Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nghệ An: Những con tàu 67 “ôm nợ”

Mơ ước làm chủ những còn tàu 67 có công suất lớn vươn khơi bám biển, nhiều ngư dân Nghệ An hưởng ứng chủ trương vay đóng những con tàu hàng chục tỉ đồng. Nhưng sau 6 năm, 101 trong tổng số 104 tàu cá đóng theo Nghị định 67 đã để lại cả đống nợ cho ngư dân.

‘Càng ra khơi càng lỗ’

Những ngày này, ngôi nhà của vợ chồng ông Trần Văn Chính, xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) thi thoảng lại có cán bộ ngân hàng cùng cán bộ xã tìm tới để nắm tình hình. Ba năm từ ngày dốc hết vốn liếng chuyển từ tàu gỗ công suất nhỏ qua tàu vỏ thép, những chuyến ra biển của ông Chính và những ngư dân Quỳnh Long luôn trĩu nặng những con số.

Nghệ An: Những con tàu 67 “ôm nợ”

Những con tàu công suất lớn đóng theo Nghị định 67 đang gây nợ nần cho chủ tàu

Đưa ra một tập hồ sơ vay nợ con tàu NA 99977-TS, ông Chính cho biết, mỗi còn tàu đóng theo Nghị định 67/CP có chi phí từ 10 - 12 tỷ đồng, ngư dân ở đây vay thấp nhất là trên 5 tỷ và nhiều nhất khoảng 7 tỷ đồng nên lãi vay cộng với gốc mỗi tháng phải trả cho ngân hàng quá lớn. Tùy vào mức vay vốn từng tàu nhưng bình quân mỗi tháng ông phải trả ngân hàng từ 30- 40% doanh thu, những lúc trời yên biển lặng còn đỡ chứ vào những tháng biển động ngồi bó gối ở nhà là lo ngủ không được.

"Lúc trước tôi và bà con đầu tư tàu gỗ nhỏ, mỗi chuyến ra khơi về lãi ít nhiều cũng dư được vài chục triệu. Nhưng từ khi đóng tàu mới tới nay, thì thấy toàn lỗ, trong đó phần lớn là phí ra khơi, tiền sửa chữa các hư hỏng con tàu, giờ càng ra khơi càng lỗ" - ông Chính nói.

Thời điểm trước năm 2019, Nhà nước hỗ trợ các chủ tàu toàn bộ lãi suất cũng như chi phí bảo hiểm thân vỏ, bảo hiểm thuyền viên, trang thiết bị, ngư lưới cụ… nhưng sau năm 2019, theo Nghị định 17/CP sửa đổi bổ sung, chủ tàu chỉ được hỗ trợ 50% lãi suất và hỗ trợ 1 lần 30% kinh phí với điều kiện đóng mới tàu vỏ thép; mức hỗ trợ mua phí bảo hiểm thân vỏ cũng về mức 50% và không bao gồm ngư lưới cụ nên đánh bắt xa bờ đã khó càng khó hơn.

Cùng cảnh ngộ, ông Hoàng Văn Hoa, TX Cửa Lò, cho biết, ban đầu được Nhà nước hỗ trợ lãi suất ngân hàng nên các ngư phấn khởi vươn khơi bám biển. Nhưng đến năm 2019, các chủ tàu nếu không trả nợ đúng hạn sẽ không được hưởng ưu đãi về lãi suất và bắt đầu thời gian trả nợ nên áp lực lớn dần và cộng thêm đánh bắt không hiệu quả, tiền công lao động cao, thiếu lao động có tay nghề. Sau khi hạ thủy ra biển đánh bắt đã phát sinh rắc rối. Những ngư dân quen với tàu gỗ đã lúng túng trước con tàu hiện đại, các thiết bị trên tàu gặp nhiều trục trặc. Nhiều chủ tàu đầu tư, “độ” thêm máy phát, dàn đèn điện cao áp để đánh bắt, chưa thấy hiệu quả nhưng chi phí xăng dầu lại cao thêm.

Nhưng bi kịch hơn là không chỉ tàu hư hỏng vặt mà việc đánh bắt cũng không hiệu quả, buộc nhiều ngư dân phải chuyển hướng đánh bắt, nhưng cũng không đủ bù lỗ. Bất lực, nhiều như dân đành cho tàu nằm bờ. "Con tàu này tôi được vay gần 11 tỷ đồng, đến giờ dư nợ trên 10 tỷ đồng, và đã bị chuyển qua nợ xấu. Đến nay đã có bản án và đang chờ cơ quan thi hành án dân sự thực hiện thi hành án. Nhìn con tàu nằm bờ không hoạt động được, giờ lại thành như của nợ" - ông Hoa chua chát.

Ngân hàng "mắc cạn" cùng ngư dân

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Nghệ An, tới nay, qua 6 năm trong tổng số 104 tàu vay vốn, (ngoài 3 tàu gặp sự cố đã tất toán) thì 101 tàu còn lại cũng lâm vào cảnh nợ nần tới 647,5 tỷ đồng, trong đó có 64 tàu có nợ quá hạn, 52 tàu bị chuyển nợ xấu với dư nợ là 373,9 tỷ đồng, chiếm 57,7% tổng dư nợ vay đang trong tình trạng có hoạt động nhưng đa số là làm ăn cầm chừng. Cũng theo NHNN Chi nhánh Nghệ An, số tàu lâm vào cảnh nợ nần hiện nay có tới 20 tàu bị các ngân hàng thương mại khởi kiện, niêm phong nằm bờ.

Nghệ An: Những con tàu 67 “ôm nợ”
Qua 6 năm, 101 trong tổng số 104 tàu cá đóng theo Nghị định 67 tại Nghệ An đã để lại cả đống nợ cho ngư dân

Thêm một khó khăn đối với ngư dân, nếu như 4 năm đầu được Nhà nước hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm thân vỏ nên Công ty Bảo hiểm PJICO được chỉ định bán cho ngư dân. Thế nhưng từ năm 2019, số tàu 67 đi biển bị tai nạn khá nhiều. Từ năm 2014 - 2021 xảy ra 9 vụ cháy và chìm tàu; gần 2.540 vụ liên quan thân tàu và 267 liên quan đến con người khiến số tiền bồi thường lên tới 118,116 tỷ đồng. Thế nên, từ cuối năm 2019, khi các con tàu 67 hết hạn bảo hiểm thì PJICO không bán bảo hiểm thân vỏ nữa khiến cả ngân hàng và ngư dân đều thấp thỏm mỗi khi ra khơi.

Phó Giám đốc VietinBank Nghệ An - ông Nguyễn Chiến Thắng - cho biết, Vietinbank là một trong các ngân hàng thương mại tại Nghệ An tham gia cho ngư dân vay vốn đóng tàu mới theo Nghị định 67. Thời gian đầu có tới 60% tàu ngư dân vay vốn, đánh bắt về hàng tháng đều trả lãi vay đầy đủ nhưng từ năm 2020 lại đây, một phần do ngư dân gặp khó, một phần thì cũng chây ì nợ. Dẫn đến các ngân hàng gặp khó trong việc theo dõi dòng tiền, thu nợ cũng như kê biên, phát mại tài sản đảm bảo… nên dư nợ và nợ xấu ngày càng tăng nhanh.

Hay vị đại diện Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Nghệ An (Agribank Nghệ An) cũng cho biết, đa số các tàu mà ngân hàng này cho vay vốn theo Nghị định 67 cũng đang rất vất vả trong việc thu hồi nợ. Ngư dân nợ nần đầm đìa mà phía ngân hàng cũng có nguy cơ phải đưa các tàu này vào diện nợ xấu. Trong khi đó, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Nghệ An (BIDV Nghệ An) cũng cho biết, toàn bộ tàu mà ngân hàng cho ngư dân vay đóng mới đến nay đều lâm vào nợ xấu, việc thu hồi nợ vô cùng gian nan.

Theo NHNN Chi nhánh Nghệ An: Trước tình hình nóng về dư nợ vay tàu 67 trên cả nước, liên bộ Ngân hàng - Tài chính và Nông nghiệp đã có Thông tư liên tịch số 01 ngày 13/3/2021 hướng dẫn cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng chịu ảnh hưởng vì dịch bệnh Covid-19, trong đó có khoản vay tàu 67. Thế nhưng, hiện việc áp dụng Thông tư này còn một số vướng mắc chưa thể viện dẫn vào khoanh nợ hay giãn nợ nhưng 1 số tàu đã được các ngân hàng thương mại cơ cấu lại nợ. Các nội dung khác cần được NHNN và các bên liên quan chỉ đạo, hướng dẫn thêm nhưng nếu các bên thực sự có trách nhiệm và tìm được tiếng nói chung thì có thể giải quyết được vướng mắc trên.
Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bình Thuận ủng hộ 3 tỷ đồng cho người dân chịu thiệt hại do bão Yagi

Bình Thuận ủng hộ 3 tỷ đồng cho người dân chịu thiệt hại do bão Yagi

Trong phiên họp chiều 11/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận đã ủng hộ 3 tỷ đồng cho người dân các tỉnh phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề sau bão Yagi.
Bến Tre: Kêu gọi tầng lớp nhân dân ủng hộ người dân vùng bão lũ phía Bắc

Bến Tre: Kêu gọi tầng lớp nhân dân ủng hộ người dân vùng bão lũ phía Bắc

Tỉnh Bến Tre kêu gọi các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân nhân ủng hộ người dân phía Bắc bị thiệt hại do bão Yagi gây ra.
Long An: Ủng hộ 13,5 tỷ đồng cho các tỉnh, thành phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3

Long An: Ủng hộ 13,5 tỷ đồng cho các tỉnh, thành phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Long An đã trích 13,5 tỷ đồng ủng hộ đồng bào tại 22 tỉnh, thành phía Bắc bị ảnh hưởng do bão số 3 gây ra.
Xây nhà cho hộ nghèo, gia đình chính sách: Một chủ trương nhân văn, lá lành đùm lá rách

Xây nhà cho hộ nghèo, gia đình chính sách: Một chủ trương nhân văn, lá lành đùm lá rách

Cuộc vận động, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách tại tỉnh Thanh Hóa là một chủ trương rất nhân văn, được cán bộ, nhân dân đồng tình cao.
Quảng Ngãi hỗ trợ 10 tỷ đồng cho các tỉnh miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3

Quảng Ngãi hỗ trợ 10 tỷ đồng cho các tỉnh miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3

Ngoài hỗ trợ các địa phương miền Bắc 10 tỷ đồng, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cũng kêu gọi người dân tỉnh ủng hộ cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3.

Tin cùng chuyên mục

Quân - dân vùng

Quân - dân vùng 'rốn lũ' của Lạng Sơn khắc phục thiệt hại, trở lại cuộc sống sau bão số 3

Người dân cùng lực lượng chức năng ở 'rốn lũ' của tỉnh Lạng Sơn đang tiến hành dọn dẹp nhà sửa sau lũ để sớm ổn định cuộc sống.
Phát hiện sự cố thân đê, lãnh đạo Bắc Ninh chỉ đạo kiểm tra xử lý

Phát hiện sự cố thân đê, lãnh đạo Bắc Ninh chỉ đạo kiểm tra xử lý

Sáng 11/9 sau khi phát hiện sự cố mạch sủi đơn qua thân đê, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã trực tiếp kiểm tra và triển khai ngay các biện pháp xử lý.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều động, bổ nhiệm hàng loạt vị trí lãnh đạo quan trọng

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều động, bổ nhiệm hàng loạt vị trí lãnh đạo quan trọng

Ngày 11/9, Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức hội nghị công bố, trao quyết định điều động, bổ nhiệm đối với 5 cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Huyện Tràng Định (Lạng Sơn): Không còn đơn vị nào bị cô lập và chia cắt do bão số 3

Huyện Tràng Định (Lạng Sơn): Không còn đơn vị nào bị cô lập và chia cắt do bão số 3

Theo UBND huyện Tràng Định (Lạng Sơn), tổng thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi) gây ra trên địa bàn huyện ước tính khoảng trên 300 tỷ đồng.
Quảng Ninh bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu phục vụ người dân, doanh nghiệp

Quảng Ninh bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu phục vụ người dân, doanh nghiệp

Chiều ngày 11/9, Sở Công Thương Quảng Ninh tiếp tục khẳng định lượng xăng dầu dự trữ tại các kho trên địa bàn tỉnh đảm bảo đủ cung cấp thường xuyên, liên tục.
Bắc Kạn: Gần 300 nhà dân ngập chìm trong nước lũ

Bắc Kạn: Gần 300 nhà dân ngập chìm trong nước lũ

Tính đến thời điểm trưa ngày 11/9, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn vẫn còn khoảng gần 300 nhà dân bị ngập, chìm trong nước lũ.
Công ty Điện lực Phúc Thọ hoàn thành xử lý sự cố lưới điện sau bão, chủ động chống lũ

Công ty Điện lực Phúc Thọ hoàn thành xử lý sự cố lưới điện sau bão, chủ động chống lũ

Tính đến sáng 11/9 tất cả các sự cố do bão số 3 đối với lưới điện hạ thế trên địa bàn đã được Công ty Điện lực Phúc Thọ (Hà Nội) xử lý kịp thời.
Lào Cai:  Vật tư, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đảm bảo, ứng phó kịp thời với tình hình bão lũ

Lào Cai: Vật tư, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đảm bảo, ứng phó kịp thời với tình hình bão lũ

Sở Công Thương tỉnh Lào Cai thông tin công tác tổ chức lực lượng, phương tiện, vật tư, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đảm bảo ứng phó tình hình mưa lũ...
Nhiều tuyến đường ở miền Tây Nghệ An bị chia cắt do sạt lở

Nhiều tuyến đường ở miền Tây Nghệ An bị chia cắt do sạt lở

Nhiều tuyến quốc lộ, đường liên xã nối các bản ở miền núi tỉnh Nghệ An bị chia cắt do sạt lở đất đá, lực lượng chức năng đang tích cực xử lý.
Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.
Hải Dương: Đảm bảo thông tin liên lạc ở khu vực có nguy cơ bị ngập úng do lũ

Hải Dương: Đảm bảo thông tin liên lạc ở khu vực có nguy cơ bị ngập úng do lũ

Sở TT&TT tỉnh Hải Dương yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông xây dựng các phương án đảm bảo thông tin liên lạc tại khu vực có nguy cơ bị ngập úng do lũ.
Nam Định kêu gọi dành 1 ngày lương ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

Nam Định kêu gọi dành 1 ngày lương ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

Sáng 11/9, Thường trực Tỉnh ủy Nam Định tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3.
Lũ trên các sông đạt cấp độ 3: Nam Định phát cảnh báo khẩn

Lũ trên các sông đạt cấp độ 3: Nam Định phát cảnh báo khẩn

Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Nam Định đã phát cảnh báo khẩn về cấp độ rủi ro thiên tai do lũ trên các sông cấp 3, đề phòng sạt lở.
Lạng Sơn: Giao thương hàng hoá, thông tin liên lạc đã hoạt động bình thường sau bão số 3

Lạng Sơn: Giao thương hàng hoá, thông tin liên lạc đã hoạt động bình thường sau bão số 3

Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang nỗ lực triển khai các giải pháp đảm bảo lưu thông hàng hoá, thông tin liên lạc, khắc phục thiệt hại sau bão.
Đà Nẵng: Chung tay hướng về miền Bắc thân yêu

Đà Nẵng: Chung tay hướng về miền Bắc thân yêu

Người dân TP. Đà Nẵng chung sức ủng hộ kinh phí, nhu yếu phẩm gửi tặng người dân miền Bắc khắc phục khó khăn sau bão số 3.
Vĩnh Phúc đón dự án thứ 2 từ tập đoàn Top 500 Hoa Kỳ

Vĩnh Phúc đón dự án thứ 2 từ tập đoàn Top 500 Hoa Kỳ

Với việc khánh thành Nhà máy Polaris Việt Nam tại KCN Bá Thiện 2, huyện Bình Xuyên vào sáng 11/9, Tập đoàn Polaris (Hoa Kỳ) đã có dự án thứ 2 tại Vĩnh Phúc.
Cần Thơ: Danh sách doanh nghiệp được hỗ trợ nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2024

Cần Thơ: Danh sách doanh nghiệp được hỗ trợ nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2024

UBND TP. Cần Thơ vừa công bố danh sách các doanh nghiệp được hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2024.
Nam Định: Nước sông Ninh Cơ dâng cao, tràn nước đê bối xã Phương Định

Nam Định: Nước sông Ninh Cơ dâng cao, tràn nước đê bối xã Phương Định

Mưa lớn, kết hợp với nước lũ từ thượng nguồn đổ về, mực nước trên sông Ninh Cơ dâng cao, nhiều đoạn đê bối xã Phương Định nước tràn qua mặt bối.
Hà Giang mưa lớn kéo dài khiến nhiều địa phương ngập lụt cục bộ, nguy cơ sạt lở cao

Hà Giang mưa lớn kéo dài khiến nhiều địa phương ngập lụt cục bộ, nguy cơ sạt lở cao

Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp suy yếu từ bão số 3, trong 24 giờ qua, toàn tỉnh có mưa vừa, mưa to đến rất to khiến nhiều địa phương bị ngập lụt cục bộ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động