Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum

Trải qua bao đổi thay, đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa quý giá của cộng đồng là điệu múa chiêu cổ vô cùng độc đáo.
Tin nhân sự 9/9: Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum; Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc có lãnh đạo mới Kon Tum: Thêm một xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Về xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) để nghe kể về những giai thoại của múa chiêu mới thấy hết vẻ huyền bí, đậm đà bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Ngoài ý nghĩa tâm linh, điệu múa chiêu còn có tính cộng đồng rất cao mà hầu như phụ nữ Hà Lăng ai cũng biết và ưa thích.

Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người Hà Lăng ở Kon Tum
Điệu múa chiêu rất phổ biến trong cộng đồng của tộc người Hà Lăng

Cách trung tâm TP. Kon Tum (tỉnh Kon Tum) chừng 60km, xã Rờ Kơi nằm giáp ranh với nước bạn Lào. Nơi đây có hơn 90% dân số là người dân tộc Hà Lăng, bà con chủ yếu sống bằng nghề đi rừng, làm rẫy.

Chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân Y Run - người có hơn 40 năm gắn bó với điệu múa chiêu mang đậm bản sắc của người Hà Lăng để nghe kể câu chuyện về điệu múa chiêu.

Theo lời nghệ nhân Y Run, điệu múa chiêu rất phổ biến trong cộng đồng của tộc người Hà Lăng và chỉ xuất hiện ở những lễ hội như lễ mừng cơm mới, lễ mừng sức khỏe cộng đồng. Đây là điệu múa nghi lễ từ thời xa xưa, biểu hiện sự thành kính của dân làng đối với các vị thần linh. Điệu múa được xem như hồn dân tộc và là phương tiện giao tiếp của con người với thần linh, tổ tiên, ông bà.

Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người Hà Lăng ở Kon Tum
Ngoài ý nghĩa tâm linh, điệu múa chiêu còn có tính cộng đồng rất cao

Nghệ nhân Y Run nói rằng từ nhỏ, bà đã mê điệu chiêu dập dìu nên thường theo mẹ đến các lễ hội trong làng để quan sát rồi tự học theo. Năm lên 10, ngoài các nhịp chiêu quen thuộc như đón khách, mừng lúa mới, bà còn thuộc lòng những bài múa chiêu trong sản xuất, sinh hoạt hàng ngày như gieo hạt, trỉa lúa, làm cỏ.

Theo bà Y Run, các động tác chân ở cả hai bài chiêu trong đám ma và trong lễ hội không thay đổi nhưng các động tác tay lại khác nhau hoàn toàn. Ở bài chiêu trong lễ hội, dù xoay về hướng nào, hai cánh tay của nghệ nhân giữ nguyên tư thế đưa vòng ra trước ngực, lòng bàn tay hướng vào trong, các đầu ngón tay chạm nhau. Nhưng ở bài chiêu trong đám ma, hai tay người múa phải dang rộng tấm choàng, giống như cánh bướm dập dìu, bay lượn. Các động tác tay không khó nhưng các nghệ nhân cũng phải mất nhiều thời gian phân tích, hướng dẫn kỹ lưỡng để dân làng không bị nhầm lẫn.

“Kỹ thuật múa chiêu không khó nhưng đòi hỏi người múa phải tập trung cao độ, biết cảm âm, kết hợp nhịp nhàng giữa múa và giai điệu ngân vang của tiếng chiêng, tiếng trống. Những người mới tập muốn thành thạo thì cần chú ý cách di chuyển đôi chân, không bao giờ để bàn chân rời khỏi mặt đất, mũi bàn chân luôn phải điều chỉnh nhịp nhàng, sao phải hòa điệu với nhịp chiêng và trống” - bà Y Run chia sẻ.

Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người Hà Lăng ở Kon Tum
Điệu múa chiêu thường xuất hiện ở những lễ hội như mừng cơm mới, lễ hội sức khoẻ cộng đồng...
Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người Hà Lăng ở Kon Tum
Điệu múa chiêu rất phổ biến trong cộng đồng của tộc người Hà Lăng

Còn theo bà Y Thui (ở làng Đăk Đe), các đội múa chiêu được tổ chức khá chặt chẽ, số thành viên luôn là số chẵn, thường mỗi đội có từ 10 - 16 người tham gia. Khi hòa cùng với nhịp chiêng, thanh la và trống trong các lễ hội truyền thống thì múa chiêu không dồn dập, rộn rã thúc giục mà luôn chậm rãi, khoan thai.

Trang phục múa chiêu có những đặc trưng riêng nên khi biết múa chiêu, đa số nghệ nhân đều dạy cho con cháu mình cách dệt đồ truyền thống đi kèm. Những chiếc váy, chiếc áo dài tay màu đen, màu xanh, được gọi là “Trah” với những đường viền được thêu nhã nhặn, tinh tế. Vật dụng không thể thiếu trong điệu múa chiêu là tấm khăn choàng thổ cẩm đa màu sắc được những phụ nữ trong làng tự tay dệt nên.

Thường tranh thủ công việc để tham gia tập luyện vào dịp cuối tuần hay những ngày cận kề lễ hội, chị Y Toen (ở làng Đăk Đe) cho biết: “Ngày xưa, mình chỉ đứng bên ngoài xem các cô múa và thấy mê lắm. Dần sau này, khi được tiếp cận và học thì mình lại càng yêu thích điệu múa này hơn. Hầu hết các chị em phụ nữ ở làng đều biết múa chiêu. Với mong muốn giữ gìn nét đẹp văn hóa người Hà Lăng nên chị em trong làng đều hăng say tập luyện”.

Bà Y Chít - Phó Chủ tịch UBND xã Rờ Kơi cho biết, nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, từ già làng, trưởng thôn đến các nghệ nhân luôn tích cực duy trì việc tổ chức lễ hội và chăm lo truyền dạy cách đánh cồng chiêng, múa xoang, múa chiêu cho thế hệ trẻ.

“Bên cạnh việc tạo điều kiện cho đội cồng chiêng tham gia các hội thi, hội diễn, khuyến khích bà con gìn giữ các điệu chiêu truyền thống, xã còn mở thêm nhiều lớp tập huấn, truyền dạy cồng chiêng, múa xoang, múa chiêu cho thanh niên. Hàng năm, địa phương đều tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ cho thế hệ kế cận với mong muốn gìn giữ những văn hóa truyền thống của cha ông” - bà Chít cho hay.

Bài và ảnh Hiền Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên kiện toàn, nâng cao chất lượng cán bộ thực thi Chương trình 1719.
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đã có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số...
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lai Châu lần thứ IV năm 2024 gắn với mục tiêu quan trọng trong giai đoạn tới.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, Tuyên Quang huy động nhiều nguồn lực, đầu tư, hỗ trợ đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khiến bộ mặt thôn, bản có nhiều đổi thay.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.
Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lạng Sơn đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực
Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống là dịp tôn vinh những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bahnar ở Gia Lai còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc.
Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Sau 2 ngày làm việc tập trung, nghiêm túc, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV - năm 2024 đã thành công tốt đẹp.
Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Là huyện miền núi nghèo của tỉnh Sơn La, Quỳnh Nhai luôn chú trọng đầu tư hệ thống chợ để đạt tiêu chí nông thôn mới, cải thiện đời sống người dân.
Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân A Sứp luôn miệt mài gìn giữ các giá trị văn hóa Tây Nguyên, với ông, được truyền dạy giúp thế hệ trẻ hiểu về cồng chiêng là một niềm hạnh phúc.
Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Tỉnh Lai Châu đề ra nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc...
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Không chỉ ghi dấu ấn từ cồng chiêng, người Xơ Đăng ở Kon Tum còn được biết đến với nghề đan lát lâu đời, góp phần làm nên sự phong phú về văn hóa truyền thống.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động