Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ bảy 09/11/2024 09:23

Những món bánh miền Tây Nam Bộ

Miền Tây Nam Bộ với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, bầu không khí trong lành, con người hiền hậu, dung dị. Đây cũng là nơi quy tụ nhiều món ăn dân dã nổi tiếng, đặc biệt là các món bánh đặc sản làm nức lòng du khách.

Miền Tây Nam Bộ là vùng đất sản sinh nhiều đặc sản nổi tiếng. Trong đó, những chiếc bánh dân dã được chế biến đơn giản như bánh: Bánh katum của dân tộc Khmer, là loại bánh được làm bằng nếp, đậu xanh đường và lá thốt nốt non; bánh bò nướng của người Chăm làm từ nếp cái, đường cát và nước cốt dừa; bánh bột báng An Giang nhân đậu ngọt làm từ bột báng, hoa đậu biếc, đậu xanh; bánh lá dừa, bánh tét, tầm bì, bánh cống, bánh xèo… tất cả đều mang hương vị miền Tây được nhiều người ưa chuộng.

Miền Tây Nam Bộ có rất nhiều loại bánh độc đáo và hấp dẫn

Đến miền Tây sông nước nhất định du khách phải thưởng thức món bánh xèo. Không giống như bánh xèo miền Trung nhỏ, ngập dầu, chiếc bánh ở đây to tròn và đầy ắp nhân. Trong đó bột gạo tráng đều trong lòng chiếc chảo lớn tạo thành lớp vỏ bánh, phần nhân bên trong đa dạng và đậm đà từ thịt heo, tôm sông, giá, đậu xanh, củ sắn, bông điên điển… Hấp dẫn nhất là khi đổ, bột reo lên tiếng “xèo xèo” vui tai, bởi thế mà cái tên bánh xèo cũng được gọi từ đó.

Bánh katum

Bánh cống hay còn gọi bánh cóng là món ăn dân dã của người dân ở Sóc Trăng. Cách chế biến bánh cống khá đơn giản. Phần nhân đậu xanh, thịt mỡ, củ sắn... sẽ được nằm gọn trong khuôn tròn có sẵn bột gạo pha loãng. Sau đó, bánh được đem chiên ngập trong dầu nóng, cho thêm một con tôm lên trên và đợi đến khi chuyển màu vàng đều. Nước chấm chua ngọt là món đi kèm không thể thiếu khi thưởng thức bánh cống.

Bánh xèo

Nếu yêu thích ẩm thực miền Tây Nam Bộ, du khách không nên bỏ qua món bánh khọt. Hương vị của món ăn là sự hòa quyện độ giòn, bùi của bột gạo đem chiên, thơm lừng vị trứng, tôm đồng, thịt heo bằm nhuyễn, nước cốt dừa béo ngậy.

Du khách trải nghiệm và thưởng thức bánh miền Tây

Bánh đúc lá dứa là món quà vặt đi vào tiềm thức, ký ức tuổi thơ của biết bao đứa trẻ lớn lên ở miệt sông nước miền Tây. Món ăn kết hợp giữa bột gạo, lá dứa, dừa nạo và đậu phộng tạo hương vị ngọt lịm dân dã của miền Tây Nam Bộ.

Ngày nay, cùng với bánh chín tầng mây của người miền Bắc, bánh da lợn của người miền Tây cũng đi khắp mọi miền đất nước, trở thành món ăn vặt dân dã mà khó quên.

Khánh Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng