Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 17/11/2024 00:31

Ngân hàng chính sách xã hội Quảng Ninh: Cầu nối thoát nghèo

Thông qua nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), những năm qua, nhiều hộ nghèo, cận nghèo của tỉnh Quảng Ninh đã có điều kiện vươn lên, đổi thay cuộc sống.
Ngân hàng CSXH huyện Quảng Ninh giải ngân vốn tại điểm giao dịch

Để triển khai hiệu quả nguồn vốn, thời gian qua, Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với các phường, xã, thị trấn, đoàn thể nhận ủy thác để hoàn thiện hồ sơ, giải ngân nhanh chóng, kịp thời các nguồn vốn được phân khai. Thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn, chính sách tín dụng ưu đãi được tuyên truyền, thực hiện dân chủ, công khai, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Đồng hành cùng hộ dân, Ngân hàng CSXH tỉnh còn phối hợp với các địa phương để tư vấn phát triển sản xuất; hướng dẫn hộ dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh; triển khai mô hình kinh tế phù hợp. Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH từ tỉnh đến địa phương được kiện toàn, thường xuyên tổ chức phiên họp định kỳ, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Bằng nhiều giải pháp thiết thực, các chương trình tín dụng chính sách từ Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Ninh đã đóng góp tích cực cho sự phát triển của khu vực vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng khó khăn. Hiện nay, nguồn vốn ưu đãi được Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Ninh cho vay tại 186 điểm giao dịch xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh với tổng dư nợ tính đến tháng 9/2017 đạt gần 2.450 tỷ đồng, gấp 15 lần so với năm 2002. Đáng chú ý, dư nợ tăng nhưng tỷ lệ nợ xấu giảm, các dự án đều phát triển tốt.

Nguồn tín dụng CSXH đã giúp gần 60.000 hộ thoát nghèo; thu hút, tạo việc làm cho gần 150.000 lao động; trên 26.000 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 400.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, trên 4.000 căn nhà cho hộ nghèo và gia đình chính sách. Quảng Ninh cũng là một trong số ít các tỉnh, thành phố triển khai các tín dụng chính sách theo cơ chế đặc thù riêng bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh.

Đơn cử, năm 2010, ông Chíu Sinh Phát, thôn Pắc Cáy, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ được vay 30 triệu đồng để đầu tư trồng rừng trong 5 năm với lãi suất ưu đãi 0,65%. Sau khi thoát nghèo và trả hết nợ cũ, ông tiếp tục được tạo điều kiện vay 50 triệu đồng để tái đầu tư trồng rừng. Nhờ nguồn vốn vay, gia đình ông đã vượt qua khó khăn vươn lên thoát nghèo.

Để nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh được sử dụng hiệu quả hơn, thời gian tới, Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu sẽ tiếp tục tranh thủ nguồn vốn của Trung ương; huy động vốn của tổ chức, cá nhân; kịp thời bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương đáp ứng nhu cầu vay vốn của các đối tượng chính sách. Nguồn vốn chính sách xã hội sẽ được đặc biệt ưu tiên dành cho vay giải quyết việc làm tại các vùng sâu vùng xa, đặc biệt khó khăn...

Qua quá trình phối hợp triển khai, nguồn vốn giải quyết việc làm của tỉnh đã tăng từ 37 tỷ đồng năm 2002 (100% vốn trung ương), lên 387 tỷ đồng năm 2017, gấp 10 lần. Trong đó, ngoài nguồn vốn trung ương, có sự huy động của Ngân hàng CSXH.
Nhóm PV
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Chính sách xã hội

Tin cùng chuyên mục

Rút bảo hiểm xã hội một lần giảm: Niềm tin của người lao động với chính sách được nâng cao

Bảo Việt Nhân thọ và Ngân hàng Quốc dân NCB ký kết thỏa thuận hợp tác

Bảo Việt 60 năm - Tự hào khẳng định Thương hiệu quốc gia

Người cao tuổi đủ 65 đến dưới 75 tuổi sẽ được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế ?

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sắp trao giải thưởng công nhận ‘Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh’

Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế

Nhóm đối tượng nào được đề xuất hỗ trợ 70% mức đóng bảo hiểm y tế?

Từ 1/7/2025: Người không có lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí

Việt Nam trở thành điểm đến quan trọng trong lĩnh vực Bảo hiểm Bảo lãnh và Tín dụng

Bổ sung quy định xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 1/7/2025

Đề xuất doanh nghiệp được tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất 6 tháng để phục hồi sản xuất

Bảo hiểm bảo lãnh: Đòn bẩy mới giúp thay đổi cục diện tài chính doanh nghiệp Việt?

Đề xuất mức hưởng trợ cấp thất nghiệp mới cho người lao động

Từ 1/7/2025: Trường hợp nào nghỉ hưu sớm không bị trừ mức hưởng lương hưu?

Bảo hiểm bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng: Doanh nghiệp liệu đã nắm bắt được thời cơ?

Cách tra cứu thời hạn thẻ bảo hiểm y tế học sinh như thế nào?

Chế độ thai sản, ốm đau bổ sung thêm nhiều quy định mới từ ngày 1/7/2025

Manulife trao quà hỗ trợ cuộc sống bà con vùng cao sau thiên tai

Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh làm việc với Phòng Thương mại Mỹ-Á cùng đoàn doanh nghiệp bảo hiểm Hoa Kỳ

Từ 1/7/2025: Trốn đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?