Lào Cai: Xúc tiến thương mại đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP Hà Nội |
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng việc ra mắt nhiều sản phẩm OCOP mang đậm nét đặc trưng của những vùng, miền, địa phương tỉnh Ninh Bình.
Trong 5 năm (2018-2022), số lượng sản phẩm được công nhận OCOP trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ngày một tăng. Ninh Bình đang đẩy mạnh liên kết, quảng bá, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP nhằm đưa sản phẩm chất lượng, an toàn đến với người tiêu dùng; đưa sản phẩm OCOP ra "sân chơi" lớn.
Sản phẩm OCOP Tảo xoắn đạt chuẩn 4 sao của HTX nông nghiệp công nghệ cao Tảo Việt, xã Đông Sơn, TP. Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. |
Ninh Bình là tỉnh đa dạng về văn hóa, địa hình đã tạo nên sự phong phú về sản phẩm địa phương. Vì vậy, ngay khi Chương trình OCOP được triển khai, đã tạo nên “cú hích” mới cho sự phát triển của các sản phẩm cùng những ý tưởng và khát vọng khởi nghiệp trong Nhân dân.
Để đưa các sản phẩm OCOP của tỉnh Ninh Bình nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường và có chỗ đứng trong các siêu thị, vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh này đã tổ chức hội nghị liên kết cung cầu cho các sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm OCOP. Qua hội nghị liên kết nhằm tạo cơ hội để các hợp tác xã, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong và ngoài tỉnh gặp gỡ, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ và đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP.
Có thể nói, việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình tổ chức hội nghị liên kết cung cầu cho các sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm OCOP đã giúp các chủ thể có sản phẩm OCOP được tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại cũng như có cơ hội tìm kiếm, mở rộng thị trường giúp cho sản phẩm của đơn vị có chỗ đứng trên thị trường, khẳng định chất lượng, được khách hàng tin dùng.
Ngoài việc hỗ trợ của các Sở, ban, ngành của tỉnh trong việc kết nối cung cầu cho các sản phẩm OCOP trong thời gian qua, các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở có sản phẩm OCOP cũng đã chủ động, tích cực tham gia các trưng bày sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu hội chợ ở các “sân chơi” lớn như: Hà Nội, Quảng Ninh, Cà Mau, sản phẩm OCOP tại "Tuần du lịch Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An" năm 2022 tại bến thuyền Tam Cốc, xã Ninh Hải (Hoa Lư); tham gia hội chợ Đông Quảng Ninh; hội chợ "Ngày hội cua Cà Mau lần thứ nhất năm 2022" và "Hội chợ mua sắm khuyến mại kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam - Thái Lan và kết nối các sản phẩm OCOP" tại thành phố Cà Mau… nhằm đưa các sản phẩm OCOP của tỉnh Ninh Bình vươn xa hơn ra các thị trường khó tính.
Sản phẩm OCOP tinh dầu tràm đạt chuẩn 4 sao của HTX dược liệu Đông Sơn, xã Đông Sơn, TP. Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. |
Để giúp các cơ sở đưa các sản phẩm OCOP ra thị trường, đặc biệt là các thị trường lớn có tính cạnh tranh cao, tỉnh Ninh Bình đã và đang đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP thông qua các hội chợ, triển lãm, sự kiện tôn vinh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với thị trường du lịch trọng điểm trong và ngoài tỉnh.
Ngoài ra, tỉnh Ninh Bình cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hội nghị kết nối cung cầu, liên kết hỗ trợ chủ thể có sản phẩm OCOP tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh; tham gia trưng bày giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các hội chợ, triển lãm ở các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước; tham gia giới thiệu, phân phối sản phẩm OCOP trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam để giúp các sản phẩm OCOP sẽ xuất khẩu nhiều hơn trong thời gian tới.