Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nhân lên nguồn vốn tương trợ người nghèo

“Gia đình tôi tặng cho một hộ nghèo chiếc xe ba gác máy để làm phương tiện thoát nghèo. Người nhận chiếc xe mỗi ngày trích ra một ít tiền rồi gửi tặng cho một người nghèo khác làm kế sinh nhai” - Đây là ý tưởng nhân lên nguồn vốn tương trợ người nghèo của ông Lý Văn Hấp (Năm Hấp) ngụ tại phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.
Nhân lên nguồn vốn tương trợ người nghèo
Ông Năm Hấp thăm tiểu thương bán buôn ở chợ

Năm nay ông Năm Hấp tròn 70 tuổi, từng vào sinh ra tử thời chống Mỹ. Miền Nam giải phóng, ông Năm Hấp rời quân ngũ và tham gia chính quyền phường. Vềhưu ông lại năng nổ tham gia các phong trào thiện nguyện, đền ơn đáp nghĩa tại địa phương và các tỉnh thành khác.

Ông Lý Văn Hấp cho biết, vừa rồi vợ chồng ông mua một chiếc xe ba gác máy, giá trị 30 triệu đồng và trao tận tay cho ông Đinh Trường Giang, ngụ ấp Đông Khánh, xã Tân Khánh Đông, Thành phố Sa Đét, tỉnh Đồng Tháp để làm phương tiện kiếm sống. Ông Giang thuộc diện hộ nghèo, gia đình không có ruộng đất, quanh năm sống bằng nghề làm mướn nhưng có đến 5 đứa con gái, trong đó 3 đứa nhỏ đang học cấp một.

Ông Hấp tặng xe cho ông Giang với mong muốn, hôm nào kiếm được kha khá thì dành dụm dăm ba chục nghìn để cuối năm dành tặng cho một người nghèo khác để họ cùng thoát nghèo. “Ở Đồng Tháp hiện còn nhiều người nghèo, nhất là bà con người dân tộc Khmer nếu nhận được sự trợ giúp của những người đồng cảnh ngộ thì xã hội bớt được một người nghèo” - ông Hấp tâm sự.

Ông Đinh Trường Giang kể, sau nửa tháng chạy xe, mỗi ngày ông kiếm được tiền chở hàng thuê từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Số tiền này đủ trang trải chi tiêu trong gia đình và còn “bỏ ống ” 50.000 - 100.000 đồng để mai mốt gửi tặng cho người nghèo làm vốn kiếm ăn.

Ông Huỳnh Phước Điểm - Trưởng ban Người cao tuổi quận Tân Phú cho biết, ông Năm Hấp là người tốt bụng, thường xuyên giúp đỡ người nghèo và luôn đi đầu trong các công tác thiện nguyện tại địa phương. Năm 2017, ông Nguyễn Phương Thành, hàng xóm của ông Năm Hấp bị bệnh ung thư phổi không tiền chữa và gia đình đã lo chuyện hậu sự. Ông Năm hay biết và hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh. Nhờ phước của ông Năm, ông Thành đã qua được cơn bạo bệnh. Bây giờ ông Thành thường xuyên ghé thăm ông Năm và kể cho nhau nghe chuyện của người già, chuyện kháng chiến một thời.

Hơn 10 năm trước, thấy cảnh bà con buôn bán hàng rong vất vả, ông Năm Hấp bàn với vợ và chính quyền địa phương hỗ trợ điểm buôn bán cố định cho người nghèo. Được chính quyền địa phương ủng hộ, ông Năm Hấp đã phá hàng rào, bỏ ra hàng trăm triệu đồng đổ đất, san nền, dựng sạp trên phần đất 800 mét vuông sau nhà mình cho hơn 30 người buôn bán hàng rong vào họp chợ miễn phí. Hiện nay, ngôi chợ miễn phí dành cho người nghèo đã được nâng cấp khang trang hơn. Mỗi ngày, mỗi tiểu thương góp dăm ba chục nghìn để cùng ông trang trải tiền điện nước. Số tiền bà con góp dư ông nấu 150 - 250 suất cơm phát miễn phí cho người nghèo. Hầu hết các tiểu thương buôn bán ở ngôi chợ miễn phí của ông Năm Hấp đều là người nghèo. Đến nay, cuộc sống của họ đã ổn định, có người còn gom góp mua được nhà để ở.

Hàng năm, vợ chồng ông Năm Hấp gom góp tiền, kêu gọi các mạnh thường quân ủng hộ thêm và tổ chức hàng chục chuyến đi đến các vùng xa, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trao tặng lương thực, thực phẩm, thuốc men. Nhờ đó, ông Năm Hấp nhận được rất nhiều bằng khen về người tốt việc tốt, đại đoàn kết dân tộc của UBND TP. Hồ Chí Minh, Mặt trận Tổ quốc, Hội Người cao tuổi… “Gia đình tôi vốn gốc nông dân và luôn cám cảnh với cái nghèo, sự túng thiếu. Cuộc sống tuy chưa khá giả gì nhưng mình giúp đỡ được người nghèo chút đỉnh là thấy vui trong lòng” - cựu chiến binh Lý Văn Hấp chia sẻ.

Trần Thế
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

380 phần quà tổng trị giá hơn 100 triệu đồng đã được trao đến các em nhỏ tại 2 xã Mà Cooih và xã Kà Dăng (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam).
Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.
Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.
Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, Lào Cai nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích, thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Sở Công Thương, các sở, ngành tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ thực hiện các hoạt động kết nối giao thương để đưa sản phẩm hàng hoá của bà con vào thị trường.
Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Em Lý Xa Sơ ở thôn Tả Gì Thàng, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã trở thành nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân.
Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Thực hiện chương trình cấp điện nông thôn, đến nay điện lưới quốc gia đang tỏa sáng trên khắp các bản, làng vùng cao, vùng sâu trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh liên kết với người dân nhằm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm chè shan tuyết Tô Múa.
Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Chiều nay (23/8) diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển".
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Sáng nay (23/8), tại Trung tâm hội nghị tỉnh Lào Cai đã diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024.
Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Xác định hội chợ triển lãm là kênh xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả cao, Lạng Sơn đã và đang đẩy mạnh hoạt động này
Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu giới thiệu, quảng bá du lịch các đặc sản miền núi, đặc biệt là sản phẩm ớt A Riêu của tỉnh Quảng Nam, đến với du khách.
Thái Nguyên: Chủ động giải quyết những khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên: Chủ động giải quyết những khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Đó là một trong những giải pháp được chính quyền tỉnh Thái Nguyên đưa ra để thực hiện giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Nam: Ủng hộ hơn 361 triệu đồng đấu giá sâm Ngọc Linh để xóa nhà tạm

Quảng Nam: Ủng hộ hơn 361 triệu đồng đấu giá sâm Ngọc Linh để xóa nhà tạm

Số tiền hơn 361 triệu đồng thu được từ chương trình đấu giá sâm Ngọc Linh sẽ dùng để ủng hộ công tác xóa nhà tạm trên địa bàn huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc

Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc

Ngày 30/7, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Hội đồng Dân tộc tổ chức Hội thảo khoa học “Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc”.
Đặc sắc lễ hội văn hóa Cơ Tu tại Đà Nẵng

Đặc sắc lễ hội văn hóa Cơ Tu tại Đà Nẵng

Nhiều hoạt động đặc sắc, lễ hội văn hoá Cơ Tu năm 2024 góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá, đưa người dân, du khách hoà mình vào không gian văn hoá độc đáo.
Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt

Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt

Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên luôn coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt để phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số.
Người phụ nữ đam mê

Người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hoá Thái

Đến với Chiềng Pằn, hỏi nghệ nhân Lò Thị Xuân, nhiều người sẽ kể cho bạn nghe về một người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hóa Thái.
Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu huyện miền núi A Lưới đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.
Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI dự kiến diễn ra từ ngày 27 - 29/9, tại Ninh Thuận nhằm giới thiệu tiềm năng, lợi thế của các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động