Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nam Định: Nỗ lực thay đổi để phát triển kinh tế bền vững

Trong vài ba năm trở lại đây, Nam Định đã chủ động đưa ra nhiều cơ chế chính sách nhằm tận dụng và khai thác hết tiềm năng sẵn có để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó tập trung cho kinh tế công nghiệp ven biển nhằm lấy lại vị thế một thời của mình trong bối cảnh hội nhập.

Tận dụng tiềm năng sẵn có

Nam Định là tỉnh có nền sản xuất công nghiệp phát triển tương đối sớm với nhiều ngành nghề truyền thống và từng là một trong những trung tâm dệt may hàng đầu của cả nước.

Nằm trong vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, Nam Định có địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đồng bằng thấp trũng và đồng bằng ven biển; chiều dài bờ biển 72 km và hệ thống sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ chảy qua, mang lại rất nhiều điều kiện thuận lợi trong vận tải đường thuỷ và phát triển kinh tế biển cho tỉnh Nam Định.

Thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong nhiều nhiệm kỳ gần đây, các thế hệ lãnh đạo tỉnh Nam Định đã tập trung thực hiện điều chỉnh, phân bố không gian công nghiệp phù hợp với định hướng phát triển các vùng kinh tế nội tỉnh trên cơ sở khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế sẵn có. Những nỗ lực này là nhằm cán đích đến năm 2030, tỉnh Nam Định sẽ cơ bản hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá về công nghiệp trong vùng Đồng bằng Sông Hồng và đến năm 2045, đưa Nam Định trở thành tỉnh công nghiệp phát triển hiện đại.

Tuy nhiên, trải qua thực tế sản xuất, dễ dàng nhận thấy sản xuất công nghiệp của tỉnh chưa thực sự thay đổi cơ bản theo hướng năng suất, chất lượng và bền vững. Đáng chú ý, việc thu hút đầu tư vẫn chưa tương xứng với những điều kiện thuận lợi sẵn có, chưa phát huy hết nội lực để tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

Thẳng thắn nhìn nhận, hầu hết các dự án đã triển khai trên địa bàn tỉnh vẫn chỉ ở quy mô vừa và nhỏ, chưa có nhiều dự án lớn, chưa có dự án công nghiệp nặng, công nghiệp cơ bản gắn liền với cảng biển như thép, xi măng, cơ khí chế tạo và các dự án năng lượng. Những dự án đã triển khai cũng chưa tạo ra được những sản phẩm chủ lực, có giá trị gia tăng cao để làm tiền đề, làm động lực lôi kéo, phát triển mạnh mẽ như các tỉnh lân cận gồm Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Phòng...

Để khắc phục những hạn chế, khơi dậy tiềm năng, trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XX số 01-Ctr/TU của BCH Đảng bộ (nhiệm kỳ 2020-2025), chính quyền tỉnh Nam Định đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm phát triển công nghiệp.

Kết quả thiết thực của quyết tâm chuyển đổi này là ngay trong những tháng đầu năm 2021, mặc dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế - xã hội của các tỉnh thành trên cả nước song tỉnh Nam Định đã nỗ lực vận động, kêu gọi đầu tư, tập trung xúc tiến các dự án quy mô lớn, lựa chọn nhà đầu tư có năng lực. Hiện thực hóa quyết tâm chuyển đổi, ngày 09/10/2021, UBND tỉnh Nam Định đã chấp thuận chủ trương cho 03 dự án đầu tư, bao gồm: Dự án Nhà máy cán thép Xuân Thiện Nghĩa Hưng của Công ty cổ phần Xuân Thiện Nghĩa Hưng (Quyết định số 2186/QĐ-UBND); Dự án Nhà máy gang thép số 1 Xuân Thiện Nam Định của Công ty cổ phần Xuân Thiện Nam Định (Quyết định số 2188/QĐ-UBND) và Dự án Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn Xuân Thiện của Công ty cổ phần Bê tông Nghĩa Hưng (Quyết định số 2187/QĐ-UBND), tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng gần 70.000 tỷ đồng, tại địa bàn huyện Nghĩa Hưng.

Thay đổi để phát triển

Vùng ven biển huyện Nghĩa Hưng có địa hình trũng thấp, chủ yếu là bãi bồi, trước đây đã từng được UBND tỉnh Nam Định quy hoạch phát triển kinh tế thuỷ sản tại Quyết định 2896/QĐ-UBND.

Thực tế cho thấy, hướng phát triển nuôi trồng thủy sản tại khu vực này luôn gặp phải những khó khăn bất khả kháng vì thiên tai, bão lụt. Hiệu quả kinh tế thu được hàng năm là rất thấp. Vì lẽ đó, từ năm 2019, hầu hết các doanh nghiệp, hộ dân trong huyện đều ký hợp đồng thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian ngắn (từ 1 đến 2 năm), đến nay, một số hộ đã hết thời hạn hợp đồng. Đáng nói là việc nuôi trồng thủy sản ở khu vực này vẫn mang tính nhỏ lẻ và tự phát. Bên cạnh đó là thực tế có những hộ lựa chọn vật nuôi, con giống không phù hợp với thời hạn thuê đất. Chính điều này khiến hiệu quả kinh tế rất thấp, người dân thu nhập bấp bênh và giá trị đóng góp cho ngân sách không đáng kể.

Ở một góc nhìn khác, không thể phủ nhận vùng ven biển nơi đây có tiềm năng phát triển cảng nước sâu gắn với các ngành công nghiệp cơ bản, đem lại giá trị gia tăng cao. Đối diện với thực tế này, tỉnh Nam Định đã có Quyết định số 1645/QĐ-UBND ngày 20/7/2020 chấm dứt hiệu lực của quy hoạch thủy sản tại tại Quyết định 2896/QĐ-UBND; đồng thời UBND tỉnh cho triển khai lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng phía nam Khu đô thị Rạng Đông. Quyết định đúng đắn này nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ, thu hút các dự án lớn làm tiền đề để thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ theo quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ. Các dự án được tỉnh Nam Định chấp thuận chủ trương đầu tư tại khu vực này thuộc khu vực đất công nghiệp, không làm ảnh hưởng đến rừng ngập mặn hiện hữu và hoàn toàn phù hợp với quy hoạch xây dựng phía nam Khu đô thị Rạng Đông.

Hiện nay, UBND huyện Nghĩa Hưng đã và đang phối hợp với các Sở, ngành có liên quan để thực hiện giải phóng mặt bằng. Theo tiến độ dự kiến, Quý II năm 2022 sẽ khởi công xây dựng các dự án kể trên. Nhà đầu tư cũng đã cam kết sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, nhằm bảo vệ môi trường, trước khi xây dựng dự án sẽ được các Bộ, ngành thẩm định hồ sơ về môi trường, thiết kế cơ sở và công nghệ theo đúng quy định của pháp luật.éc

Chia sẻ với báo giới, lãnh đạo tỉnh Nam Định xác định đây là những dự án đầu tư có quy mô lớn, sử dụng công nghệ hiện đại làm động lực hình thành Khu kinh tế Ninh Cơ. Những dự án này khi đi vào hoạt động sẽ tạo ra những sản phẩm công nghiệp chủ lực, có giá trị gia tăng cao, đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước, giải quyết vấn đề xã hội, việc làm cho hàng vạn lao động của địa phương cả trong quá trình triển khai xây dựng cũng như khi hình thành Khu kinh tế sau này. Từ đó góp phần giúp tỉnh Nam Định từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ.

Việc đầu tư tổ hợp dự án trên sẽ mang lại nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định, phù hợp với chủ trương, mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XX và Nghị quyết chuyên đề số 04-NQ/TU, số 05-NQ/TU ngày 18/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; đồng thời là những dự án có vai trò làm tiền đề, tạo cú hích mạnh mẽ để Nam Định nhanh chóng hoàn thiện Đề án trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ.

Với sự thống nhất cao của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tỉnh uỷ Nam Định đã ban hành Văn bản số 318-TB/TU ngày 14/10/2021, Thông báo Kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các dự án nêu trên; tiếp tục coi thu hút đầu tư là nhiệm vụ trọng tâm; tập trung mọi nguồn lực ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ bao gồm cả đường bộ và đường thủy, đặc biệt là cảng biển, đáp ứng yêu cầu giao thương quốc tế; tăng cường hỗ trợ đầu tư, giải quyết thủ tục hành chính nhanh nhất cho các dự án triển khai đúng tiến độ.

Trần Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Tuyên Quang: Đẩy mạnh khôi phục sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế sau thiên tai

Tuyên Quang: Đẩy mạnh khôi phục sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế sau thiên tai

Vượt qua mọi khó khăn thách thức do chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai, tỉnh Tuyên Quang phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2024 ước đạt 23.730 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Quảng Ninh: Các hộ dân được giao trên 6.000 ha mặt biển để khôi phục nuôi trồng thủy sản

Quảng Ninh: Các hộ dân được giao trên 6.000 ha mặt biển để khôi phục nuôi trồng thủy sản

Sau khi hứng chịu những thiệt hại nặng nề do bão Yagi gây ra, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực khôi phục sản xuất, nuôi trồng thủy sản.
Khởi công dự án chỉnh trang bãi biển đẹp nhất TP. Vũng Tàu

Khởi công dự án chỉnh trang bãi biển đẹp nhất TP. Vũng Tàu

Dự án Chỉnh trang trục đường Thùy Vân, TP. Vũng Tàu có quy mô hơn 19 ha, tổng mức đầu tư 1.094 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trước 30/4/2025.
Du lịch xanh Quảng Ninh: Hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường

Du lịch xanh Quảng Ninh: Hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường

Tỉnh Quảng Ninh triển khai nhiều giải pháp nhằm chuyển đổi phương thức phát triển du lịch từ "nâu" sang "xanh", gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Thương mại điện tử:

Thương mại điện tử: 'Đòn bẩy' phát triển sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Nhiều sản phẩm OCOP Quảng Ninh đã lên sàn thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp bán hàng có thể tiếp cận và giữ chân khách hàng hiệu quả.
An Giang: Tổng thu nội địa 10 tháng năm 2024 ước đạt gần 6.500 tỷ đồng

An Giang: Tổng thu nội địa 10 tháng năm 2024 ước đạt gần 6.500 tỷ đồng

Theo Cục Thuế tỉnh An Giang, tổng thu nội địa 10 tháng năm 2024 ước đạt gần 6.500 tỷ đồng, bằng 94% dự toán của năm, bằng 109% so cùng kỳ năm 2023.
Phú Thọ: Điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án ‘khủng’ trong khu, cụm công nghiệp

Phú Thọ: Điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án ‘khủng’ trong khu, cụm công nghiệp

UBND tỉnh Phú Thọ điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án trong Khu công nghiệp Cẩm Khê và Cụm công nghiệp Tử Đà - An Đạo.
Khai mạc Tuần lễ giới thiệu các sản phẩm OCOP, đặc trưng của Bà Rịa-Vũng Tàu tại TP. Hồ Chí Minh

Khai mạc Tuần lễ giới thiệu các sản phẩm OCOP, đặc trưng của Bà Rịa-Vũng Tàu tại TP. Hồ Chí Minh

Sự kiện nhằm giới thiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, đặc trưng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh.
TP. Hồ Chí Minh triển khai các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Công Thương

TP. Hồ Chí Minh triển khai các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Công Thương

UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch triển khai các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030.
Định hướng đến 2045, Tân Phú thành trung tâm dịch vụ, logistics phía Tây TP. Hồ Chí Minh

Định hướng đến 2045, Tân Phú thành trung tâm dịch vụ, logistics phía Tây TP. Hồ Chí Minh

Định hướng phát triển đến năm 2030, tầm nhìn 2045, quận Tân Phú trở thành đô thị thông minh, trung tâm dịch vụ, logistics của khu vực phía Tây TP. Hồ Chí Minh.
Hà Nội: Khởi sắc ngành công nghiệp Thủ đô

Hà Nội: Khởi sắc ngành công nghiệp Thủ đô

Từ đầu năm đến nay, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội nhiều khởi sắc, các doanh nghiệp Thủ đô đang tăng tốc về đích đặt ra cho năm nay.
Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Trong 9 tháng qua, tỉnh Sơn La đã đạt trên 3,8 triệu lượt khách du lịch; doanh thu ước đạt khoảng 4.565 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Quảng Ninh: Dư địa lớn cho dòng vốn đầu tư mới

Quảng Ninh: Dư địa lớn cho dòng vốn đầu tư mới

Phát huy tối đa lợi thế, cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế, Quảng Ninh đã và đang ưu tiên triển khai các giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Bà Rịa - Vũng Tàu: Công bố huyện Đất Đỏ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công bố huyện Đất Đỏ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Ngày 24/10, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng công nhận huyện Đất Đỏ đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Tiền Giang xuất khẩu lô dừa tươi đầu tiên sang Trung Quốc

Tiền Giang xuất khẩu lô dừa tươi đầu tiên sang Trung Quốc

Sở Công Thương Tiền Giang phối hợp với Công ty Fadoi Export tổ chức “Lễ khởi hành chuyến xe đầu tiên vận chuyển dừa tươi Tiền Giang xuất khẩu sang Trung Quốc”.
Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, thành phố Sơn La đã triển khai những giải pháp bài bản từ sản xuất đến xúc tiến tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả cao.
Hải Dương: Tích cực cải thiện môi trường kinh doanh tạo

Hải Dương: Tích cực cải thiện môi trường kinh doanh tạo 'đòn bẩy' thu hút đầu tư

9 tháng năm 2024, Hải Dương thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt 353,8 triệu USD; đồng thời thu hút đầu tư mới 41 dự án trong nước với vốn đăng ký 5.010,2 tỷ đồng.
Bắc Giang: 9 tháng, thu hút đầu tư FDI đạt trên 1,7 tỷ USD

Bắc Giang: 9 tháng, thu hút đầu tư FDI đạt trên 1,7 tỷ USD

Tính đến 30/9/2024, Bắc Giang đã thu thu hút đầu tư FDI đạt trên 1,7 tỷ USD vốn đầu tư quy đổi, bằng 84,8% cùng kỳ, xếp thứ 9 cả nước về lĩnh vực này.
Ngành Công Thương Hà Nội: Đẩy mạnh kết nối, thúc đẩy thương mại Thủ đô

Ngành Công Thương Hà Nội: Đẩy mạnh kết nối, thúc đẩy thương mại Thủ đô

Đẩy mạnh kết nối, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, kích cầu tiêu dùng, Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.
Tây Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 tăng gần 15% so với cùng kỳ

Tây Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 tăng gần 15% so với cùng kỳ

Ngày 23/10, Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của tỉnh trong tháng 10/2024 tăng gần 15% so với cùng kỳ.
Chủ tịch UBND Đắk Nông Hồ Văn Mười kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp đánh giá Chỉ số DDCI năm 2024

Chủ tịch UBND Đắk Nông Hồ Văn Mười kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp đánh giá Chỉ số DDCI năm 2024

Chủ tịch UBND Đắk Nông Hồ Văn Mười kêu gọi doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh tham gia khảo sát, đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh DDCI năm 2024.
Bắc Giang: Thêm gần 100 triệu USD rót vào các khu công nghiệp

Bắc Giang: Thêm gần 100 triệu USD rót vào các khu công nghiệp

Trong tháng 10/2024 đã có 5 dự án đầu tư mới vào các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang với tổng số vốn đăng ký gần 100 triệu USD và chấm dứt hoạt động 4 dự án.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động