Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nghìn năm lưu giữ nghề khảm trai

Nghề khảm, khảm xà cừ hay cẩn xà cừ (ngày nay gọi là khảm trai) là một nghề thủ công từ xưa đã khá phát triển, vì có nguồn nguyên liệu dồi dào; bởi Việt Nam là một quốc gia có địa thế nằm trải dài theo bờ biển.
1851-37e7e8039da9c08011444e61cd6e63f2

Tinh hoa nghề khảm trai

Theo truyền thuyết, nghề khảm bắt nguồn từ Chuyên Mỹ (Phú Xuyên, Hà Nội) do ông Trương Công Thành, một vị tướng dưới thời Lý truyền dạy cho dân làng Chuôn Ngọ. Các bậc cao niên kể lại rằng, sau khi Đức Trương Công Thành treo ấn từ quan, ngài quy y Phật Pháp và đi du sơn du thủy. Một lần trên bãi biển, ngài bắt gặp một loài thủy vật nằm trên cát, không có ruột mà chỉ còn vỏ.

Cậy lớp bên ngoài thì thấy vân ngũ sắc rất đẹp, ngài mang về nhà để bày chơi. Sau tìm hiểu kỹ trong sách thì thấy đó là con Xà Cừ. Trong một lần nhàn rỗi, thấy vỏ Xà Cừ có nhiều lớp với nhiều màu sắc khác nhau, ánh đẹp như ngọc, ngài ghép thử vào câu đối sơn then, chữ cũ màu nâu thấy rất đẹp. Ngài tiếp tục ra biển lấy về nhiều con Xà Cừ nữa và làm nên một bức hoành phi và một câu đối. Nghề khảm xà cừ (ngày nay gọi là khảm trai) đã được hình thành từ đó.

1839-ok-kham-trai-2

Năm 1099 trước khi mất, Đức Trương Công Thành đã truyền nghề khảm trai lại cho người dân thôn Ngọ. Rồi từ đó, nghề khảm trai tiếp tục phát triển thêm khảm sơn mài và được lan truyền rộng ra nhiều làng trong xã Chuyên Mỹ cùng một số vùng khác, đem lại sinh kế và vinh hoa phú quý cho muôn đời. Nhớ tới công đức của cụ, người dân Chuyên Mỹ tôn cụ là Thành Hoàng Làng, Đức Tổ nghề khảm trai và lập đền thờ; hàng năm thường tổ chức lễ vào ngày 9/8 (âm lịch) và dịp đầu xuân (mùng 9 tháng Giêng).

Các dụng cụ cần thiết cho ngành sơn này là cưa nhỏ dùng cắt gọt họa tiết đã vẽ lên vỏ trai (cưa mỹ nghệ), bàn tỳ tay để cưa giũa vỏ trai (bàn giũa, mỏ kẹp dùng để cầm các mảnh vỏ nhỏ khi cưa, giũa, dao… Nguyên vật liệu cần thiết cho việc khảm trai gồm có: Vỏ trai sông, bể, xà cừ, ốc bể.

1853-7734375-orig-04-08-2018-15-25-29-copy

Người thợ khảm trai dùng những mảnh vỏ trai để khảm (gắn) lên các đồ vật. Các công đoạn cần phải thực hiện khá tỉ mỉ: Vẽ họa tiết lên các mảnh vỏ trai, cắt gọt các họa tiết đó, can-ke họa tiết đã được cắt gọt lên nền vóc sơn, đục sâu nền vóc sơn để cẩn họa tiết trai vào, sơn kẹt lấp kẽ hở giữa vỏ trai và nền sơn, sơn thí toàn bộ nền vóc, để ủ trong buồng ẩm cho sơn khô, mài nền sơn thí để thể hiện rõ các họa tiết trai, sơn thí lần thứ hai, sơn khô lại mài như trên, sơn quang, ủ khô rồi mài đánh bóng, tách các họa tiết cho rõ nền vỏ trai, gọt tỉa bằng mũi dao trổ các chi tiết vẽ nhỏ trong mảng trai, xoa mực nho lọt vào các nét được khắc lõm.

Nguyên liệu khảm trai ở Chuyên Mỹ không chỉ có vỏ trai, vỏ ốc trong nước mà còn nhập ngoại từ Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia... Xã Chuyên Mỹ còn là nơi sản xuất, chế biến nguyên liệu sản phẩm ốc, trai lớn nhất Việt Nam, cung cấp nguyên liệu ốc, trai đã qua chế biến cho nhiều địa phương trong cả nước. Từ những vỏ trai, vỏ ốc tưởng như vô dụng, những người thợ khảm Chuyên Mỹ có thể tạo ra bất kỳ họa tiết nào dù tinh vi, phức tạp đến đâu.

Vươn lên làm giàu từ nghề truyền thống

Xã Chuyên Mỹ có 7 làng (Chuôn Thượng, Chuôn Trung, Chuôn Hạ, Chuôn Ngọ, Đồng Vinh, Bối Khê) thì cả 7 làng cùng làm nghề khảm trai, trong đó làng Chuôn Ngọ là nơi có ông tổ nghề, có bề dày lịch sử làm nghề khảm trai hơn 1.000 năm. Từ đôi bàn tay cần mẫn tài hoa, mỗi năm nghề khảm trai Chuyên Mỹ xuất ra thị trường hàng triệu sản phẩm lớn nhỏ tinh xảo, đa dạng từ sập gụ, tủ, bàn ghế, khảm trai, hoành phi câu đối, tranh sơn mài...

1835-ok-kham-trai-1

Sự phát triển làng nghề trong xã Chuyên Mỹ hơn 30 năm qua khá rầm rộ. Dọc trục đường cả 7 làng trong xã đều tràn ngập cửa hàng bán đồ khảm trai ốc, đủ các hình loại. Có làng thì tách biệt hẳn, chỉ buôn bán vật liệu trai, ốc, chuyên cung cấp cho các xưởng. Có làng chuyên làm tranh, có làng chuyên làm đồ mộc gia đình hay hoành phi, câu đối, tranh nghệ thuật... Số nghệ nhân, thợ có tay nghề vững vàng trong làng ngày một đông. Hàng chục công ty, xí nghiệp lớn ra đời, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người trong xã. Là một trong những làng làm nghề lớn nhất, nét nổi bật của tranh khảm trai Chuôn Mỹ là những mảnh trai không vỡ, có độ phẳng hoặc được uốn cong cho phù hợp với từng thành phẩm. Các chi tiết kỹ thuật đục và cẩn trai rất khít. Nhờ đường nét tinh xảo sống động mà sản phẩm khảm trai Chuôn Mỹ nổi tiếng với giá trị rất cao. Những hàng đặt tủ chè, sập gụ khảm ốc giá từ 15 triệu đến 100 triệu đồng tùy theo chất liệu khảm. Tủ chè khảm ốc đỏ từ 80 triệu đến 200 triệu đồng.

Thanh niên trong xã Chuyên Mỹ học khảm, học khắc ngay tại làng, mưu sinh bằng chính nghề ông cha truyền lại. Lớp trẻ còn giỏi vận dụng công nghệ thông tin, thiết kế mẫu khảm mới đáp ứng nhu cầu thị trường. Vì thế, đã xuất hiện những tỷ phú trẻ và anh hùng lao động như: Trần Bá Đình, Trần Bá Đàm, Nguyễn Phú Huynh, Nguyễn Đình Sáo... Sản phẩm của các làng nghề xã Chuyên Mỹ đã vươn xa sang thị trường quốc tế là: Anh, Nga, Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore

Lâm Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★