Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nếu từ bỏ đồng Euro, nước Pháp sẽ ra sao?

Theo tờ Global Study, ngay cả khi có Quỹ bình ổn tài chính châu Âu lên tới 1.000 tỷ Euro, Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn ở bên bờ vực sụp đổ vì các ngân hàng đòi hỏi thanh toán tới 3.000 tỷ Euro.

Công thương - Giới phân tích cho rằng, Eurozone vẫn đang có nguy cơ đứng bên bờ vực sụp đổ, nếu Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, thậm chí cả Italia, cũng cần được cứu trợ như Hy Lạp  và Ireland. Eurozone, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Liên minh châu Âu (EU) và những người có trách nhiệm đã đẩy châu Âu sa vào một cái “bẫy” tài chính - kinh tế.

Cuộc khủng hoảng nợ công tại một số nước châu Âu hiện chưa được giải quyết và sẽ không được giải quyết bằng các chính sách hiện nay. Một khi Ireland và Hy Lạp từ bỏ đồng Euro, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và thậm chí cả Italia cũng có thể bị buộc phải làm như vậy. Điều đó có nghĩa là đồng Euro sẽ không thể tồn tại.

Khi đó, các nước này bắt buộc phải thực thi việc kiểm soát tiền tệ và ấn định giá trị đồng nội tệ thấp để tăng sức cạnh tranh. Tiến trình phục hồi sẽ mất 5 - 10 năm hoặc lâu hơn nữa. Các nước sẽ trở lại dùng đồng tiền mới, tái thiết các nền kinh tế và thị trường. Chu kỳ mới sẽ lại bắt đầu.

Trang tin của đài RFI dẫn bản tin trên nhật báo Le Figaro hôm 21/12 cho rằng, nếu nước Pháp từ bỏ đồng Euro, thì đây sẽ là một kịch bản đầy tai họa, khó có thể hình dung đối với nước này.

Le Figaro cho rằng, nếu Eurozone tan rã, các nước quay trở lại với đồng tiền quốc gia trước đây, thì sẽ dẫn đến nạn suy thoái trên toàn châu Âu, kể cả nước Đức. Riêng đối với Pháp, sản xuất sẽ bị sụt giảm 10%, tỉ lệ thất nghiệp sẽ là 13,8%.

Về vấn đề này thì “không có kế hoạch B”. Đó là câu trả lời dứt khoát từ Bộ Tài chính và Ngân hàng trung ương Pháp, hai cơ quan chịu trách nhiệm quản lý tình hình nếu Eurozone tan rã. Theo hai cơ quan trên, kịch bản này là tệ hại nhất. Chỉ có Mark Cliffe, một nhà kinh tế thuộc ngân hàng ING đưa ra những con số cụ thể.

Le Figaro nhắc lại trường hợp của Argentina cuối năm 2001, đã quyết định chấm dứt hệ thống tỉ lệ chuyển đổi cố định giữa đồng peso và USD, sau đó peso mất giá đến 55%. Tổng sản phẩm nội địa giảm 11%, tỉ lệ thất nghiệp lên đến 20%, và tỉ lệ lạm phát 40%. Tờ báo đặt câu hỏi, liệu châu Âu có tồn tại nếu đồng tiền chung biến mất ?

Điều chắc chắn là thị trường sẽ ra tay trước, và theo dự đoán của ông Mark Cliffe, thì đồng Euro sẽ sụt xuống chỉ còn tương đương với 0,85 USD. Nhiều khó khăn khác nảy sinh như vấn đề chuẩn bị cung cấp lượng tiền mới, kiểm soát vốn đầu tư tại châu Âu…

Riêng với Pháp, thì năm đầu tiên GDP sẽ giảm 4%, và tính chung trong vòng ba năm là 10%. Nạn giảm phát sẽ làm cho thất nghiệp của Pháp lên 13,8%, còn Tây Ban Nha lên đến 25,5%. Giá cả giảm xuống, tiền lương cũng giảm, và lãi suất trái phiếu Pháp và Đức thời hạn 10 năm chỉ còn có khoảng 1%.

Xăng dầu sẽ đắt đỏ hơn, giá một lít xăng sẽ tăng lên đến 1,75 Euro. Thị trường tài chính sẽ phải đóng cửa một tuần lễ, việc thanh toán quốc tế sẽ bị kiểm soát và tạm ngưng một thời gian cần thiết.

Tờ báo nhắc lại trước đây, Argentina đã phải giới hạn việc rút tiền của các cá nhân tối đa 250 đô la một tuần, và sau đó phải tạm ngưng. Tỉ lệ chuyển đổi được Argentina ấn định có lợi cho người vay tiền hơn là với người gởi tiền tiết kiệm, khiến các ngân hàng bị mất quân bình, chính phủ phải trợ cấp để ngân hàng khỏi phá sản.

Còn với nước Pháp, hai phần ba trong tổng số nợ công 1.200 tỉ Euro đang do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ, Pháp sẽ thiệt hại nặng nề nếu “đồng Franc mới” bị sụt giá so với “đồng Euro cũ”.

Le Figaro lo ngại, nợ chính phủ tính bằng Euro vốn đã quá nặng, khi đồng tiền mất giá thêm thì sẽ ra sao ? Làm thế nào tránh được sự phá sản của các ngân hàng ? Ai sẽ bảo vệ cho nước Pháp chống nạn siêu lạm phát, và ai có thể tin được là việc quay trở lại với đồng quan là đủ để tái công nghiệp hóa, trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay ?

Ngoài ra, liệu việc từ bỏ đồng Euro có là tiếng chuông báo hiệu sự tan rã của EU? Theo Le Figaro, Hiệp ước Lisbon đã nói rõ đây là một “liên minh kinh tế và tiền tệ, trong đó đồng tiền sử dụng là Euro”. Và như vậy, quay mặt với đồng tiền chung Euro cũng là kết thúc EU.

Trong khi đó, mới đây, giới phân tích và các nhà đầu tư nhận định, Pháp có nguy cơ mất mức xếp hạng tín nhiệm cao nhất AAA sau khi một loạt quốc gia Eurozone bị hạ bậc tín nhiệm và đưa vào diện xem xét hạ bậc do khủng hoảng nợ công châu Âu. Hiện Pháp là nước nắm giữ nhiều trái phiếu của các quốc gia Eurozone nhất.

Ông Toby Nangle, người giám sát 46 triệu USD tài sản tại Baring Asset Management, London nhận định: “Từng quốc gia có thể lần lượt bị hạ bậc trong năm tới. Nếu Pháp bị mất mức tín nhiệm AAA, đây là một việc hết sức nghiêm trọng. Theo tôi, khả năng tụt bậc tín nhiệm sẽ không được phản ánh trên thị trường”.

Ông Padhraic Garvey, người đứng đầu bộ phận chiến lược nợ của các thị trường phát triển tại ING Bank NV, Amsterdam cho rằng Pháp rất dễ tụt bậc tín nhiệm nếu nước này không thực hiện các biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách mạnh tay.

Trong khi đó, theo ông Markus Ernst, chiến lược gia tín dụng tại UniCredit SpA, Munich, các ngân hàng Pháp là tổ chức nắm giữ nợ của các quốc gia Eurozone nhiều nhất. Điều này có thể dẫn đến các rủi ro hệ thống.

Theo số liệu từ Tổ chức nghiên cứu thị trường vốn CMA tại New York, chi phí bảo hiểm trái phiếu Chính phủ Pháp đã tăng gấp 3 lần trong năm nay lên khoảng 1.02% và từng chạm mức kỷ lục 1.05% vào ngày 30/11. CMA cho biết CDS của trái phiếu Pháp hiện tương ứng với mức xếp hạng Baa1, thấp hơn 7 bậc so với mức xếp hạng của Moody’s.

Theo VnEconomy

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Thủ đô Abu Dhabi, bắt đầu chuyến thăm chính thức UAE

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Thủ đô Abu Dhabi, bắt đầu chuyến thăm chính thức UAE

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Thủ đô Abu Dhabi, bắt đầu chuyến thăm chính thức UAE.
Tổng Bí thư Tô Lâm và những trăn trở về lãng phí

Tổng Bí thư Tô Lâm và những trăn trở về lãng phí

Tại phiên thảo luận Tổ ngày 26/10, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những chia sẻ về nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có ''lãng phí''.
Cần sớm thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) để kịp thời giải quyết vướng mắc

Cần sớm thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) để kịp thời giải quyết vướng mắc

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8, chiều 26/10 các đại biểu thảo luận tại Tổ về dự thảo Luật điện lực (sửa đổi), các đại biểu thống nhất sớm ban hành.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm được thông qua để giải quyết các vấn đề thực tiễn cấp bách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm được thông qua để giải quyết các vấn đề thực tiễn cấp bách

Thảo luận tại tổ chiều 26/10, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm được thông qua để giải quyết các vấn đề cấp bách
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh sự cần thiết sửa đổi 
Luật Điện lực, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về hạ tầng năng lượng

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về hạ tầng năng lượng

Chiều 26/10, Quốc hội thảo luận tổ về Dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Tổng Bí thư Tô Lâm đã có ý kiến phát biểu với nhiều chỉ đạo, định hướng hết sức quan trọng.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội

Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để các dự án điện gió ngoài khơi thành công

Đại biểu Quốc hội đề nghị nên bổ sung quy định về việc cho phép các tập đoàn Nhà nước được đề xuất đối tác triển khai các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên.
Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An Thái Thanh Quý giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An Thái Thanh Quý giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

Bộ Chính trị đã điều động, bổ nhiệm đồng chí Thái Thanh Quý, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Đại biểu Quốc hội: Xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Đại biểu Quốc hội: Xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Đại biểu cho rằng, việc trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) với 6 chính sách lớn phù hợp với thực tiễn có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm UAE, Qatar và Saudi Arabia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm UAE, Qatar và Saudi Arabia

Từ ngày 27/10-2/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức UAE, Qatar, Saudi Arabia.
Đại biểu Quốc hội: GDP tăng 7% cả năm 2024 là hoàn toàn khả thi

Đại biểu Quốc hội: GDP tăng 7% cả năm 2024 là hoàn toàn khả thi

Trong phiên thảo luận tại tổ sáng 26/10, nhiều đại biểu Quốc hội tin tưởng mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2024 hoàn toàn khả thi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Trương Hựu Hiệp

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Trương Hựu Hiệp

Sáng 26/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Trương Hựu Hiệp.
Điều động Bí thư Quảng Bình Vũ Đại Thắng làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Điều động Bí thư Quảng Bình Vũ Đại Thắng làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Ông Vũ Đại Thắng - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020-2025.
Đại biểu Quốc hội: Thành quả tăng trưởng đóng góp chủ yếu từ công nghiệp

Đại biểu Quốc hội: Thành quả tăng trưởng đóng góp chủ yếu từ công nghiệp

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường - đoàn Hà Nội nhấn mạnh, thành quả tăng trưởng chủ yếu từ công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp gỡ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp gỡ 'thẻ vàng IUU'

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá, sau gần 7 năm thực hiện nhiệm vụ, giải pháp gỡ ''thẻ vàng IUU'', nhưng những vấn đề lớn, bức xúc vẫn chưa được giải quyết.
Thủ tướng Chính phủ kiểm tra tình hình triển khai dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia

Thủ tướng Chính phủ kiểm tra tình hình triển khai dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia

Chiều 25/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tình hình triển khai dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, Hà Nội.
Ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về tiến hành cuộc cách mạng chuyển đổi số đến năm 2030-2045

Ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về tiến hành cuộc cách mạng chuyển đổi số đến năm 2030-2045

Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 23/10 có Công văn 11819-CV/VPTW về ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về tiến hành cuộc cách mạng chuyển đổi số…
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc

Chiều 25/10, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã có buổi tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Trương Hựu Hiệp, đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Miễn nhiệm chức vụ Tổng Thư ký Quốc hội đối với ông Bùi Văn Cường

Miễn nhiệm chức vụ Tổng Thư ký Quốc hội đối với ông Bùi Văn Cường

Chiều 25/10, Quốc hội thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Tổng Thư ký Quốc hội đối với ông Bùi Văn Cường.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari bin Abdul

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari bin Abdul

Chiều 25/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari bin Abdul đang thăm chính thức Việt Nam từ 22-25/10.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Thông điệp về trách nhiệm, hợp tác và vị thế đất nước

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Thông điệp về trách nhiệm, hợp tác và vị thế đất nước

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn báo chí tại Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án

Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1250/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án.
75 năm đoàn kết Việt - Lào: Biểu tượng mẫu mực cho tình hữu nghị quốc tế

75 năm đoàn kết Việt - Lào: Biểu tượng mẫu mực cho tình hữu nghị quốc tế

Bộ Quốc phòng tổ chức hội thảo khoa học về quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam hỗ trợ cách mạng Lào - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm.
Đề nghị văn phòng công chứng hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân

Đề nghị văn phòng công chứng hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân

Đề nghị bên cạnh loại hình công ty hợp danh theo quy định của Chính phủ, văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Bộ Quốc phòng bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Bộ Quốc phòng bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Bộ Quốc phòng điều động, bổ nhiệm Đại tá Vũ Bá Bộ giữ chức Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 1; Đại tá Trần Viết Năng giữ chức Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh.
Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, giữ chức Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động