Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 07/11/2024 13:26

Năm nay, mùa mía Hòa Bắc "ít ngọt"

Mía Hòa Bắc đang vào mùa thu hoạch. Năm nay, mía không được mùa, chất lượng không cao. Thị trường tiêu thụ lại bị bó hẹp chủ yếu trong TP. Đà Nẵng do dịch bệnh.
Mía là cây trồng chủ lực của xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng). Toàn xã có tổng diện tích mía khoảng 120ha. Thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, mía Hòa Bắc có vị ngọt thanh và luôn được thương lái ưu tiên đón mua
Mía được trồng vào khoảng tháng 6 âm lịch và thu hoạch kéo dài từ tháng 4 đến tháng 7 âm lịch năm sau. Đây là nguồn thu nhập chính của hàng trăm hộ dân tại xã Hòa Bắc trong nhiều năm qua
Mía Hòa Bắc đang vào chính vụ thu hoạch. Sau nhiều tháng dầm trong mưa lũ (đợt mưa lũ kéo dài từ tháng 9 - 11/2020), mía Hòa Bắc năm nay không đạt chất lượng và năng suất như mọi năm. Cùng với đó dịch Covid - 19 tái bùng phát khiến thị trường tiêu thụ mía bị hẹp lại
Chị Nguyễn Thị Hay (thôn An Định, xã Hòa Bắc) cho biết, gia đình chị trồng 15 sào mía (500m2/sào Trung bộ). Đây cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình để nuôi con ăn học.
Năm nay, gia đình chị Hay là một trong số ít những hộ trồng mía đạt năng suất, dù không cao so với những năm được mùa nhưng lại cao hơn so với nhiều hộ trồng mía khác trong xã. Cũng nhờ vậy, mía gia đình chị vẫn còn được thu mua. "Từ sáng đến giờ chặt được 30 bó (mỗi bó 30 cây), bây giờ bốc lên để đường để xe họ đến lấy", chị Hay nói và cho biết do chất lượng mía không cao như mọi năm nên giá thu mua cũng giảm. Cùng với đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh, sức tiêu thụ mía cũng chậm hơn. "Khách hàng của chúng tôi đều là khách lâu năm trên địa bàn thành phố, năm nay dịch bệnh không đi không tìm được khách mới", chị Hay chia sẻ.
Không may mắn như gia đình chị Hay, trong 20 sào mía của gia đình chị Đoàn Thị Xuân (thôn Nam Yên, xã Hòa Bắc) đến kì thu hoạch thì đã có hơn 4 sào bị hư hại hoàn toàn, không thu hoạch được. Chị Xuân cho biết, xác định làm nông nghiệp thì có năm được mùa năm mất mùa, mía Hòa Bắc luôn được ưu tiên đón mua nên năm 2020 dù mất mùa và dịch bệnh mía vẫn được giá do chất lượng mía đạt. Nhưng năm nay, chất lượng mía kém cùng dịch bệnh nên dù đang ở cao điểm chính vụ thu hoạch nhưng vẫn vắng bóng thương lái
Chặt dỡ 4 sào mía cây nhỏ, không đạt chất lượng, không ai thu mua, vợ chồng chị Xuân chỉ "vớt vát" lấy ngọn để làm giống trồng cho vụ mới. Gần 16 sào mía còn lại chất lượng cũng không được đẹp nên thương lái không mặn mà thu mua, nếu có mua giá cũng chỉ chừng 40.000 đồng/bó. "Mía đến tuổi rồi, không ai mua cũng phải thu hoạch. Mọi năm khi mía có dấu hiệu chậm tiêu thụ thì gia đình ép nước để bán cho các nơi, mỗi ngày vài trăm bình loại 1,5 lít, rồi đi chào hàng ở ngoại tỉnh. Nhưng năm nay dịch bệnh nên không dám đi chào mời ở đâu cả. Dịch bệnh là tình hình chung rồi nên chúng tôi cũng ráng tìm thêm các hướng để bán, coi như lấy công làm lời cho vụ mùa này”, chị Xuân chia sẻ
Chuẩn bị đưa mía lên đợi xe đến bốc đi tiêu thụ, anh Đỗ Ngọc Cường (thôn An Định, xã Hòa Bắc) cho biết, trồng mía không quá vất vả nhưng thời gian kéo dài. Làm cả năm mới thu hoạch chỉ mong lúc thu hoạch mía chất lượng tốt, được giá thu mua thì vất vả mấy cũng được. Năm nay, chất lượng mía không tốt, đầu ra không ổn định lại thêm dịch bệnh nên ai cũng thấp thỏm
Tiêu thụ chậm là hình hình chung của các hộ dân trồng mía tại các thôn Phò Nam, Nam Mỹ, An Định, Nam Yên, Lộc Mỹ thuộc xã Hòa Bắc. Ước tính, có khoảng 2.000-2.500 tấn mía đang cần tiêu thụ, dự kiến kết thúc thu hoạch vào cuối tháng 8/2021 (tháng 7 âm lịch). Nhiều diện tích mía bị quá tuổi, khô ngọn, trổ cờ do thương lái chậm thu mua
Trước tình hình như vậy, nhiều hội đoàn thể tại xã Hòa Bắc đang thực hiện các điểm bán hàng nước mía đóng chai (nước mía ép nguyên chất) để hỗ trợ một phần đầu ra cho người dân với giá bán 20.000 đồng/chai 1,5 lít. Ông Trương Thanh Nhân - Phó Chủ tịch UBDN xã Hòa Bắc - cho biết, đến trưa 30/6 đã có khoảng hơn 1.000 chai nước mía, tương đương gần 1.600 lít nước mía đã được tiêu thụ
Mặc dù gặp một mùa vụ không như kỳ vọng, nhưng các hộ dân tại xã Hòa Bắc vẫn lạc quan và lại chuẩn bị bắt đầu một mùa trồng mía mới. "Chỉ mong dịch bệnh nhanh kết thúc, thời tiết thuận lợi để năm sau mía được mùa, chất lượng cao thì không phải lo đầu ra. Lúc đấy bù lại cho năm nay là được", chị Đoàn Thị Xuân chia sẻ
Vũ Lê

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Đà Nẵng: 'Sức sống mới' từ những mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang

Tuyên Quang: Xác định nguyên nhân giun chui lên mặt đất khiến người dân hoang mang

Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp: Cần gỡ rào cản pháp lý

Thị trường các bon: Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng

Bình Dương: Ưu tiên phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn