Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã chủ động “nâng cấp” hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt, ứng dụng công nghệ số với quy mô lớn.
Nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang: Khẩn trương phục hồi không để đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp: Cần gỡ rào cản pháp lý

Những năm gần đây, nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội đã chủ động “nâng cấp” hoạt động sản xuất nông nghiệp; đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn, nâng cao chất lượng nông sản, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Lợi ích kép

Một trong những ứng dụng khoa học - công nghệ đạt hiệu quả cao trong lĩnh vực nông nghiệp Thủ đô là mô hình sản xuất mạ khay cấy lúa bằng máy. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP. Hà Nội, trong vụ Xuân 2024, diện tích gieo cấy lúa áp dụng mạ khay, cấy máy trên địa bàn thành phố đạt khoảng 14%. Mô hình này đã triển khai tại các huyện như: Chương Mỹ, Ứng Hòa, Đông Anh, Ba Vì...

“Vụ Xuân vừa qua, gia đình tôi đã áp dụng mô hình dây chuyền gieo mạ khay, cấy máy trên giống lúa Đài Thơm 8 thì thấy mạ được gieo đúng khoảng cách, lượng giống sử dụng giảm hơn, ruộng lúa thông thoáng, bộ rễ phát triển mạnh và hấp thụ dinh dưỡng tốt, hạn chế sâu bệnh. Cây lúa phát triển đồng đều, ít bị sâu bệnh. Năng suất ước đạt trên 60 tạ/ha, cao hơn so với sản xuất lúa truyền thống trên 10%”, ông Nguyễn Văn Nam, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai chia sẻ.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP. Hà Nội, dự tính trong hai năm 2024 - 2025, thành phố sẽ chi khoảng 37 tỷ đồng để hỗ trợ các huyện mua 201 máy cấy lúa. Trong đó, năm 2024 là 89 máy (hơn 16,5 tỷ đồng) và năm 2025 là 112 máy (gần 20,6 tỷ đồng). Khi người dân ứng dụng mô hình này sẽ tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí lao động, đồng thời cũng giúp bảo vệ môi trường và góp phần phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm…

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại
Mô hình sản xuất mạ khay cấy lúa bằng máy đạt hiệu quả cao. Ảnh: Thanh Hồng

Ông Nguyễn Viết Hùng, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Quảng Bị (huyện Chương Mỹ) cho biết, để tiết kiệm chi phí, nhân công lao động, vụ Xuân 2024, HTX sử dụng máy bay không người lái để gieo sạ trên diện tích gần 400ha. Việc cơ giới hóa trong làm đất, ứng dụng máy bay không người lái trong gieo sạ mang lại rất nhiều lợi ích. Cây lúa không chỉ sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao, mà còn giảm chi phí và cho giá trị cao gấp 2-3 lần so với phương thức sản xuất truyền thống.

Ông Trần Văn Tuấn, Giám đốc HTX Rau sạch Chử Tâm (xã Văn Đức, huyện Gia Lâm) cho biết, HTX Rau sạch Chử Tâm chuyên sản xuất các loại rau ăn lá gồm: Rau cải, các loại rau muống, rau bí, rau mồng tơi, rau gia vị... và các loại củ, quả là bầu, cà tím, cà chua, dưa chuột, đậu, cà rốt... Với mục đích đưa nông sản sạch từ trang trại đến bàn ăn, HTX đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào sản xuất như: Tưới phun, nhỏ giọt, gieo trồng trong nhà kính, nhà lưới và ứng dụng cơ giới hóa từ khâu làm đất, thu hoạch đến sơ chế, đóng gói. Ngoài ra, HTX còn ứng dụng công nghệ màng phủ nông nghiệp, phương pháp IPM (quản lý dịch hại tổng hợp). Hiện tại, mỗi ngày HTX cung ứng cho thị trường từ 2 đến 3 tạ rau sạch, doanh thu đạt 50-70 triệu đồng/tháng.

Theo bà Vũ Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP. Hà Nội), áp dụng công nghệ số là một trong những nội dung quan trọng mà Trung tâm đang phối hợp với các địa phương hỗ trợ nông dân. Thông qua tập huấn, các HTX, nông dân được hướng dẫn cách xây dựng mô hình áp dụng công nghệ số trong sản xuất, triển khai hệ thống giám sát bằng công nghệ thông minh và cách quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên nền tảng số.

Tại các buổi tập huấn, trung tâm cũng giải đáp những vướng mắc trong quá trình thực hiện, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, nhất là trang bị cho người sản xuất kỹ năng đẩy mạnh quảng bá, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, hiện ngày càng có nhiều mô hình đưa cơ giới hóa, công nghệ số vào sản xuất, làm thay đổi thói quen canh tác của người nông dân.

Tích cực hỗ trợ nông dân

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP. Hà Nội, việc xây dựng nền nông nghiệp thông minh và thị trường số là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với sản xuất nông nghiệp, cần có sự chung tay, hỗ trợ của các ngành chức năng để ngành nông nghiệp Hà Nội phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, phù hợp với xu thế chung của thế giới. Mặc dù hiệu quả đã rõ, song việc ứng dụng công nghệ số vào sản xuất còn gặp không ít khó khăn, do quy mô nhỏ lẻ, trình độ của người nông dân không đồng đều, thiếu cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại.

Để khắc phục những tồn tại trên, ông Nguyễn Tiến Dũng, đại diện trang trại Mê Linh F-Farm (huyện Mê Linh) nêu kiến nghị, các ngành chức năng cần tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư ứng dụng công nghệ số. Cùng với đó, thành phố cần hỗ trợ đầu tư hạ tầng đường giao thông, kênh mương nội đồng, hình thành sản xuất quy mô lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi số trong nông nghiệp. Ngoài ra, cơ quan chức năng cần hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp quảng bá sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, từ đó đẩy mạnh tiêu thụ nông sản an toàn, nâng cao giá trị sản phẩm để tái sản xuất.

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại
Hệ thống trang trại Mê Linh F-Farm ứng dựng công nghệ cao khép kín trong sản xuất hoa lan. Ảnh: Trọng Tùng

Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP. Hà Nội cho biết, ngành nông nghiệp sẽ phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số phục vụ canh tác. Theo đó, sở sẽ hỗ trợ nông dân sử dụng thiết bị công nghệ thông tin; đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực tiếp cận và đưa công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp cho nông dân.

Để cụ thể hóa Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND của HĐND TP Hà Nội ngày 4/7/2023 về quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp TP. Hà Nội, thành phố cũng sẽ cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện năm 2024-2025 từ nguồn ngân sách của thành phố. Theo đó, UBND TP. Hà Nội bố trí hơn 10 tỷ đồng thực hiện chính sách hỗ trợ máy móc, thiết bị để chuyển đổi số nông nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi cho người dân, HTX, doanh nghiệp đưa công nghệ số vào sản xuất.

Ngoài ra, ngành nông nghiệp Hà Nội tiếp tục xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp; giới thiệu các nền tảng số, nền tảng thương mại điện tử liên quan, giúp người dân nắm bắt kiến thức, thúc đẩy sản xuất, chế biến, tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp trên môi trường số. Các địa phương xây dựng chương trình, dự án, mô hình điểm về công nghệ số đối với cây trồng chủ lực, sau đó nhân rộng mô hình, quảng bá sản phẩm và từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp theo hướng thông minh, hiện đại hơn.

Hải Sơn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: phát triển nông nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Theo thống kê trước lũ năm 2024, cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng chưa được bố trí nguồn vốn để sửa chữa nâng cấp.
Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Ngày 17/11, tại Hà Nội đã diễn ra Toạ đàm Áp thuế giá trị gia tăng (VAT) phân bón vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Cả nước hiện có 18.109 công trình cấp nước tập trung nông thôn, cấp nước sạch đạt quy chuẩn, trong số này vẫn còn 41,8% số công trình hoạt động kém bền vững.
Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, bão số 7 sẽ hướng vào Trung Trung bộ nhưng cường độ bão sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa.
Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ VI được tổ chức tại Đà Nẵng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ việc kết nối, hợp tác giữa nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Phát triển bền vững thông qua nông nghiệp công nghệ cao và năng lượng tái tạo là một giải pháp toàn diện giúp bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị nông sản.
Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix giúp Hùng Nhơn hiện thực hóa mô hình chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng sản phẩm chăn nuôi gia súc theo tiêu chuẩn Halal.
Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Tỉnh Lâm Đồng phấn đấu đạt các tiêu chuẩn trở thành thành phố trực thuộc Trung ương hiện đại, có bản sắc, xanh, thông minh và đáng sống vào năm 2050.
Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Để ứng phó với bão số 6 (bão Trà Mi), các địa phương cần lên phương án phòng, chống với tinh thần không hối tiếc.
Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Sáng 24/10, diễn ra lễ khai mạc Hội thảo quốc tế về “Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC”.
Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Hà Nội hiện có 406 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, áp dụng chuyển đổi số, trong đó có 262 mô hình ở lĩnh vực trồng trọt.
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Theo số liệu của Bộ Tài chính, đến hết tháng 8/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông thôn mới chỉ đạt 45% tổng kế hoạch vốn được giao.
Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thừa Thiên Huế ban hành nhiều kế hoạch, chính sách phát triển nghề truyền thống, làng nghề, tuy nhiên vẫn gặp nhiều khó khăn khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Với hơn 40 sản phẩm OCOP từ chăn nuôi, thủy sản, Thái Bình khẳng định chất lượng, uy tín, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp địa phương.
Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Trong quý 3/2024, doanh thu mảng nông nghiệp của Hòa Phát tăng 21% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lợi nhuận tăng đột biến tới 80% so với cùng kỳ 2023.
Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Nhiều khó khăn đang ‘bủa vây’ mô hình du lịch canh nông tại Lâm Đồng, trong đó khó khăn lớn nhất là việc áp dụng Luật Đất đai, Luật Du lịch và Luật Xây dựng.
Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Sáng 18/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị triển khai Đề án Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng.
Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai đã có buổi làm việc với chủ đầu tư Dự án nông nghiệp công nghệ cao DHN Gia Lai và nghe báo cáo kết quả triển khai tại dự án này.
Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam đã tổ chức Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024.
Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Vốn, đất đai và thị trường là những lĩnh vực còn tiềm ẩn khó khăn mà nhiều nông dân vẫn đang phải đối mặt.
Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Việc bắt tay với đối tác ngoại thực hiện chăn nuôi theo mô hình công nghệ cao đã và đang giúp Hùng Nhơn khẳng định vị thế trên thị trường thế giới.
Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Để thực hiện mục tiêu xóa nhà dột nát cho hộ nghèo, Tuyên Quang đã huy động các nguồn lực, vận động cộng đồng chung tay giúp hộ nghèo có một nơi an cư dài lâu.
Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024 được tổ chức cùng Triển lãm Sắc màu di sản văn hóa thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam.
Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Từ trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp,… mỗi lĩnh vực gắn liền với trí tuệ, tâm huyết của cố Phó Thủ tướng, Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nguyễn Công Tạn.
Đà Nẵng:

Đà Nẵng: 'Sức sống mới' từ những mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang

Nhiều mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang tại TP. Đà Nẵng bước đầu cho hiệu quả kinh tế, góp phần chống hoang hóa, lãng phí nguồn lực đất đai.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động