Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Những bước tiến vượt bậc của nền kinh tế thị trường Việt Nam

Việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam không những có hiệu quả tích cực về kinh tế còn giải quyết tốt những vấn đề xã hội
Quan điểm của Bộ Công Thương về việc Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường Lưu ý về việc lựa chọn nước và giá trị thay thế trong điều tra phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ Công nhận quy chế kinh tế thị trường: Cải thiện hình ảnh, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế

Từ một nước nghèo, đói, Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ trở thành quốc gia tiệm cận mức thu nhập trung bình cao, là điểm đến của nhiều tập đoàn nước ngoài, tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu… Đây là những thành tựu minh chứng cho tính đúng đắn của việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam trong suốt gần 40 năm qua.

Các con số “biết nói”

Từ nhiều năm nay, khi nhắc đến Việt Nam, các tổ chức thế giới luôn đánh giá cao về triển vọng kinh tế. Đơn cử, Ngân hàng Thế giới (WB) luôn đánh giá “Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công”. Hàng năm, tổ chức này luôn đưa ra mức đánh giá khả quan về triển vọng kinh tế của Việt Nam.

Theo WB, chính những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với xu hướng toàn cầu thuận lợi, đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới, trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có một chu kỳ dài tăng trưởng cao và đều đặn. Theo số liệu của WB, trong năm 2023, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đạt gần 430 tỷ USD, và thu nhập bình quân đầu người đạt gần 4.347 USD/người. Đây là con số rất cao so với mức khoảng 100 USD/đầu người khi Việt Nam mới mở cửa nền kinh tế, và khoảng hơn 1.000 USD khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007. Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam rất nhanh, vượt tốc độ ở nhiều nước khu vực, trong đó có Thái Lan, Philippines…

Theo phân loại mới tính từ ngày 1/7/2023 đến 1/7/2024 về thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia, Việt Nam đạt 4.347 USD/người (năm 2023), thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Tuy nhiên, WB cũng thể hiện sự lạc quan trong dự báo về kinh tế Việt Nam, khi dự kiến GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,5% vào năm 2024, nhờ nhu cầu toàn cầu tăng và niềm tin của người tiêu dùng trong nước được khôi phục. Tăng trưởng GDP dự kiến sẽ phục hồi trong 3 năm tới, đạt mức trung bình trước đại dịch Covid-19 vào năm 2026. Điều này cũng có nghĩa, cơ hội để Việt Nam bước vào nhóm quốc gia thu nhập trung bình cao đang đến rất gần.

Một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá một quốc gia đó có phải là nền kinh tế thị trường hay không, đó là về giao thương và độ mở về kinh tế. Theo Bộ Công Thương, kể từ khi hiệp định thương mại tự do (FTA) đầu tiên Việt Nam tham gia cách đây hơn 30 năm (với khối ASEAN), đến nay Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán tổng cộng 19 Hiệp định FTA. Trong đó, 16 FTA đã ký kết và thực thi, 3 FTA đang đàm phán. FTA mới nhất được ký kết trong năm 2023 là FTA với Israel (VIFTA), đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn và có quan hệ thương mại trong khu vực mậu dịch tự do với hơn 60 nền kinh tế.

Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất ký kết FTA với tất cả các đối tác kinh tế lớn trên toàn cầu như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Anh, Nga... Các Hiệp định FTA được ví như các “tuyến cao tốc” để nền kinh tế nước ta hội nhập quốc tế sâu rộng hơn. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 ước đạt 683 tỷ USD, trong đó xuất khẩu ước đạt 354,5 tỷ USD, nhập khẩu ước đạt 328,5 tỷ USD.

Những bước tiến vượt bậc của nền kinh tế thị trường Việt Nam

Việt Nam đã và đang tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh: Đỗ Thiện

Bên cạnh thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) cũng là điểm nhấn ấn tượng của nền kinh tế Việt Nam. Nếu như năm 1991, số vốn FDI đăng ký vào Việt Nam là 2,07 tỷ USD, thì đến nay số vốn FDI đăng ký đã lên tới hơn 487 tỷ USD. Khu vực FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Những thành tựu đổi mới của Việt Nam đã cho thấy, việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không những có hiệu quả tích cực về kinh tế mà còn giải quyết tốt những vấn đề xã hội. Theo thống kê của Bộ Công Thương, Việt Nam đã được 73 quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận quy chế kinh tế thị trường; trong đó có các quốc gia lớn như: Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Anh. Bên cạnh đó, hiện nhiều bên cũng lên tiếng ủng hộ việc Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường như: Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham), Hiệp hội Công nghiệp bán lẻ Hoa Kỳ (RILA), Hiệp hội Các nhà xuất nhập khẩu Hoa Kỳ (AAEI), Hiệp hội Nông nghiệp Hoa Kỳ (NASDA), Hiệp hội Dệt may và da giày Hoa Kỳ (AAFA)...

Xu thế tất yếu không thể đảo ngược

TS. Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế - đánh giá, để có những thành tựu, dấu ấn trong quá trình phát triển kinh tế, hội nhập là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cơ quan, Bộ, ngành của Chính phủ, trong đó công lao to lớn của Bộ Công Thương cả trong các cuộc đàm phán, vận động công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, cũng như trong xây dựng và triển khai các thể chế quản lý nhà nước bảo đảm bám sát các nguyên tắc và yêu cầu kinh tế thị trường; các cam kết quốc tế của Chính phủ, góp phần định hình nền kinh tế thị trường, cải thiện và củng cố vị thế đối ngoại, cũng như bảo vệ thị trường và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, gần đây, Bộ Thương mại Mỹ ra thông báo chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường là một sự đáng tiếc. Sự đáng tiếc không chỉ có người Việt mà còn từ chính người Mỹ - những doanh nghiệp Mỹ đang làm ăn tại Việt Nam. Thực tế, những nỗ lực từ Việt Nam trong đáp ứng 6 tiêu chí để công nhận quy chế kinh tế thị trường được thực hiện từ khá lâu và đã được cụ thể hóa sau khi hai nước nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.

Nêu quan điểm về quyết định của phía Hoa Kỳ, TS. Nguyễn Minh Phong bày tỏ, việc Hoa Kỳ chưa công nhận quy chế thị trường cho nền kinh tế Việt Nam là kết quả đáng tiếc cho hành trình kéo dài, với những nỗ lực to lớn Việt Nam nói chung, của Bộ Công Thương nói riêng. “Song chúng ta sẽ tiếp tục cố gắng nghiên cứu, bổ sung các lập luận để thuyết phục Bộ Thương mại Hoa Kỳ xem xét lại quyết định này” - TS. Nguyễn Minh Phong khẳng định.

Đồng quan điểm, Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng: “Đây là quyết định chưa công bằng, nhất là với nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, ngành của Việt Nam trong việc nỗ lực cải cách thể chế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, tuân thủ theo các khung khổ hội nhập đã ký kết. Song, đây là cuộc chiến lâu dài, cần tiếp tục kiên định mục tiêu chứng minh để Hoa Kỳ công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam”.

Rõ ràng, dù chưa được phía Hoa Kỳ công nhận là kinh tế thị trường, thực tế nền kinh tế Việt Nam đã có sự “lột xác” hoàn toàn trong gần 40 năm qua kể từ khi đổi mới. Đây là xu thế tất yếu không thể đảo ngược. Việc Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường rõ ràng đặt ra nhiều thách thức, nhưng cũng không làm giảm đi những nỗ lực và thành tựu mà Việt Nam đã đạt được.

Theo tin từ Bộ Công Thương, thời gian tới, sẽ nghiên cứu, phân tích các lập luận trong Báo cáo đánh giá nền kinh tế Việt Nam của Bộ Thương mại Hoa Kỳ để bổ sung, hoàn thiện lập luận để gửi hồ sơ yêu cầu Bộ Thương mại Hoa Kỳ xem xét lại quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, nhằm cụ thể hoá mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ. Qua đó, thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư song phương, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và nhân dân hai nước. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp để đảm bảo lợi ích cao nhất cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đà Nẵng cần bản lĩnh, tự tin triển khai Nghị quyết 136

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đà Nẵng cần bản lĩnh, tự tin triển khai Nghị quyết 136

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Nghị quyết 136 của Quốc hội mở ra cơ hội lớn cho TP. Đà Nẵng. Thành phố cần tự tin, bản lĩnh và tổ chức triển khai ngay.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự triển khai Nghị quyết Quốc hội về cơ chế đặc thù phát triển Đà Nẵng

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự triển khai Nghị quyết Quốc hội về cơ chế đặc thù phát triển Đà Nẵng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị triển khai Nghị quyết 136/2024/QH15 của Quốc hội về chính quyền đô thị, cơ chế đặc thù Đà Nẵng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 5 yếu tố triển khai dịch vụ công trực tuyến

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 5 yếu tố triển khai dịch vụ công trực tuyến

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ chỉ rõ 1 mục tiêu, 2 trụ cột, 3 đột phá, 4 ‘không’ và 5 tăng cường trong triển khai dịch vụ công trực tuyến.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Bộ Công Thương đã triển khai áp dụng dịch vụ công trực tuyến đạt hiệu quả cao

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Bộ Công Thương đã triển khai áp dụng dịch vụ công trực tuyến đạt hiệu quả cao

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định Bộ Công Thương đã triển khai áp dụng dịch vụ công trực tuyến đạt hiệu quả cao cả về số lượng và chất lượng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc về dịch vụ công trực tuyến

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc về dịch vụ công trực tuyến

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị chuyên đề 'Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến' diễn ra tại TP. Đà Nẵng ngày 31/8.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật ‘Lời Người để lại’

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật ‘Lời Người để lại’

Tối 30/8, tại Quảng trường Ba Đình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Lời Người để lại”.
Bảo đảm bao quát, không để sót hành vi và đối tượng vi phạm về đất đai

Bảo đảm bao quát, không để sót hành vi và đối tượng vi phạm về đất đai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì nghe báo cáo, cho ý kiến nội dung Dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ tiếp Quyền Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ

Thứ trưởng Bộ Nội vụ tiếp Quyền Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ

Trong buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Nội vụ nêu rõ chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người.
Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9

Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.
Công tác nhân sự tuần từ 26-30/8: Kiện toàn nhiều chức danh ở Trung ương và địa phương

Công tác nhân sự tuần từ 26-30/8: Kiện toàn nhiều chức danh ở Trung ương và địa phương

Trong tuần qua, công tác nhân sự ở cả Trung ương và địa phương có nhiều thay đổi, nhiều chức danh quan trọng đã được kiện toàn.
Yêu cầu phân loại đô thị và tiêu chuẩn đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025

Yêu cầu phân loại đô thị và tiêu chuẩn đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025

Chủ tịch Quốc hội vừa ký ban hành Nghị quyết về bảo đảm yêu cầu phân loại đô thị và tiêu chuẩn đơn vị hành chính để thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính.
Lực lượng Công an nhân dân tiếp nối truyền thống, xây dựng văn hóa CAND trong thời kỳ mới

Lực lượng Công an nhân dân tiếp nối truyền thống, xây dựng văn hóa CAND trong thời kỳ mới

Công an nhân dân thực hiện hệ giá trị quốc gia, văn hóa, gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam, gắn với thực hiện Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị
Phó Thủ tướng: Chúng ta ngày càng có điều kiện thực hiện tốt hơn chính sách đối với người cao tuổi

Phó Thủ tướng: Chúng ta ngày càng có điều kiện thực hiện tốt hơn chính sách đối với người cao tuổi

Phó Thủ tướng giao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khẩn trương hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Chiến lược quốc gia về người cao tuổi.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư

Sáng 30/8, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến vào các văn kiện.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công

Ngày 30/8, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp, kết hợp trực tuyến về tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia

Sáng ngày 30/8/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, Hà Nội.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp Quốc khánh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp Quốc khánh

Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9, sáng 30/8, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành TW Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ… đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khuyến khích doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam

Khuyến khích doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam

Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo...
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9

Tối 29/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân chủ trì Lễ kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024).
Có nên cho phép việc bán thuốc kê đơn theo phương thức thương mại điện tử?

Có nên cho phép việc bán thuốc kê đơn theo phương thức thương mại điện tử?

Đại biểu Quốc hội quan tâm việc có nên cho phép bán thuốc kê đơn đối với kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động