Sẽ kiểm soát chặt cơ sở xả thải lớn ô nhiễm môi trường |
Nhiều dự án lỗi hẹn
Thống kê trên địa bàn TP. Hà Nội mỗi ngày phát sinh khoảng 6.500 - 7.000 tấn rác thải, được tiếp nhận, xử lý chủ yếu tại khu xử lý rác Nam Sơn và Xuân Sơn. Tuy nhiên tình trạng ùn ứ rác cục bộ vẫn xảy ra. Điều này không chỉ ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị mà còn lãng phí nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người dân. Trong khi nhiều dự án nhà máy điện rác dù đã được hình thành nhưng mãi vẫn chưa thể vận hành.
Nhà máy điện rác tại Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội “khất” đến tháng 10/2022 sẽ hoạt động ổn định cả 5 lò đốt rác |
Điển hình phải kể đến Nhà máy điện rác tại Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội. Dự án chính thức khởi công tháng 9/2019, có vốn đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng, là một trong những dự án nhà máy đốt rác phát điện có quy mô và công suất lớn nhất ở nước ta, được kỳ vọng sẽ xử lý khoảng 70% tổng lượng rác phát sinh hàng ngày của Hà Nội.
Theo kế hoạch, nhà máy đi vào hoạt động từ tháng 10/2020 nhưng lại “khất” đến tháng 10/2022 sẽ hoạt động ổn định cả 5 lò đốt rác với công suất 4.000 tấn rác/ngày, đêm. Chủ đầu tư lý giải nguyên dân dẫn đến tình trạng chậm tiến độ là do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Ngoài ra, nhiều nhà máy đốt rác chậm tiến độ được lý giải nguyên nhân một phần do sau khi triển khai, chủ dự án tiếp tục đề xuất UBND TP. Hà Nội xin nâng quy mô, ví dụ dự án Nhà máy rác thải Châu Can (Phú Xuyên) và Nhà máy xử lý rác thải Núi Thoong (Chương Mỹ). Sau 7 năm phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án này vẫn chưa triển khai được.
Tương tự như Hà Nội, lượng rác phát sinh tại TP. Hồ Chí Minh cũng lên đến gần 10.000 tấn/ngày, dự báo đến năm 2025 sẽ tăng lên 12.500 tấn/ngày. Thành phố định hướng đến năm 2025, ít nhất 80% rác thải phải được đốt phát điện và tái chế, tuy nhiên tiến độ xây các nhà máy đốt rác ở đây cũng rất chậm.
Là đơn vị đang giữ công nghệ lò đốt rác T-TECH và có đầu tư nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này, ông Nguyễn Đình Trọng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam - chỉ ra các yếu tố có thể gây chậm tiến độ, đó là: Với giai đoạn chuẩn bị đầu tư, có thể do nhà đầu tư không có kinh nghiệm làm hồ sơ thiết kế, hồ sơ dự án; hoặc do sự phê duyệt chậm trễ của cơ quan ban ngành liên quan; sự chồng chéo trong các thủ tục phê duyệt, kiểm soát bởi cơ cơ quan thẩm định nhà nước.
"Còn trong giai đoạn xây dựng, đa phần phụ thuộc vào năng lực nhà đầu tư, có thể do năng lực tài chính yếu, công nghệ yếu, phụ thuộc công nghệ của nhà thầu thi công, hoặc nhà đầu tư không có nhiều kinh nghiệm tổ chức thi công các nhà máy đốt rác phát điện, dẫn đến chậm trễ. Giai đoạn này chủ yếu phụ thuộc vào nhà đầu tư chứ không phụ thuộc vào cơ quan quản lý nhà nước", ông Nguyễn Đình Trọng chia sẻ.
Nhiều địa phương quyết tâm, liệu có khả thi?
Trước lượng rác thải sinh hoạt phát sinh lớn nhiều địa phương đã định hướng xây dựng nhà máy đốt phát điện và tái chế. Ví dụ tại Hải Phòng, địa phương này tính toán đến năm 2025, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh khoảng hơn 1.700 tấn rác/ngày; giai đoạn 2026 – 2027 khảng 2.600 tấn rác/ngày; giai đoạn 2028 – 2030 khoảng 3.600 tấn rác/ngày. Trong khi đó, Hải Phòng hiện chỉ có 2 khu xử lý chất thải sinh hoạt với công suất xử lý từ 850 – 1.100 tấn rác thải/ngày.
Trước thực tế này, Hải Phòng cũng đặt mục tiêu đến năm 2050, các nhà máy điện rác cũng như công nghệ xử lý chất thải rắn sẽ được xử lý bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại, không xử lý chất thải rắn bằng công nghệ chôn lấp.
Theo đó, UBND TP. Hải Phòng mới có Đề án thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải với trọng tâm là xây dựng Nhà máy đốt rác phát điện công suất xử lý 2.000 tấn rác/ngày. Dự kiến đến năm 2025 hoàn thành đầu tư và đi vào hoạt động nhà máy tại Khu xử lý chất thải rắn Đình Vũ (quận Hải An). Giai đoạn 1 có công suất xử lý 1.000 tấn rác/ngày. Sau năm 2028, dây chuyền thứ 2 của nhà máy cùng Nhà máy đốt rác phát điện thứ 2 có thể được xây dựng tại Trấn Dương (huyện Vĩnh Bảo) để xử lý 4.000 tấn rác/ngày.
Hay tại Bắc Ninh cũng đã khởi công xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn công nghệ cao phát năng lượng, với tổng mức đầu tư 58 triệu USD tại huyện Thận Thành. Dự án có công suất xử lý tối đa chất thải rắn 500 tấn/ngày đêm; công suất phát điện từ 11-13MW, dự kiến hoàn thành trong quý IV/2023.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh cho biết, theo lộ trình của Đề án tổng thể bảo vệ môi trường giai đoạn 2019-2025, Bắc Ninh sẽ có 3 nhà máy đốt rác phát điện công nghệ cao tại huyện Quế Võ, Thuận Thành, Lương Tài. Khi các nhà máy đốt rác phát điện công nghệ cao đi vào hoạt động sẽ giải quyết cơ bản các vấn đề rác thải tồn đọng ra môi trường.
Để nhanh chóng hiện thực hóa mục tiêu, tỉnh Bắc Ninh đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thành lập tổ công tác gồm các sở, ngành, địa phương liên quan, tiếp tục xem xét, giải quyết nhanh những vướng mắc và thực hiện giám sát, đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhất có thể đối với cả 3 nhà máy đốt rác trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, lãnh đạo tỉnh trực tiếp kiểm tra, làm việc với đơn vị liên quan, kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc chỉ đạo các sở, ngành liên quan giám sát, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn cho nhà thầu, quyết tâm hoàn thành sớm chủ trương đốt rác phát điện, phục vụ sự phát triển hài hòa, bền vững của tỉnh.
Định hướng và mục tiêu các địa phương đặt ra rất phù hợp trong bối cảnh rác thải sinh hoạt không được xử lý đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Tuy nhiên, nếu không có sự giám sát, đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhất thì không dám chắc các dự án nhà máy đốt rác sau này có về đúng tiến độ. Vì trên thực tế hiện nay, công nghệ đốt rác phát điện tại Việt Nam còn khá mới và ít, trong khi nhà đầu tư cũng không có nhiều hoặc còn yếu.
Chia sẻ với phóng viên Vuasanca , chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng, để đầu tư một nhà máy đốt rác phát điện thành công cần phải có đủ năm yếu tố: Thứ nhất, phải có công nghệ phù hợp với rác Việt Nam, với rác chưa được phân loại từ đầu nguồn, và có thành phần rác hổ lốn phức tạp.
Thứ hai, nhà đầu tư phải có công nghệ với chi phí thấp, không muốn nói là rẻ, để phù hợp với chi phí xử lý rác tại Việt Nam đang còn rất thấp. Nếu suất đầu tư quá lớn, công nghệ ngoại nhập thì chi phí giá vốn cao, khấu hao nhiều, dẫn đến thua lỗ, không hiệu quả.
Thứ ba, nhà đầu tư phải có kinh nghiệm, thậm chí phải có rất nhiều kinh nghiệm để có một tư duy đầu tư tốt, quy hoạch tốt, xác định mức tốt thì mới có phương án hiệu quả về mặt kinh tế và kỹ thuật.
Thứ tư, nhà đầu tư phải có kinh nghiệm thì mới quản lý điều hành hiệu quả nhà máy sau khi xây dựng hoàn thành. Nếu không có kinh nghiệm chi phí sẽ bị phát sinh rất lớn, không kiểm soát, vận hành được, dẫn đến thất bại.
Thứ năm, nhà đầu tư phải có công nghệ trong tay, nếu không có công nghệ trong tay thì phải có đối tác công nghệ chung thân cam kết đồng hành tin cậy. Đây được xem là yếu tố quan trọng nhất. Bởi nếu không có công nghệ trong tay thì không thể chủ động sửa chữa khắc phục kịp thời khi hỏng hóc…