Những đảng viên xả thân trong giặc lửa vì Hà Nội máu và hoa -Bài cuối: Sự hi sinh khiến chúng ta thay đổi
Lẽ sống cao đẹp giữa Thủ đô ngàn năm văn hiến
Là nhà nghiên cứu lịch sử và từng là đại biểu Quốc hội nhiều năm, ông Dương Trung Quốc rất ấn tượng trước sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các chiến sĩ phòng cháy chữa cháy nói chung, lực lượng phòng cháy chữa cháy Thủ đô nói riêng. Sự quan tâm ấy ngầm nói lên vị trí vai trò hết sức quan trọng của họ đối với Thủ đô, vì sự yên bình và phát triển, cả trong thời chiến cũng như thời bình.
Gần 2/3 thế kỷ đã đi qua, những lời chỉ dạy thiết thực, giản dị, sâu sắc của Bác kính yêu đối với lực lượng này như ở bài viết trên Vuasanca của TS Hà Sơn Thái kỳ trước vẫn mãi trường tồn, vẹn nguyên giá trị, trở thành ngọn đuốc soi đường để các thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an nhân dân thực hiện lẽ sống cao đẹp “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.
Có thể thấy giá trị nhân cách của lực lượng công an nhân dân được hun đúc bởi nhiều yếu tố, trong đó đức hy sinh có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ấy là hành động nhận gian khó về mình để người khác được hưởng niềm vui, sẵn sàng hy sinh bản thân để người khác được hưởng bình yên, hạnh phúc. Trong xã hội, nếu “ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?”.
Họ sẵn sàng xung phong dấn thân vào nơi gian khổ, hiểm nguy. Những người chiến sĩ nhận về mình sự thiệt thòi để mang lại những điều tốt đẹp cho xã hội. Tinh thần đó, lý tưởng đó, hành động đó thật đáng trân trọng biết bao!
Nhà sử học Dương Trung Quốc |
Giới trẻ cần thay đổi suy nghĩ về lực lượng công an và những người sẵn sàng hi sinh vì cộng đồng
Trao đổi với phóng viên Báo Cô
“Tôi nghĩ rằng những cái thực tiễn ấy nó hết sức sinh động nó hết sức có tác động, nó làm thay đổi đời sống, tất nhiên không ai mong muốn điều đó xảy ra, nhưng khi nó đã xảy ra bên cạnh nhìn nhận về sự an toàn của xã hội thì tình cảm tâm lý của con người nó sẽ thay đổi, không có lực lượng nào hy sinh xương máu, tính mạng bằng lực lượng công an. Những chuyện ứng phó với bọn buôn lậu ma túy, bọn hải tặc…họ sẵn sàng xả thân đúng như lời thề của họ và lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh” – ông Dương Trung Quốc n
Nhà sử học Dương Trung Quốc cũng đề nghị, chúng ta phải rà soát lại đừng để xảy ra những chuyện đáng tiếc như thế nữa, những sự hy sinh đôi khi có thể hiểu là vô ích đáng ra không nên có, nhưng mà khi những người đó đã sẵn sàng hy sinh rồi nó càng đề cao hơn nữa giá trị phẩm hạnh của họ, đúng với sứ mệnh của họ.
Không phải tự nhiên ở các nước họ hết sức tôn vinh lực lượng cứu hộ trong đó có cứu hỏa, bởi vì là những biến cố xảy ra thường ngày nó khác với chiến tranh, khác với sự cố khác, có thể nói những người lính này là những người sẵn sàng dành sự sống cho người khác, sẵn sàng nhận sự hy sinh cho mình.
This browser does not support the video element.
Nhà sử học Dương Trung Quốc nhấn mạnh: “Phải nói rằng đây là sự đau xót cho gia đình, xã hội, tôi nghĩ rằng, ngoài việc tôn vinh, vinh danh của nhà nước, đây là cơ hội để các bạn trẻ có thể nhìn nhận lại trong đó có nhìn nhận lại lực lượng công an, và những người cùng trang lứa với mình họ cũng có những khát vọng, những cống hiến. Đằng sau sự hy sinh đó không chỉ là nỗi đau, sự mất mát mà nó còn làm thay đổi hay tác động vào những suy nghĩ để thay đổi giới trẻ. Nó góp phần lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống”.
Giá trị con người sẵn sàng hy sinh như cách nói các cụ ngày xưa nói là vì “việc nghĩa”, điều đó trong truyền thống xã hội, đạo lý dân tộc đều răn dạy chúng ta. Nhất là các bạn trẻ, đôi khi mình hi sinh để làm gì? hy sinh cho ai? hy sinh như thế nào? đôi khi nó đã trở thành bản năng con người.
Ở đây các chiến sĩ đang làm đúng nhiệm vụ được nhà nước được xã hội giao phó cho và họ coi việc hoàn thành nhiệm vụ là quan trọng trong nhiệm vụ đó có việc bảo vệ sinh mạng nhân dân. Thì lúc đấy họ không có suy nghĩ nhiều, họ hành xử như bản năng, bản năng đó thực ra là một ý thức nó vượt lên trên bản năng con người, tôi cho rằng nếu phẩm chất ấy nó có trong mọi người, mọi người có thể vào trong hoàn cảnh cụ thể họ đều hành xử giống nhau.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết thêm: “Tôi rất cảm động khi thấy nhiều bạn trẻ làm được những việc cao cả như thế ví dụ: như cứu người chết đuối, cứu người bị nạn mà khi họ trả lời cũng rất đơn giản thôi “chắc người khác rơi vào hoàn cảnh như tôi cũng hành xử như thế”, mong sao những lời nói tưởng chừng đơn giản ấy trở thành một phần đời sống của chúng ta. Không chỉ của các bạn trẻ mà còn cho tất cả chúng ta”.
Hình ảnh chiến sĩ phòng cháy chữa cháy luôn vì tính mạng của Nhân dân |
Cùng nhìn lại công tác quản lý xã hội
Trong thời đại công nghệ số, cuộc sống số, bên cạnh những mặt chưa tích cực, công nghệ số nó phát huy mặt tích cực của nó, nó phản ánh hình ảnh và đưa những thông tin mà cụ thể trong những trường hợp này rõ ràng nó mang lại một luồng gió một nhận thức tốt đẹp, nó mong muốn rằng thanh niên chúng ta thấy được những hình ảnh, tấm gương xả thân cứu người.
Chúng ta sống trong thời đại này, chính vì thế những thông tin tích cực dù nó đau xót nhưng nó cũng mang lại một cách thức sống cho bạn trẻ. Tôi nghĩ xã hội nên quan tâm đến vấn đề này, sự giáo dục, tôn vinh sự đánh giá, cái tốt, cái xấu cái hay cái dở nó phải được minh bạch và chỉ khi những thông tin đó được chia sẻ trong giới trẻ thì nó sẽ làm thay đổi từng bước một nhận thức xã hội.
Một điều thấy rằng, đã có quá nhiều vụ cháy xảy ra tại các quán karaoke, vũ trường trên cả nước trong những năm qua, trong đó tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) cũng đã từng có vụ việc cháy quán karaoke gây chết 13 người. Một câu hỏi đặt ra là tại sao vẫn có những vụ việc đau lòng như thế xảy ra?
“Trong khi lực lượng phòng cháy chữa cháy lăn mình vào nguy hiểm thậm chí hy sinh thân mình, vậy lực lượng công an tại địa bàn đó như thế nào? giám sát thế nào? các ngành khác quản lý cấp phép thế nào? không ai mong muốn có những anh hùng như thế này cả mặc dầu sự hy sinh đó mình hết sức ngưỡng mộ trân trọng. Bên cạnh tôn vinh các chiến sĩ công an cũng phải nhìn lại công tác quản lý trật tự an ninh xã hội và cấp phép, kiểm tra phòng cháy chữa cháy”, nhà sử học Dương Trung Quốc đề nghị.