Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nghị quyết số 11-NQ/TW: Đột phá ở đổi mới về tư duy phát triển Vùng

Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Bộ Chính trị tổ chức ngày hôm nay, 15/4. Ban Kinh tế Trung ương là cơ quan tham mưu Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 11-NQ/TW. Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đã có những chia sẻ về Nghị quyết mang tầm chiến lược này.
Khai mạc Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị

Đồng chí có thể cho biết sự cần thiết của việc ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045?

Trưởng ban KTTW Trần Tuấn Anh: Phát triển vùng là một chủ trương xuyêt suốt và nhất quán của Đảng ta trong quá trình phát triển đất nước nhằm khai thác, phát huy cao nhất các tiềm năng, lợi thế của các vùng và các địa phương trong cả nước để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Đại hội XIII của Đảng cũng đã nhấn mạnh: "Phát huy tốt nhất lợi thế của mỗi vùng về kết cấu hạ tầng, điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế - chính trị, nguồn nhân lực và tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo không gian phát triển mới...".

Nghị quyết số 11-NQ/TW: Đột phá ở đổi mới về tư duy phát triển Vùng

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh

Đối với Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ, trong thời kỳ đổi mới và đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, năm 2004, Bộ Chính trị khóa X đã ban hành Nghị quyết số 37-NQ/TW và tiếp đó là Kết luận số 26-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW về "Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Trung du và miền núi bắc bộ đến năm 2020".

Sau hơn 17 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, qua tổng kết đánh giá cho thấy Nghị quyết đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo nên sự thay đổi to lớn trong diện mạo và phát triển của Vùng, đóng góp quan trọng vào bảo đảm sự ổn định và phát triển của cả nước. Tuy vậy, cho tới nay, nhiều tiềm năng, lợi thế của Vùng vẫn chưa được khai thác hợp lý và phát huy hiệu quả. Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ vẫn là "vùng trũng" trong phát triển và là "lõi nghèo" của cả nước.

Để bảo đảm phát huy được hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của Vùng nhằm phát triển nhanh, phát triển xanh và bền vững; từng bước thu hẹp trình độ phát triển và mức sống của người dân trong Vùng so với các vùng khác trong cả nước... vừa là yêu cầu, đòi hỏi trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước, vừa là tâm nguyện, khát vọng của đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương trong Vùng.

Trên cơ sở đánh giá toàn diện, sâu sắc tình hình và kết quả hơn 17 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 10/2/2022 Bộ Chính trị đã thống nhất ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW về "Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Đây là Nghị quyết đầu tiên về phát triển vùng được Bộ Chính trị khóa XIII xem xét, ban hành, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và cho thấy vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của cả nước trong những giai đoạn phát triển tới đây.

Theo đồng chí, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của các địa phương trong vùng?

Trưởng ban KTTW Trần Tuấn Anh: Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Đây là vùng “phên dậu” và “lá phổi” của Tổ quốc, là an toàn khu, “cái nôi” của cách mạng Việt Nam, là vùng có nhiều tiềm năng và lợi thế cho phát triển nhanh và bền vững, tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú; có nhiều di sản văn hoá đặc sắc, nhất là của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Qua đánh giá kết quả hơn 17 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X cho thấy Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đã có bước phát triển khá toàn diện nhưng cũng bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế và nhiều thách thức mới.

Nghị quyết số 11-NQ/TW: Đột phá ở đổi mới về tư duy phát triển Vùng
Thành phố Lào Cai- ảnh minh hoạ (TTXVN)

Qua xem xét, đánh giá, Bộ Chính trị đã chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế, yếu kém trong phát triển của Vùng thời gian qua, trong đó nhấn mạnh nguyên nhân chủ quan là chủ yếu: "Tư duy về phát triển chậm được đổi mới, nhất là về liên kết vùng. Cơ chế, chính sách và việc thực thi chính sách cho phát triển vùng còn bất cập, hạn chế, chưa theo kịp đòi hỏi của thực tế, còn chồng chéo, chủ yếu mang tính hỗ trợ, chưa chú trọng kích thích phát triển. Quy hoạch vùng và quy hoạch từng địa phương trong vùng chất lượng còn thấp, thiếu sự liên kết, đồng bộ, thống nhất, thầm chí mẫu thuẫn, chồng chéo giữa các quy hoạch. Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, dàn trải, hiệu quả sử dụng chưa cao. Quản trị phát triển vùng còn nhiều bất cập. Năng lực của bộ máy quản lý nhà nước ở một số nơi còn hạn chế. Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Phân cấp, phân quyền cho các địa phương chưa thực sự triệt để. Thiếu thể chế điều phối và kết nối phát triển vùng, nhất là trong việc quản lý và xử lý những vấn đề mang tính toàn vùng".

Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về "Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" được ban hành và tổ chức triển khai thực hiện có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy thế mạnh, tiềm năng, tạo đột phá trong phát triển của Vùng và các địa phương trong Vùng, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Vùng một cách bền vững trong giai đoạn tới.

Với Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022, xin đồng chí cho biết đâu là điểm trọng tâm đột phá của Nghị quyết?

Trưởng ban KTTW Trần Tuấn Anh: Nghị quyết số 11-NQ/TW được xây dựng trên cơ sở đánh giá sâu sắc, toàn diện tình hình sau 17 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X và nhận định kỹ lưỡng các tiềm năng, lợi thế cũng như những điểm còn hạn chế, yếu kém trong phát triển của Vùng thời gian qua.

Nghị quyết được xây dựng trên cơ sở tổng hợp từ các Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW của 19 Bộ, ngành và tất cả các địa phương trong Vùng; chắt lọc kết quả nghiên cứu về vùng của các viện nghiên cứu, trường đại học; tiếp thu ý kiến góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm khoa học; kết quả khảo sát thực tế tại các địa phương trong vùng; cập nhật, bổ sung các quan điểm, chủ trương mới của Đảng về phát triển Vùng. Đây là sự kết tinh của trí tuệ tập thể và được Bộ Chính trị sáng suốt thông qua.

Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị đưa ra các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp toàn diện cho phát triển của Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với 5 nhóm quan điểm, 5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, bao gồm: (1) Hoàn thiện thể chế phát triển và liên kết vùng; (2) Phát triển nhanh và bền vững kinh tế vùng; (3) Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong Vùng; (4) Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; (5) Tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Tuy nhiên, tôi cho rằng điểm trọng tâm đột phá tại Nghị quyết lần này về phát triển Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ chính là sự đổi mới về tư duy phát triển Vùng nhằm khắc phục những điểm hạn chế căn bản trong liên kết và phát triển Vùng thời gian vừa qua. Theo đó, phát triển Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ vừa phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, bảo đảm thống nhất với quy hoạch quốc gia; phù hợp với Chiến lược phát triển bền vững, Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia. Vừa phải khai thác, phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của vùng, từng tiểu vùng và từng địa phương trong Vùng trên cơ sở phát triển và khai thác tối đa kết cấu hạ tầng hiện có của Vùng, hình thành các hành lang kinh tế, một số vùng động lực, các cực tăng trưởng; phát triển các chuỗi ngành kinh tế, các vùng đô thị và công nghiệp; Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và kinh doanh để thu hút, sử dụng hiệu quả nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, nhất là của khu vực kinh tế tư nhân cho phát triển những ngành, lĩnh vực có nhiều tiềm năng lợi thế; Xây dựng cơ chế liên kết và điều phối phát triển Vùng hiệu lực, hiệu quả; Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội; Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phóng, an ninh, bảo vệ vững chắc biên giới của Tổ quốc... nhằm tạo sự bứt phá cho toàn vùng.

Bên cạnh đó, Nghị quyết số 11-NQ/TW cũng nhấn mạnh yêu cầu đối với cấp ủy các cấp, các tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tổ chức tuyên truyền, quán triệt các quan điểm, nội dung của Nghị quyết và lãnh đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết một cách thực chất, hiệu quả.

Xin trân trọng cảm ơn đồng chí.

Thuỳ Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ký Hiệp định CEPA Việt Nam - UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông - châu Phi

Ký Hiệp định CEPA Việt Nam - UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông - châu Phi

Ngày 28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ cùng lãnh đạo cấp cao UAE chứng kiến lễ ký Hiệp định CEPA giữa Việt Nam-UAE. Đây là dấu mốc tạo đột phá hợp tác hai bên
Đại biểu Quốc hội: Làm rõ vì sao thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

Đại biểu Quốc hội: Làm rõ vì sao thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

Sáng 28/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ 2015-2023.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm dự kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương

Sáng 28/10/2024, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương (01/11/1949 - 01/11/2024).
Giá bất động sản còn cao so với thu nhập của đa số người dân

Giá bất động sản còn cao so với thu nhập của đa số người dân

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, giá bất động sản còn cao so với thu nhập của đa số người dân; nhiều khu đô thị bỏ hoang; quản lý chung cư mini còn nhiều bất cập.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sửa đổi Luật Điện lực để giải quyết các vấn đề cấp bách về điện năng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sửa đổi Luật Điện lực để giải quyết các vấn đề cấp bách về điện năng

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm được thông qua để giải quyết các vấn đề cấp bách về tăng trưởng điện năng...

Tin cùng chuyên mục

Ban hành Luật Điện lực (sửa đổi) là hết sức cấp bách đối với phát triển kinh tế - xã hội

Ban hành Luật Điện lực (sửa đổi) là hết sức cấp bách đối với phát triển kinh tế - xã hội

Theo ĐBQH, việc ban hành Luật Điện lực (sửa đổi) là hết sức cần thiết và cấp bách cho sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng dự sự kiện ra mắt thương hiệu ô tô Vinfast tại UAE

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng dự sự kiện ra mắt thương hiệu ô tô Vinfast tại UAE

Ngày 27/10, tại UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự sự kiện ra mắt thương hiệu ô tô của Vinfast.
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Lulu tổ chức ngày hội giới thiệu nông sản Việt Nam tại Trung Đông

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Lulu tổ chức ngày hội giới thiệu nông sản Việt Nam tại Trung Đông

Chiều 27/10, tại UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông M. A. Yusuff Ali, Chủ tịch Tập đoàn Lulu - tập đoàn kinh doanh chuỗi siêu thị lớn trên toàn cầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh các tập đoàn của UAE mở rộng đầu tư vào năng lượng, cảng biển, logistics

Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh các tập đoàn của UAE mở rộng đầu tư vào năng lượng, cảng biển, logistics

Trong chuyến chuyến thăm chính thức Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), chiều 27/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo một số Tập đoàn tại UAE.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam - UAE có rất nhiều tiềm năng hợp tác đầu tư

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam - UAE có rất nhiều tiềm năng hợp tác đầu tư

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam và UAE còn rất nhiều tiềm năng hợp tác đầu tư khi UAE sở hữu nhiều quỹ đầu tư quy mô lớn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức UAE, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở Trung Đông - châu Phi

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức UAE, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở Trung Đông - châu Phi

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Thủ đô Abu Dhabi, bắt đầu chuyến thăm chính thức UAE.
Tổng Bí thư Tô Lâm và những trăn trở về lãng phí

Tổng Bí thư Tô Lâm và những trăn trở về lãng phí

Tại phiên thảo luận Tổ ngày 26/10, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những chia sẻ về nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có ''lãng phí''.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh sự cần thiết sửa đổi 
Luật Điện lực, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về hạ tầng năng lượng

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về hạ tầng năng lượng

Chiều 26/10, Quốc hội thảo luận tổ về Dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Tổng Bí thư Tô Lâm đã có ý kiến phát biểu với nhiều chỉ đạo, định hướng hết sức quan trọng.
Đại biểu Quốc hội

Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để các dự án điện gió ngoài khơi thành công

Đại biểu Quốc hội đề nghị nên bổ sung quy định về việc cho phép các tập đoàn Nhà nước được đề xuất đối tác triển khai các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên.
Đại biểu Quốc hội: Xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Đại biểu Quốc hội: Xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Đại biểu cho rằng, việc trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) với 6 chính sách lớn phù hợp với thực tiễn có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm UAE, Qatar và Saudi Arabia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm UAE, Qatar và Saudi Arabia

Từ ngày 27/10-2/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức UAE, Qatar, Saudi Arabia.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Trương Hựu Hiệp

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Trương Hựu Hiệp

Sáng 26/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Trương Hựu Hiệp.
Điều động Bí thư Quảng Bình Vũ Đại Thắng làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Điều động Bí thư Quảng Bình Vũ Đại Thắng làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Ông Vũ Đại Thắng - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020-2025.
Đại biểu Quốc hội: Thành quả tăng trưởng đóng góp chủ yếu từ công nghiệp

Đại biểu Quốc hội: Thành quả tăng trưởng đóng góp chủ yếu từ công nghiệp

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường - đoàn Hà Nội nhấn mạnh, thành quả tăng trưởng chủ yếu từ công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp gỡ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp gỡ 'thẻ vàng IUU'

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá, sau gần 7 năm thực hiện nhiệm vụ, giải pháp gỡ ''thẻ vàng IUU'', nhưng những vấn đề lớn, bức xúc vẫn chưa được giải quyết.
Thủ tướng Chính phủ kiểm tra tình hình triển khai dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia

Thủ tướng Chính phủ kiểm tra tình hình triển khai dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia

Chiều 25/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tình hình triển khai dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, Hà Nội.
Ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về tiến hành cuộc cách mạng chuyển đổi số đến năm 2030-2045

Ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về tiến hành cuộc cách mạng chuyển đổi số đến năm 2030-2045

Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 23/10 có Công văn 11819-CV/VPTW về ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về tiến hành cuộc cách mạng chuyển đổi số…
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari bin Abdul

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari bin Abdul

Chiều 25/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari bin Abdul đang thăm chính thức Việt Nam từ 22-25/10.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Thông điệp về trách nhiệm, hợp tác và vị thế đất nước

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Thông điệp về trách nhiệm, hợp tác và vị thế đất nước

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn báo chí tại Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án

Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1250/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động