Nhà đầu tư Đài Loan đổ vốn lớn vào Việt Nam để đón đầu FTA Nhà đầu tư cá nhân Đài Loan muốn tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam |
Tại buổi làm việc, ông Chung Wang, Giám đốc Tài chính Công ty TNHH NeoSCM bày tỏ mong muốn được nghiên cứu, tìm hiểu triển khai xây dựng nhà máy sản xuất phanh đĩa ô tô với quy mô 8 ha tại khu công nghiệp An Phát 1 (huyện Nam Sách). Dự kiến dự án có tổng mức đầu tư từ 45-55 triệu USD, công suất khoảng 4 triệu sản phẩm/năm để phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương làm việc với Công ty TNHH NeoSCM của Đài Loan |
Dự án chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 sẽ đi vào hoạt động từ cuối năm 2024. Do đặc thù sản xuất cần sử dụng lượng điện lớn, doanh nghiệp đề nghị tỉnh cung cấp thông tin về cơ sở hạ tầng điện. Nguyên liệu sản xuất chủ yếu là thép phế liệu nhập khẩu nên mong nhận được hỗ trợ về thủ tục cấp phép, hạn ngạch nhập khẩu… Nhà máy sẽ sử dụng từ 500-600 lao động chất lượng cao, công ty đề nghị được phối hợp các cơ sở đào tạo nghề để đào tạo nguồn nhân lực.
Nhà máy có nhu cầu sử dụng từ 500-600 lao động chất lượng cao. Phía nhà đầu tư Đài Loan cũng có đề nghị được phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề để đào tạo nguồn nhân lực.
Trước đề xuất của nhà đầu tư Đài Loan, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lưu Văn Bản khẳng định Hải Dương có thể đáp ứng tốt các yêu cầu mà doanh nghiệp mong muốn. Tỉnh sẵn sàng đồng hành cùng nhà đầu tư triển khai dự án, cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất, nhanh nhất giúp doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đầu tư trên cơ sở tôn trọng pháp luật.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương đề nghị Công ty CP Khu công nghiệp kỹ thuật cao An Phát 1 khẩn trương hoàn thiện hạ tầng khu công nghiệp để doanh nghiệp chủ động trong các bước đầu tư. Các cơ quan, đơn vị liên quan tích cực cùng doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai các bước đầu tư. Ngoài ra, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng thông tin tới nhà đầu tư về hạ tầng đầu tư của tỉnh. Hải Dương hiện có 24 khu công nghiệp, trong đó có 11 khu công nghiệp đang hoạt động. Riêng khu công nghiệp An Phát 1 có diện tích 180 ha, đang hoàn thiện giai đoạn 1 khoảng 100 ha. Tỉnh có nhiều dư địa để thu hút đầu tư nhưng không thu hút các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Một góc khu công nghiệp An Phát 1 |
Tỉnh Hải Dương được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp (KCN) gồm 21 KCN và 03 phần mở rộng của KCN, với tổng diện tích 4.507ha. Hiện, tỉnh có 10 KCN và 01 phần mở rộng KCN Đại An (giai đoạn 1) đã triển khai đầu tư xây dựng và đang vận hành, khai thác kinh doanh, với tổng diện tích quy hoạch là 1.470ha. Trong đó, có 09 dự án do chủ đầu tư trong nước thực hiện, 01 dự án do kiều bào đầu tư và 01 dự án do chủ đầu tư là liên doanh giữa Singapore và Việt Nam; suất đầu tư bình quân hạ tầng KCN khoảng 6,5 tỷ đồng/ha; tỷ lệ lấp đầy trung bình các KCN đạt gần 84% trên tỷ lệ đất công nghiệp đã được bàn giao; phần diện tích còn lại có thể cho thuê tại các KCN đang hoạt động là không nhiều (khoảng 140ha). Hiện tại, tỉnh Hải Dương đang triển khai 6 KCN mới, trong đó có 3 KCN mở rộng. Đó là: Gia Lộc, An Phát 1, Kim Thành, Tân Trường mở rộng, Đại An mở rộng (giai đoạn 2) và Phúc Điền mở rộng với tổng diện tích gần 1.135 ha. Các KCN mới này sẽ có 760 ha đất công nghiệp cho thuê, còn lại phục vụ xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Riêng khu công nghiệp An Phát 1 có diện tích 180 ha, đang hoàn thiện giai đoạn 1 khoảng 100 ha. Tỉnh có nhiều dư địa để thu hút đầu tư nhưng không thu hút các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. |