Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Ngày này năm xưa 12/11: Ngày phê chuẩn Hiệp định CPTPP, truyền thống ngành Than

Ngày này năm xưa 12/11 là ngày phê chuẩn Hiệp định CPTPP, ngày truyền thống công nhân vùng mỏ và truyền thống ngành Than, ngày thành lập Cục Xuất nhập khẩu.
Ngày này năm xưa 9/11: Ngày Pháp luật Việt Nam, Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu kinh tế Ngày này năm xưa 10/11: Ngày văn hóa doanh nghiệp, khai thác dòng dầu đầu tiên từ giàn mini không người thế hệ mới Ngày này năm xưa 11/11: Ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Chi Lê

* Sự kiện trong nước

- Ngày 12/11/2018, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 72/2018/QH14 phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. Theo quy định, Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 14/01/2019.

Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24/01/2019 về Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP.

CPTPP là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mehico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Hiệp định đã được ký kết ngày 08/3/2018 tại thành phố Santiago, Chile và chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mehico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia.

Sau 3 năm thực thi Hiệp định CPTPP, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã tận dụng khá tốt hiệp định này, thể hiện được khả năng vươn lên, thích ứng trong điều kiện bình thường mới để tận dụng, khai thác hiệu quả hiệp định, gia tăng xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường, đặc biệt là thị trường mới ở khu vực châu Mỹ.

8 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam với các nước thành viên CPTPP đạt 41 tỷ USD, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2021. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ khu vực này đạt 35 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2021. Xuất siêu sau 8 tháng ghi nhận đạt 6 tỷ USD, là mức cao nhất từ khi FTA này có hiệu lực, trong khi các năm đầu thực thi CPTPP, cán cân thương mại 2 chiều khá cân bằng.

Đáng ghi nhận, xuất khẩu sang một số nước thành viên CPTPP mà Việt Nam chưa có FTA trước đây đã tăng trưởng rất tích cực trong 8 tháng đầu năm 2022. Xuất khẩu sang Canada đạt 4,5 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2021; sang Mexico đạt 3,2 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2021. Đối chiếu với kim ngạch xuất khẩu thực hiện trong cả năm 2021 sang khu vực này là 45,4 tỷ USD chỉ sau 8 tháng, xuất khẩu đã gần bằng cả năm ngoái.

Ngày này năm xưa 12/11: Ngày phê chuẩn Hiệp định CPTPP, truyền thống ngành Than
Hiệp định CPTPP được ký kết tại Chile vào ngày 8 tháng 3 năm 2018

- Ngày 12/11/1936, trên 3 vạn thợ mỏ vùng Hòn Gai, Cẩm Phả, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh đã dũng cảm đứng lên làm cuộc tổng bãi công yêu cầu chủ mỏ phải tăng lương, chống đánh đập, ngược đãi công nhân, cải thiện điều kiện làm việc…

Với khẩu hiệu: “Kỷ luật và đồng tâm chúng ta nhất định thắng” cuộc đình công của hơn 3 vạn thợ mỏ bắt đầu từ Cẩm Phả vào đêm 12 rạng sáng ngày 13/11/1936 kéo dài hơn 20 ngày đã thực sự làm rung chuyển chính quyền thực dân Pháp, buộc chủ mỏ phải chấp nhận những yêu sách như: Tăng lương, giảm giờ làm, không đánh đập người lao động… Cuộc đình công này biểu thị ý chí quật cường của những người thợ mỏ dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời đã để lại cho tổ chức Đảng và giai cấp công nhân vùng mỏ bài học to lớn về tập hợp lực lượng, tính kỷ luật trong đấu tranh, sự đùm bọc tương thân tương ái của những người cùng cảnh ngộ, cùng nghề nghiệp, cùng giai cấp.

Sau này, khi giải phóng vùng mỏ (ngày 25/4/1955), Đặc khu ủy Hồng Quảng quyết định chọn ngày 12/11/1936 là Ngày miền mỏ bất khuất (nay gọi là Ngày truyền thống công nhân vùng mỏ). Ngày 4/11/1982 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã có Quyết định 292-CT chính thức công nhận ngày 12/11 hàng năm là ngày Hội Truyền thống của công nhân mỏ trên cả nước

Năm 1994, Tổng công ty Than Việt Nam (TVN) ra đời, tiếp đến là Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) rồi Vinacomin ngày nay. Để phù hợp với giai đoạn cách mạng mới, tỉnh ủy Quảng Ninh, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) và Tập đoàn TKV đã thống nhất lấy ngày 12/11 hàng năm là Ngày truyền thống công nhân vùng mỏ - truyền thống ngành Than.

Trải qua 86 năm xây dựng và phát triển, người thợ mỏ hôm nay đã ngẩng cao đầu với sức khỏe tốt, tri thức tốt, có đời sống vật chất, tinh thần lành mạnh, luôn sáng tạo trong lao động, dám đương đầu với thử thách, vượt khó đi lên. Trình độ mọi mặt từ nhận thức đến tư duy hành động nhạy bén hơn; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề được đào tạo bài bản.

Ngày này năm xưa 12/11: Ngày phê chuẩn Hiệp định CPTPP, truyền thống ngành Than
Đặc khu ủy Hồng Quảng quyết định chọn ngày 12/11/1936 là Ngày miền mỏ bất khuất (nay gọi là Ngày truyền thống công nhân vùng mỏ)

Công nhân ở các vị trí sản xuất từ hầm lò đến khai thác lộ thiên, xưởng máy... đã làm chủ được những xe máy, thiết bị hiện đại của các nước có nền công nghiệp khai thác than hàng đầu thế giới. Đây chính là nguồn nhân lực “vừa hồng, vừa chuyên” cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của TKV trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.

Đối với sản xuất kinh doanh, tổng doanh thu giai đoạn 2016-2020 của TKV đạt khoảng 613,9 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 7,9%/năm, tổng lợi nhuận trước thuế 17,9 nghìn tỷ đồng, bình quân 3,6 nghìn tỷ/năm, nộp ngân sách Nhà nước 84,5 nghìn tỷ đồng, bình quân 16,9 nghìn tỷ đồng/năm; năng suất lao động theo hiện vật quy đổi với sản phẩm than thực hiện 2019 đạt 771 tấn/người/năm, tăng bình quân 12% năm, thu nhập bình quân 10,4 triệu đồng/người/tháng, tốc độ tăng tiền lương bình quân 9,2% năm; tổng giá trị đầu tư xây dựng cơ bản dự kiến đạt 66,8 nghìn tỷ đồng, bình quân 13,36 nghìn tỷ đồng/năm.

Riêng trong 9 tháng đầu năm 2022, sản xuất - kinh doanh của TKV đã hoàn thành đạt kết quả tốt, doanh thu đạt cao, bằng 93% kế hoạch năm, dự kiến cả năm 2022 đạt 168.000 tỷ đồng, là mức kỷ lục từ trước đến nay.

- Ngày 12/11/2012, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) được thành lập theo Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Xuất nhập khẩu được quy định tại Quyết định 619/QĐ-BCT ngày 29/1/2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Theo đó, Cục Xuất nhập khẩu là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, mua bán hàng hóa quốc tế, đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

- Ngày 12/11/2018, Thông tư số 42/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2015/TT-BCT ngày 24/9/2015 của Bộ Công Thương quy định thực hiện quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand.

- Ngày 12/11/2017, Quyết định số 1782/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 30/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện Lai Châu.

- Ngày 12/11/2015, Nghị định số 118/2015/NĐ-CP, của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

Đến ngày 28/8/2018, Thông tư số 81/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 83/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP.

Đến ngày 30/3/2020, Nghị định số 37/2020/NĐ-CP của Chính phủ bổ sung Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP.

- Ngày 12/11/2013, Nghị định số 163/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp.

Đến ngày 8/7/2016, Nghị định số 115/2016/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2013/NĐ-CP.

Ngày 12/11/2021, Nghị quyết số 31/2021/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025.

- Ngày 12/11/1993 Đại hội lần thứ VII Công đoàn Việt Nam bế mạc tại Hà Nội. Đại hội được tổ chức từ ngày 9-12/11/1993, thay mặt cho 2.900.000 đoàn viên thuộc 53 Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố và 23 Công đoàn ngành; Đại hội đã khẳng định: “Trong bước ngoặt đầy thử thách, giai cấp công nhân nước ta đã tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, vượt qua mọi khó khăn trong bước đầu chuyển sang cơ chế thị trường, hăng hái đi đầu trong công cuộc đổi mới, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh của đất nước, giữ vững ổn định về chính trị”.

Đại hội xác định mục tiêu hoạt động công đoàn trong những năm tới là “Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chăm lo và bảo vệ lợi ích của công nhân lao động”; đồng chí Nguyễn Văn Tư, được bầu lại làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

- Ngày 12/11/1975, theo Quyết định số 834/TM-QP của Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân, Trung đoàn 920, Trường Sĩ quan Không quân được thành lập với nhiệm vụ huấn luyện, đào tạo phi công lái máy bay quân sự, bổ sung lực lượng cho các trung đoàn không quân.

* Sự kiện quốc tế

- Ngày 12/11/1866, ngày sinh Tôn Trung Sơn - một chính trị gia người Trung Quốc. Ông được biết đến với vai trò lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi, lật đổ nhà Thanh và khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc. Tôn Trung Sơn cũng là tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc.

Tôn Trung Sơn nổi tiếng với học thuyết “tam dân”: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Tại Đài Loan, Tôn Trung Sơn được tôn xưng là Quốc phụ (cha của đất nước).

Ngày này năm xưa 12/11: Ngày phê chuẩn Hiệp định CPTPP, truyền thống ngành Than
Tôn Trung Sơn - một chính trị gia người Trung Quốc. Ông nổi tiếng với học thuyết “tam dân”: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc

- Ngày 12/11/1912: Xác của nhà thám hiểm người Anh Robert Falcon Scott và những đồng đội của ông được tìm thấy tại Nam Cực, 8 tháng sau thất bại của cuộc thám hiểm Terra Nova dẫn đến cái chết của họ trên đường về.

- Ngày 12/11/1936: Cầu qua vịnh Oakland - San Francisco bắc qua Vịnh San Francisco nối hai thành phố San Francisco và Oakland của Hoa Kỳ bắt đầu được đưa vào sử dụng.

- Ngày 12/11/1968, ngày sinh Michael Lohscheller - một doanh nhân nổi tiếng trong ngành xe hơi. Ông từng giữ các chức vụ quan trọng cho các tập đoàn xe hơi lớn như Giám đốc điều hành Opel Automoble GmbH; Giám đốc tiếp thị bán hàng Volkswagen AG, Giám đốc tài chính tập đoàn Volkswagen.

Năm 2021, Michael Lohscheller chính thức trở thành Tổng giám đốc toàn cầu của VinFast, thương hiệu xe hơi được sở hữu bởi Vingroup, tập đoàn lớn Việt Nam.

- Ngày 12/11/1980, tàu Voyager 1 tiếp cận với Sao Thổ và lần đầu tiên cung cấp những hình ảnh chi tiết về vành đai của hành tinh này. Tàu Voyager 1 là vệ tinh nhân tạo của NASA, được phóng đi ngày 5/9/1977 với sứ mệnh khám phá Hệ Mặt Trời.

Trước đó, Voyager 1 cũng lần đầu tiên cung cấp hình ảnh về Sao Mộc vào năm 1979. Năm 1990, tàu này cũng lần đầu tiên chụp được bức “chân dung đại gia đình” Hệ Mặt Trời. Dự kiến, Voyager 1 đủ năng lượng để hoạt động cho đến năm 2025.

- Ngày 12/11/2014, sau 10 năm được phóng đi, phi thuyền Rosetta lần đầu tiên đổ bộ lên một sao chổi. Rosetta là một phi thuyền thăm dò không gian robot được Cơ quan Vũ trụ châu Âu chế tạo và phóng đi để thực hiện nghiên cứu chi tiết sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko.

* Sự kiện, kỷ niệm về Bác Hồ

- Ngày 12/11/1924, từ Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc gửi 3 bức thư về Moscow tới địa chỉ của Quốc tế Cộng sản, Ban biên tập báo "Rabốtnhitxa" và Tổng thư ký Quốc tế nông dân, trong đó báo tin đã tới làm việc tại Văn phòng của Bôrôđin - Cố vấn của Chính phủ Xô viết bên cạnh Chính phủ Tôn Trung Sơn. Thư cũng báo cáo về tình hình chính trị và xã hội Trung Quốc và đề nghị được thường xuyên cộng tác với tờ báo "Rabốtnhitxa" bằng loạt bài viết "Thư từ Trung Quốc". Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm đến vấn đề tuyên truyền đối với phụ nữ, một lực lượng đông đảo và nhiều cảm tình với Cách mạng Nga: "Cách mạng Nga đó làm cho những người phụ nữ Trung Quốc hiểu rằng phụ nữ cũng phải có quyền sống và làm việc để giành được quyền đó. Chúng tôi cũng phải đấu tranh như những đàn ông và cùng với đàn ông chống lại những kẻ bóc lột chúng tôi... Người ta chưa bao giờ thấy phấn khởi nhiều như thế trong phụ nữ chúng tôi. Đó thật sự đã là cuộc cách mạng nhỏ!".

- Ngày 12/11/1942, tại Nhà ngục Nam Ninh (Trung Quốc), Hồ Chí Minh làm những bài thơ nói về tình cảnh gian khổ và ý chí của một người tù nuôi chí lớn, ví như, bài "Chiết tự" theo bản dịch của Nam Trân:

"Người thoát khỏi tù ra dựng nước,

Qua cơn hoạn nạn, rõ lòng ngay;

Người biết lo âu, ưu điểm lớn,

Nhà lao mở cửa, ắt rồng bay!".

- Ngày 12/11/1945, nhân kỷ niệm ngày sinh của Tôn Trung Sơn, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài "Hoa - Việt thân thiện" đăng trên báo "Cứu Quốc" để xác định: "Nhân dịp ngày kỷ niệm cách mệnh đạo sư Tôn Trung Sơn, tôi muốn nhắc lại chính sách của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với anh em Hoa kiều. Trung Quốc với Việt Nam là hai nước anh em. Mối quan hệ rất là mật thiết. Văn hóa, lịch sử, chính trị, kinh tế, hai dân tộc quan hệ với nhau đó mấy nghìn năm... phải mật thiết đoàn kết để làm cho thực hiện chữ Hoa - Việt thân thiện. Thế mới xứng đáng là tín đồ của Tôn Trung Sơn tiên sinh".

Ngày này năm xưa 12/11: Ngày phê chuẩn Hiệp định CPTPP, truyền thống ngành Than
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm xã viên Hợp tác xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đang gặt lúa mùa (1954). Ảnh: Tư liệu TTXVN

- Ngày 12/11/1959, tham dự Hội nghị mở rộng của Trung ương Đảng bàn về đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Bác nêu ý kiến: Trong tính toán phải nhìn xa và thấy gần, nếu chỉ nhìn xa thì sẽ vấp. Bác cũng xác định: "Nông nghiệp là chính, chẳng những ở ta mà các nước khác cũng thế. Ta tiến lên phải từ gốc mà tiến lên. Nông nghiệp cơ giới hóa nhưng phải chú ý cải tiến kỹ thuật, không được quên. Công nghiệp nhẹ, nặng phải phục vụ nông nghiệp, không nên tách rời ba cái đó ra... Nói cho rõ việc tăng năng suất lao động và cải thiện dân sinh".

- Ngày 12/11/1964, Báo Nhân Dân đăng bài "Uy danh lừng lẫy khắp năm châu" của Bác biểu dương chiến công của các lực lượng vũ trang cách mạng đã tấn công Sân bay Biên Hòa vào ngày 31/10/1964. Bài báo cảnh tỉnh: "Nếu muốn tránh thất bại nhục nhã như ở Điện Biên Phủ thì Mỹ chỉ có một cách là chấm dứt ngay cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam, rút ngay quân đội của chúng về nước mẹ, để nhân dân miền Nam giải quyết công việc nội bộ của họ... Vậy có thơ rằng:

"Uy danh lừng lẫy khắp năm châu

Đạn cối tuôn cho Mỹ bể đầu,

Thành đồng trống thắng lay Lầu trắng

Điện Biên, Mỹ chẳng phải chờ lâu".

* Sự kiện hôm nay

- Ngày 12/11, Hội nghị "Nâng cao chất lượng báo Đảng toàn quốc" do Báo Nhân Dân phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức tại Đà Nẵng. Đây là lần đầu tiên hội nghị được tổ chức và là sự kiện báo chí truyền thông đặc biệt quan trọng của những người làm báo Đảng trên cả nước.

- Tối 12/11, Chương trình Kỷ niệm 200 năm Thành cổ Sơn Tây (1822 - 2022) và xúc tiến đầu tư phát triển du lịch được tổ chức tại khuôn viên di tích Thành cổ Sơn Tây (Hà Nội).

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Theo Công an tỉnh Lai Châu, cần nhận diện rõ những thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm chống phá cách mạng hiện nay.
“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

"Tuần lễ Vàng" kêu gọi các tầng lớp nhân dân tình nguyện ủng hộ xây dựng "Quỹ Độc Lập" do Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động vẫn nguyên giá trị.
Quốc khánh 2/9 nghĩ về Độc lập dân tộc và niềm tin vào Đảng

Quốc khánh 2/9 nghĩ về Độc lập dân tộc và niềm tin vào Đảng

Bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản vô giá giúp mỗi người dân Việt Nam hiểu, ý thức được về giá trị của độc lập và niềm tin vào Đảng.
Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác là một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, đã làm "rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta" và mãi mãi đồng hành cùng dân tộc.
Bài 3: Tiếp tục củng cố trận địa, bảo vệ từ sớm, từ xa

Bài 3: Tiếp tục củng cố trận địa, bảo vệ từ sớm, từ xa

Qua gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, song vẫn đang đứng trước những khó khăn…

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: Xây dựng “thế trận 35"

Bài 2: Xây dựng “thế trận 35"

Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời trong bối cảnh đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội…
Lạng Sơn: Tôn vinh các điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh

Lạng Sơn: Tôn vinh các điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh

Ngày 30/8, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức chương trình tôn vinh các điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Bài 1: Nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và liên tục của Đảng

Bài 1: Nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và liên tục của Đảng

Thực tiễn đã chứng minh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là công việc thường xuyên, liên tục ở tất các các thời kỳ cách mạng.
Bài 2: Di sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam

Bài 2: Di sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng và nhân dân Việt Nam một di sản tinh thần vô giá đó là bản Di chúc của Người.
55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là quốc bảo của dân tộc, hội tụ tất cả tinh hoa truyền thống dân tộc và thời đại, hàm chứa triết lý nhân sinh và văn hóa chính
Công trường đường dây 500kV mạch 3: Nơi rèn luyện tư tưởng, đạo đức cho cán bộ trẻ

Công trường đường dây 500kV mạch 3: Nơi rèn luyện tư tưởng, đạo đức cho cán bộ trẻ

Tham gia thi công đường dây 500kV mạch 3, nhiều cán bộ trẻ trưởng thành về chuyên môn, vững vàng tư tưởng chính trị, vinh dự được kết nạp Đảng tại công trường.
Phát huy sức mạnh toàn quân qua phong trào Thi đua Quyết thắng

Phát huy sức mạnh toàn quân qua phong trào Thi đua Quyết thắng

Giai đoạn 2019-2024, phong trào Thi đua Quyết thắng (TĐQT) đã trở thành động lực giúp toàn Quân chủng Hải quân hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tinh thần

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tinh thần 'dĩ công vi thượng' của Bác Hồ

Sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà lãnh đạo tiền bối của đất nước có được khoảng thời gian dài trực tiếp được sống làm việc bên Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chống tham nhũng và phát triển kinh tế: Song hành, không ngáng chân nhau

Chống tham nhũng và phát triển kinh tế: Song hành, không ngáng chân nhau

Phòng, chống tham nhũng phải phục vụ phát triển KT-XH, không vì đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà ảnh hưởng, cản trở phát triển kinh tế xã hội.
Cách mạng Tháng Tám: Hai bài học lớn về xây dựng Đảng và đại đoàn kết dân tộc

Cách mạng Tháng Tám: Hai bài học lớn về xây dựng Đảng và đại đoàn kết dân tộc

Thời gian trôi đi càng làm nổi bật những bài học của Cách mạng Tháng Tám vĩ đại mùa thu năm 1945 mà nổi bật là bài học về xây dựng Đảng và đại đoàn kết dân tộc.
Vuasanca
 đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vuasanca đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nhóm phóng viên Vuasanca đã đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương năm 2024.
Danh sách tập thể, cá nhân đoạt giải Cuộc thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngành Công Thương

Danh sách tập thể, cá nhân đoạt giải Cuộc thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngành Công Thương

Sáng 14/8, tại Hà Nội, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi viết về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 cho 28 tác phẩm xuất sắc.
28 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương

28 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương

28 tác phẩm báo chí xuất sắc nhất Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã được Bộ Công Thương trao giải vào sáng ngày 14/8/2024 tại Hà Nội.
Ngày 14/8: Bộ Công Thương trao giải Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 2

Ngày 14/8: Bộ Công Thương trao giải Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 2

Ngày 14/8/2024, tại Hà Nội, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương sẽ tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng: Khẳng định vai trò của báo chí

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng: Khẳng định vai trò của báo chí

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng.
Hà Giang: Học tập, quán triệt, triển khai các văn bản của Trung ương Đảng và Tỉnh ủy

Hà Giang: Học tập, quán triệt, triển khai các văn bản của Trung ương Đảng và Tỉnh ủy

Ngày 9/8, tỉnh ủy Hà Giang vừa ban hành kế hoạch tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương Đảng và Tỉnh ủy.
Phát triển đảng song hành cùng các hoạt động phát triển kinh tế

Phát triển đảng song hành cùng các hoạt động phát triển kinh tế

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng phát triển tổ chức đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.
Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới được nêu rõ tại Quy định số 144-QĐ/TW được xem là kim chỉ nam cho mỗi hành động, việc làm.
55 năm thực hiện di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phát triển đất nước

55 năm thực hiện di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phát triển đất nước

Năm 2024 là tròn 55 năm cả nước thực hiện và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bảo vệ và xây dựng đất nước, phát triển kinh tế.
Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

‘Xâm lăng văn hóa’ là một thủ đoạn mà các thế lực thù địch đã ráo riết triển khai nhằm thực hiện chiến dịch phá hoại tư tưởng đối với nước ta.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động