Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Ngày này năm xưa 26/12: Khởi công xây dựng Công trình Thủy điện Đồng Nai 3 và 4

Ngày này năm xưa 26/12: Chính phủ ra quyết định Ngày dân số Việt Nam; Khánh thành Nhà máy Điện Thái Nguyên; Khởi công xây dựng Công trình Thủy điện Đồng Nai 3.
Ngày này năm xưa 21/12: Kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam Ngày này năm xưa 22/12: Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Chuyên mục "Ngày này năm xưa" 26/12 trên Vuasanca tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước và ngành Công Thương; sự kiện nổi bật quốc tế; sự kiện, kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 26/12/1963, Nhà máy điện Thái Nguyên, một trong những hệ thống quan trọng của Khu liên hiệp gang thép Thái Nguyên được khánh thành. Đây là nhà máy hoàn toàn cơ khí hóa, đốt lò bằng than phun, gồm 42 công trình lớn nhỏ. Công suất của nhà máy này là 24.000 KW cung cấp điện cho khu gang thép, mỏ sắt Trại Cau và TP. Thái Nguyên.

Ngày này năm xưa 26/12: Khởi công xây dựng Công trình Thủy điện Đồng Nai 3 và 4
Công trình thủy điện Đồng Nai 3

Ngày 26/12/2004: Khởi công xây dựng Công trình thủy điện Đồng Nai 3 và Đồng Nai 4. Công trình thủy điện Đồng Nai 3 và 4 nằm trên địa bàn 2 tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông. Đây là tổ hợp thuỷ điện có công suất lớn nhất trên sông Đồng Nai. Nhà máy thủy điện Đồng Nai 3 gồm 2 tổ máy, tổng công suất 180 MW, sản lượng điện 589 triệu kWh/năm. Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 4 gồm 2 tổ máy, tổng công suất 340 MW, sản lượng điện hơn 1,1 tỷ kWh/năm. Tổ máy số 1 của Thủy điện Đồng Nai 3 hòa lưới điện quốc gia vào ngày 5/1/2011; tổ máy số 2 hòa lưới điện quốc gia vào 27/6/2011. Tổ máy số 1 của Thủy điện Đồng Nai 4 phát điện vào ngày 28/3/2012; tổ máy số 2 phát điện vào ngày 24/6/2012. Tổng sản lượng điện trung bình hằng năm của hai nhà máy là hơn 1,7 tỷ kWh.

Ngày 26/12/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 149/2017/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2018 - 2022.

Cùng ngày Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 150/2017/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa một bên là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bên kia là Liên minh Kinh tế Á - Âu và các nước thành viên có hiệu lực kể từ ngày 5/10/2016.

Ngày 26/12/2005, Thủ tường Chính phủ ký Quyết định số 343/2005/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2010 (có tính đến năm 2020), với các nội dung chủ yếu sau đây: Xây dựng ngành công nghiệp hóa chất có cơ cấu tương đối hoàn chỉnh, bao gồm các lĩnh vực chủ yếu như phân bón, cao su kỹ thuật và tiêu dùng, hoá chất cơ bản (kể cả hữu cơ và vô cơ), hóa dầu, hóa chất tinh khiết, hóa dược, hóa chất tiêu dùng đáp ứng nhu cầu trong nước, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Từng bước xây dựng ngành công nghiệp hóa chất hiện đại, bước đầu hình thành các khu công nghiệp tập trung, các tổ hợp sản xuất hóa chất có quy mô lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực. Phấn đấu đạt tốc độ phát triển 16 - 17%/năm. Tỷ trọng của công nghiệp hóa chất trong cơ cấu công nghiệp toàn quốc đạt 10 - 11% vào năm 2010 và 13 - 14% vào năm 2020.

Ngày 26/12/1961: Chính phủ ra quyết định đầu tiên về hướng dẫn sinh đẻ có kế hoạch. Kể từ ngày văn bản đầu tiên về hướng dẫn sinh đẻ cho nhân dân ra đời, Chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình đã chính thức được triển khai tại Việt Nam. Chương trình dân số Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng cả về chất và về lượng. Hiện Việt Nam đang ở thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, là cơ hội để Việt Nam sử dụng nguồn lao động dồi dào cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao giải quyết được những thách thức cũng như tận dụng được cơ hội vàng mà cơ cấu dân số vàng mang lại.

Tháng 5/1997, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định lấy ngày 26/12 hàng năm làm ngày "Dân số Việt Nam" nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Đặc biệt vì quyết định được ban hành trong lúc hầu như phần lớn các nước trên thế giới đều chưa hề quan tâm đến vấn đề dân số, đến yếu tố dân số trong phát triển.

Ngày này năm xưa 26/12: Khởi công xây dựng Công trình Thủy điện Đồng Nai 3 và 4
Ngày 26/12 Chính phủ ra quyết định Ngày dân số Việt Nam

Ngày 26/12/1945 là ngày mất của vua Duy Tân. Vua Duy Tân tên là Nguyễn Phúc Vĩnh sinh ngày 26/8/1900, là vị vua thứ 11 của triều nhà Nguyễn kế vị vua Thành Thái. Vua Duy Tân là vị vua lên ngôi nhỏ tuổi nhất trong 13 vua Nguyễn. Tuy nhiên vua Duy Tân lại là người chững chạc, có khí phách của một bậc đế vương. Cũng như cha mình, vua Duy Tân là người có tư tưởng chống Pháp. Vua đã cùng với Thái Phiên, Trần Cao Vân... vạch định cuộc nổi dậy chống Pháp vào ngày 3/5/1916. Nhưng âm mưu bại lộ, vua cùng Thái Phiên và Trần Cao Vân trốn ra khỏi Kinh Thành. 3 ngày sau, vua Duy Tân bị Pháp bắt và bị kết tội rồi đày sang đảo Réunion. Ngày 26/12/1945 vua Duy Tân gặp tai nạn máy bay và mất tai Trung Phi.

Ngày 26/12/1867, ngày sinh của cụ Phan Bội Châu - một danh sĩ và là nhà cách mạng Việt Nam. Phan Bội Châu là người khởi xướng phong trào Đông Du, đưa thanh niên yêu nước sang Nhật học tập để trở về kiến thiết đất nước, thành lập Duy Tân hội chống lại thực dân Pháp.

Ngày 26/12/1971, quân và dân các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình đã bắn rơi 5 máy bay Mỹ, bắt sống giặc lái. Trong số này có chiếc máy bay Mỹ thứ 100 do quân dân Hàm Rồng bắn rơi. Máy bay Mỹ đã đánh phá cầu Hàm Rồng hơn 500 trận, trút xuống đây hơn 7 vạn tấn bom đạn. Nhưng cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang vắt qua dòng sông Mã để các đoàn xe của ta đi qua, chi viện cho miền Nam tiền tuyến lớn.

Ngày 26/12/1972, Mỹ huy động 52 lần những chiếc máy bay chiến thuật đánh khu vực Đông Anh (Hà Nội). Về ban đêm có 105 lần những chiếc B52 kèm theo 120 lần các máy bay chiến thuật yểm hộ đánh cùng lúc vào 3 khu vực: Hà Nội, Hải Phòng và Thái Nguyên. Ở Hà Nội, máy bay B52 huỷ diệt phố Khâm Thiên làm 473 người chết và bị thương, phá huỷ và làm hỏng nặng gần 2.000 ngôi nhà. Quân và dân ta anh dũng chiến đấu bắn rơi 10 máy bay địch trong đó có 8 chiếc B52 (4 chiếc B52 rơi tại chỗ).

Ngày 26/12/1966: Nổ ra cuộc bãi công của công nhân bốc vác ở cảng quân sự Sài Gòn. Khoảng 5.000 công nhân ở Cảng quân sự Sài Gòn và hàng vạn công nhân lao động ở Sài Gòn đã bãi công và biểu tình thị uy, kịch liệt phản đối Mỹ và Thiệu, Kỳ đuổi 600 công nhân đang làm việc tại cảng. Các công nhân bãi công trang bị dao, gậy để tự vệ và cử đại biểu gặp bọn Mỹ Ngụy, đòi chúng phải hủy bỏ lệnh sa thải số công nhân trên. Cuộc đấu tranh này đã làm cho cảng Sài Gòn gần như tê liệt hoàn toàn.

Ngày 26/12/1991: Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa VIII đã ra Nghị quyết phân vạch lại địa giới hành chính một số tỉnh: Chia tỉnh Thuận Hải thành 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Chia tỉnh Hậu Giang thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Chia tỉnh Cửu Long thành 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Chia tỉnh Hà Nam Ninh thành 2 tỉnh Hà Nam và Ninh Bình.

Ngày 26/12/2009: Đưa vào khai thác Nhà ga cảng hàng không Liên Khương. Nhà ga cảng hàng không Liên Khương được xây dựng với tổng diện tích sàn là 12.400 m2, công suất 1,5-2 triệu lượt khách/năm; thiết kế đạt tiêu chuẩn 4B, nhà ga quốc tế hiện đại của Tổ chức hàng không dân dụng thế giới. Tổng vốn đầu tư hơn 300 tỷ đồng.

* Sự kiện quốc tế

Ngày 26/12/1893 là ngày sinh của Mao Trạch Đông. Ông là lãnh tụ vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc, người sáng lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khi thành lập năm 1949 cho đến khi ông qua đời năm 1976. Mao Trạch Đông lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ giành chính quyền năm 1949. Sau đó, ông tiếp tục lãnh đạo Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ trở thành một cường quốc, đối trọng với cả Mỹ và Liên Xô.

Ngày Tặng quà Boxing Day là ngày sau lễ Giáng sinh, tức ngày 26/12 hàng năm. Đây là thời điểm mọi người trao cho nhau những hộp quà Giáng sinh. Ngày lễ này xuất phát từ truyền thống về ngày đầu tuần sau kỳ nghỉ Giáng sinh, khi những anh chàng đưa thư, chạy việc vặt hoặc người dọn dẹp nhận được những món quà từ khách hàng hoặc chủ nhân của mình. Một số doanh nghiệp phương Tây coi đây là dịp để tặng thưởng, tri ân nhân viên đã gắn bó với mình suốt năm qua.

Ngày 26/12/2004, một trận động đất mạnh nhất trong vòng 40 năm qua với cường độ tới 8,9 độ richter xảy ra ở ngoài khơi đảo Sumatra (Indonesia) đã gây ra những đợt sóng thần hoành hành suốt dọc bờ biển nhiều nước châu Á, làm hơn 230.000 người thiệt mạng tại các nước Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Thái Lan, Malaysia, Maldives, Bangladesh, Myanmar. Trận sóng thần này được các chuyên gia đánh giá là thảm hoạ thiên nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử đương đại.

Ngày 26/12/1904 là ngày sinh của Alejo Carpentie - nhà vǎn lớn của Cuba và châu Mỹ Latinh. Ông theo học âm nhạc và kiến trúc, tham gia làm báo từ năm 18 tuổi. Vì ký tên vào bản tuyên bố chống chế độ độc tài nên ông bị bắt giam. Khi được thả tự do, ông xin cư trú tại Pari. Các tác phẩm chính của ông là các tiểu thuyết "Những dấu ấn đã mất" (1953), "Thế kỷ ánh sáng" (1962), "Luận về phương pháp" (1973), và một số công trình khảo cứu "Âm nhạc Cuba” (1946)… Các tác phẩm của ông thể hiện những sáng tạo tinh thần đặc sắc, gợi mở, đặc trưng cho nền văn học Mỹ Latinh hiện đại. Ông là một trong những đại diện ưu tú khơi mở và giới thiệu nền văn học Mỹ Latinh với thế giới, đồng thời là người đặt nền móng cho nền văn học Mỹ Latinh hiện đại. Ông mất năm 1890.

* Sự kiện về Bác Hồ

“Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn”. Là lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của công tác ngoại giao trong bài trả lời phỏng vấn của phóng viên các báo về vấn đề đoàn kết ngày 26/12/1945. Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện quan điểm của Người về mối tương quan chặt chẽ giữa hiệu quả của công tác ngoại giao với thế và lực của đất nước. Thực lực của đất nước ta ngày nay là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân; trong đó, ngoại giao là một lực lượng quan trọng, cùng với chính trị, quân sự, an ninh và kinh tế đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời bảo đảm vững chắc lợi ích quốc gia, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Ngày 26/12/1920: Đồng chí Nguyễn Ái Quốc phát biểu khai mạc Đại hội Đảng Xã hội Pháp lần thứ 18. Tại phiên họp buổi chiều ngày khai mạc Đại hội Đảng Xã hội Pháp lần thứ 18, Nguyễn Ái Quốc phát biểu khẳng định “Tôi đến đây với tư cách một đảng viên Đảng Xã hội, để phản kháng những tội ác ghê tởm trên quê hương tôi... Chủ nghĩa tư bản Pháp đã dùng lưỡi lê để chinh phục đất nước chúng tôi... Đảng Xã hội cần phải hoạt động một cách thiết thực để ủng hộ những người bản xứ bị áp bức... Đảng phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong tất cả các nước thuộc địa... đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề thuộc địa... Nhân danh toàn thể loài người, nhân danh tất cả các đảng viên xã hội, cả phái hữu lẫn phái tả, chúng tôi kêu gọi: “Các đồng chí hãy cứu chúng tôi!”. Đáp lại, Chủ tịch phiên họp đã lên tiếng: “...toàn thể Đảng Xã hội đều đứng về phía đồng chí để phản đối những tội ác của giai cấp tư sản”.

Ngày 26/12/1963: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và chúc Tết Hội đồng Chính phủ đang họp phiên cuối năm và nhắc nhở: “Hiện nay chúng ta làm 3 xây, 3 chống còn kém. Anh chị em công nhân và nhân viên các sở thì rất hăng hái, nhưng từ cấp giám đốc lên đến Bộ trưởng, Thứ trưởng thì còn nhiều người chưa chuyển, cho nên có chỗ cuộc vận động bị tắc lại. Bây giờ phải làm 3 xây, 3 chống cả hai chiều từ dưới lên và từ trên xuống. Bản thân các đồng chí Bộ trưởng, Thứ trưởng, các cán bộ lãnh đạo phải 3 xây, 3 chống. Hơn ai hết người lãnh đạo phải nhận rõ cuộc vận động này là rất quan trọng để làm cho tốt... Phải luôn gương mẫu về mọi mặt, phải nêu gương sáng về đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư... Có như thế mới xứng đáng với đồng bào miền Nam đang chiến đấu vô cùng anh dũng... Nhân dân ta rất tốt. Nếu chúng ta gương mẫu và biết lãnh đạo thì bất cứ công việc gì khó khăn đến đâu cũng nhất định làm được”.

Ngày 26/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn của các tờ báo liên quan đến việc thành lập Chính phủ Liên hiệp. Trả lời câu hỏi vì sao dành 70 ghế Quốc hội cho Việt Quốc và Việt Cách có phải là không dân chủ hay không? Bác trả lời: “Muốn đi tới dân chủ nhiều khi phải làm trái lại. Thí dụ, muốn đi tới hòa bình có khi phải chiến tranh”. Trả lời câu hỏi vì sao không tự chỉ định mình làm Chủ tịch, Bác trả lời “Vì tôi không muốn làm như Vua Lu-i thập tứ” (Vua Pháp Lui XIV điển hình cho một vua chuyên quyền độc đoán).

Ngày 26/12/1965, tiếp tục dự họp Hội nghị Trung ương lần thứ 12, Bác khẳng định nhân dân Việt Nam kiên quyết chiến đấu trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nhưng vẫn sẵn sàng giải quyết cuộc chiến tranh bằng thương lượng hòa bình. Cùng ngày, trong bài báo có nhan đề “Kẻ cướp nói chuyện hòa bình” với bút danh “Chiến Sĩ”, Bác khẳng định: “Với tinh thần gang thép, chúng ta vừa dũng cảm chiến đấu, vừa ra sức sản xuất và tiết kiệm, không sợ gian khổ, không sợ hy sinh thì chắc chắn là Mỹ nhất định thua. Ta nhất định thắng!”.

* Sự kiện hôm nay

Ngày 26/12/2022, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Từ ngày 23 đến 31/12/2022 tại TP. Cà Mau sẽ diễn ra Ngày hội cua Cà Mau - Lần thứ I năm 2022, với chủ đề “Cua Cà Mau - Điểm hẹn văn hóa ẩm thực” với nhiều hoạt động hấp dẫn.

Từ ngày 22 - 26/12/2022, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) triển khai tổ chức tuần lễ Văn hóa - Du lịch năm 2022. Tuần lễ có nhiều hoạt động, sự kiện như : Biểu diễn vũ điệu cồng chiêng; phục dựng một số nghi lễ văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố, giao lưu ẩm thực vùng miền và ẩm thực địa phương; hội chợ triển lãm và giới thiệu sản phẩm địa phương; tổ chức giải Marathon thành phố Pleiku chương trình gây quỹ áo ấm cho em cùng các hoạt động văn hóa thể thao; trưng bày ảnh du lịch Pleiku, Gia Lai; hội thảo sở hữu trí tuệ.

Phạm Tiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cảnh giác, tỉnh táo với thủ đoạn lợi dụng thiên tai để xuyên tạc, chống phá

Cảnh giác, tỉnh táo với thủ đoạn lợi dụng thiên tai để xuyên tạc, chống phá

Các thế lực thù địch và những kẻ cơ hội chính trị đã lợi dụng thiên tai để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Theo Công an tỉnh Lai Châu, cần nhận diện rõ những thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm chống phá cách mạng hiện nay.
“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

"Tuần lễ Vàng" kêu gọi các tầng lớp nhân dân tình nguyện ủng hộ xây dựng "Quỹ Độc Lập" do Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động vẫn nguyên giá trị.
Quốc khánh 2/9 nghĩ về Độc lập dân tộc và niềm tin vào Đảng

Quốc khánh 2/9 nghĩ về Độc lập dân tộc và niềm tin vào Đảng

Bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản vô giá giúp mỗi người dân Việt Nam hiểu, ý thức được về giá trị của độc lập và niềm tin vào Đảng.
Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác là một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, đã làm "rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta" và mãi mãi đồng hành cùng dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Bài 3: Tiếp tục củng cố trận địa, bảo vệ từ sớm, từ xa

Bài 3: Tiếp tục củng cố trận địa, bảo vệ từ sớm, từ xa

Qua gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, song vẫn đang đứng trước những khó khăn…
Bài 2: Xây dựng “thế trận 35"

Bài 2: Xây dựng “thế trận 35"

Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời trong bối cảnh đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội…
Lạng Sơn: Tôn vinh các điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh

Lạng Sơn: Tôn vinh các điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh

Ngày 30/8, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức chương trình tôn vinh các điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Bài 1: Nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và liên tục của Đảng

Bài 1: Nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và liên tục của Đảng

Thực tiễn đã chứng minh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là công việc thường xuyên, liên tục ở tất các các thời kỳ cách mạng.
Bài 2: Di sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam

Bài 2: Di sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng và nhân dân Việt Nam một di sản tinh thần vô giá đó là bản Di chúc của Người.
55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là quốc bảo của dân tộc, hội tụ tất cả tinh hoa truyền thống dân tộc và thời đại, hàm chứa triết lý nhân sinh và văn hóa chính
Công trường đường dây 500kV mạch 3: Nơi rèn luyện tư tưởng, đạo đức cho cán bộ trẻ

Công trường đường dây 500kV mạch 3: Nơi rèn luyện tư tưởng, đạo đức cho cán bộ trẻ

Tham gia thi công đường dây 500kV mạch 3, nhiều cán bộ trẻ trưởng thành về chuyên môn, vững vàng tư tưởng chính trị, vinh dự được kết nạp Đảng tại công trường.
Phát huy sức mạnh toàn quân qua phong trào Thi đua Quyết thắng

Phát huy sức mạnh toàn quân qua phong trào Thi đua Quyết thắng

Giai đoạn 2019-2024, phong trào Thi đua Quyết thắng (TĐQT) đã trở thành động lực giúp toàn Quân chủng Hải quân hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tinh thần

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tinh thần 'dĩ công vi thượng' của Bác Hồ

Sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà lãnh đạo tiền bối của đất nước có được khoảng thời gian dài trực tiếp được sống làm việc bên Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chống tham nhũng và phát triển kinh tế: Song hành, không ngáng chân nhau

Chống tham nhũng và phát triển kinh tế: Song hành, không ngáng chân nhau

Phòng, chống tham nhũng phải phục vụ phát triển KT-XH, không vì đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà ảnh hưởng, cản trở phát triển kinh tế xã hội.
Cách mạng Tháng Tám: Hai bài học lớn về xây dựng Đảng và đại đoàn kết dân tộc

Cách mạng Tháng Tám: Hai bài học lớn về xây dựng Đảng và đại đoàn kết dân tộc

Thời gian trôi đi càng làm nổi bật những bài học của Cách mạng Tháng Tám vĩ đại mùa thu năm 1945 mà nổi bật là bài học về xây dựng Đảng và đại đoàn kết dân tộc.
Vuasanca
 đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vuasanca đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nhóm phóng viên Vuasanca đã đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương năm 2024.
Danh sách tập thể, cá nhân đoạt giải Cuộc thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngành Công Thương

Danh sách tập thể, cá nhân đoạt giải Cuộc thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngành Công Thương

Sáng 14/8, tại Hà Nội, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi viết về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 cho 28 tác phẩm xuất sắc.
28 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương

28 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương

28 tác phẩm báo chí xuất sắc nhất Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã được Bộ Công Thương trao giải vào sáng ngày 14/8/2024 tại Hà Nội.
Ngày 14/8: Bộ Công Thương trao giải Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 2

Ngày 14/8: Bộ Công Thương trao giải Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 2

Ngày 14/8/2024, tại Hà Nội, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương sẽ tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng: Khẳng định vai trò của báo chí

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng: Khẳng định vai trò của báo chí

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng.
Hà Giang: Học tập, quán triệt, triển khai các văn bản của Trung ương Đảng và Tỉnh ủy

Hà Giang: Học tập, quán triệt, triển khai các văn bản của Trung ương Đảng và Tỉnh ủy

Ngày 9/8, tỉnh ủy Hà Giang vừa ban hành kế hoạch tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương Đảng và Tỉnh ủy.
Phát triển đảng song hành cùng các hoạt động phát triển kinh tế

Phát triển đảng song hành cùng các hoạt động phát triển kinh tế

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng phát triển tổ chức đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.
Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới được nêu rõ tại Quy định số 144-QĐ/TW được xem là kim chỉ nam cho mỗi hành động, việc làm.
55 năm thực hiện di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phát triển đất nước

55 năm thực hiện di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phát triển đất nước

Năm 2024 là tròn 55 năm cả nước thực hiện và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bảo vệ và xây dựng đất nước, phát triển kinh tế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động