quyết những khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Nam: Ủng hộ hơn 361 triệu đồng đấu giá sâm Ngọc Linh để xóa nhà tạm

Quảng Nam: Ủng hộ hơn 361 triệu đồng đấu giá sâm Ngọc Linh để xóa nhà tạm

Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc

Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc

Đặc sắc lễ hội văn hóa Cơ Tu tại Đà Nẵng

Đặc sắc lễ hội văn hóa Cơ Tu tại Đà Nẵng

Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt

Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt

Người phụ nữ đam mê

Người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hoá Thái

Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Xem thêm