Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

Là địa phương có rất nhiều tiềm năng, lợi thế; thế nhưng đang còn những rào cản ngăn bước sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa bứt phá, vươn tầm thế giới.
Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024 để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân xứ Thanh ''Bắt bệnh'' lý do sản phẩm OCOP vẫn còn vắng bóng tại các siêu thị

Tiềm năng nhiều nhưng hạn chế cũng không ít

Thanh Hóa là tỉnh lớn cả về diện tích và dân số; có cả vùng đồng bằng, ven biển và vùng trung du, miền núi, có tiềm năng phát triển đa dạng các sản phẩm OCOP. Vùng đồng bằng tiềm năng phát triển các sản phẩm OCOP từ củ, quả tươi như dưa vàng, dưa lưới, dưa hấu; phát triển các sản phẩm chế biến như nem chua, nem nướng; các loại trà thảo dược, rau má; các loại gạo, miến gạo, bánh răng bừa...

Vùng ven biển với nhiều tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP từ thuỷ, hải sản như tôm, cá, mực, moi sấy khô, mắm tôm, mắm tép, nước mắm, mắm cáy, rạm xay. Vùng trung du, miền núi có tiềm năng phát triển các sản phẩm OCOP như: Măng khô, nem ống, thịt trâu gác bếp, rượu cần, mật ong, miến dong, nếp nương, hàng thủ công mỹ nghệ từ tre, luồng, vàu.

nông thôn mới thanh hóa
Dưa vàng, thương hiệu OCOP nối tiếng của huyện Thọ Xuân (Ảnh: QH)

Theo thống kê, trong 7 tháng đầu năm 2024, Thanh Hoá công nhận thêm 54 sản phẩm của 49 chủ thể (8 doanh nghiệp, 16 hợp tác xã, 1 Tổ hợp tác, 24 hộ sản xuất kinh doanh) thuộc 46 xã, phường, thị trấn; trong đó nhóm thực phẩm: 43 sản phẩm, nhóm đồ uống: 6 sản phẩm, nhóm thủ công mỹ nghệ, trang trí: 3 sản phẩm, nhóm thảo dược: 01 sản phẩm, nhóm sinh vật cảnh: 1 sản phẩm.

Đến nay, toàn tỉnh có 517 sản phẩm OCOP đã được công nhận (1 sản phẩm 5 sao, 57 sản phẩm 4 sao, 459 sản phẩm 3 sao) thuộc 304 xã, phường, thị trấn; 384 chủ thể (76 Doanh nghiệp, 116 hợp tác xã, 11 tổ hợp tác, 181 hộ SXKD). Hiện nay, tỉnh đang đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh giá, công nhận 4 sản phẩm OCOP 5 sao.

Nhiều sản phẩm OCOP khai thác lợi thế vùng nguyên liệu địa phương, gắn với chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể, như: Cói Nga Sơn, bưởi Luận Văn, bánh lá răng bừa Xuân Lập; bánh gai Tứ Trụ - Thọ Xuân; nước mắm Ba Làng - Thị xã Nghi Sơn; cam Vân Du - Thạch Thành; chè lam Phủ Quảng - Vĩnh Lộc, tương Làng Ái - Yên Định...

Từ đó, duy trì, phát triển bền vững các sản phẩm bản địa, đặc trưng vùng miền, đồng thời thông qua các sản phẩm OCOP gắn với chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể để quảng, bá giới thiệu văn hoá, ẩm thực con người xứ Thanh đến với đông đảo người tiêu dùng trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, nhiều sản phẩm OCOP đã mở rộng vùng nguyên liệu sản xuất, nhiều sản phẩm áp dụng máy móc, kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, bảo quản, chế biến.

Đặc biệt, đã có nhiều sản phẩm OCOP khai thác được tiềm năng, lợi thế để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài, như: mắm tôm, mắm tép Lê Gia xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan và Nam Phi; đồ thủ công mỹ nghệ, các sản Quảng Xương xuất khẩu đi Trung Quốc; sản phẩm từ tre của công ty TNHH sản phẩm từ cói của Công ty Việt Anh xuất khẩu tới Mỹ, chiếu cói Dũng Châu, dứa, ngô ngọt đóng hộp của Công ty Trường Tùng và Công ty xuất và thương mại Bamboo Vina đã xuất khẩu đi các thị trường Châu Âu, Mỹ; Sản Tư Thành đã xuất khẩu đi các nước Pháp, Bỉ, Canada, Nga, Hàn Quốc, Australia, sản phẩm mọi sấy Long Dương - huyện Hoằng Hoá xuất khẩu đi Trung Quốc...

ocop thanh hóa
Nhiều sản phẩm OCOP thủy, hải sản mang thương hiệu của tỉnh Thanh Hóa. (Ảnh: QH)

Tuy nhiên trên thực tế, vẫn còn một số tồn tại, cản bước phát triển, bứt phá của các sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa như đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ thực hiện chương trình cấp huyện, xã hoạt động kiểm nhiệm nên chưa có nhiều thời gian cho phát triển các sản phẩm OCOP. Công tác tuyên truyền chưa sâu rộng nên cộng đồng chưa biết và hiểu được lợi ích của chương trình đem lại.

Việc lồng ghép các nguồn kinh phí cho hoạt động của chương trình nhiều khó khăn, kinh phí từ ngân sách Trung ương, địa phương còn thấp so với nhu cầu thực tế. Việc tuân thủ, áp dụng các quy định hiện hành về quản lý chất lượng, ghi bao bì, nhãn mác còn hạn chế, chủ yếu vẫn là sản phẩm sơ chế hoặc chế biến đơn giản, giá trị gia tăng thấp.

Bên cạnh đó, quy trình sản xuất chưa đồng bộ, nhiều chủ thể chưa hiểu rõ và không chủ động đăng ký bảo hộ các nhãn hiệu, bảo hộ mẫu mã, bao bì, kiểu dáng công nghiệp. Quy mô sản xuất nhỏ phục vụ thị trường hẹp, chưa đáp ứng được những đơn hàng lớn, liên tục, khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế nên số lượng sản phẩm 4, 5 sao của tỉnh còn thấp.

Ông Nguyễn Ngọc Thân, Giám đốc Hợp tác xã Dược liệu Pù Luông chia sẻ, chúng tôi có sản phẩm mật ong Pù Luông được công nhận OCOP 3 sao năm 2021. Mặc dù, sản phẩm đã được thị trường và người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng nhưng do điều kiện địa lý cách trở, khả năng tiếp cận thị trường của đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã còn hạn chế nên phần lớn sản lượng mật ong được sản xuất ra tiêu thụ theo hình thức truyền thống, tự do trên thị trường.

Gỡ rào cản, đưa sản phẩm OCOP xứ Thanh bứt phá

Từ thực tế trên, tỉnh Thanh Hóa xác định phải tiếp tục khai thác tiềm năng, lợi thế, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, đẩy mạnh phát triển sản xuất sản phẩm OCOP theo nhu cầu thị trường là những giải pháp quan trọng để góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

Công ty TNHH Thực phẩm và TMDV Lê Gia liên tục đổi mới, đầu tư máy móc hiện đại phục vụ sản xuất. (Ảnh: QH)

Đại diện Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa cho biết, để cụ thể hóa các giải pháp trên, đầu tiên phải là từ các chủ thể OCOP, họ cần tiếp tục nâng cao và ổn định chất lượng nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất; ổn định và nâng cấp chất lượng sản phẩm OCOP; đây mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm; nâng cao năng lực trong quản trị và điều hành sản xuất; tham gia có hiệu quả vào các hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại; chuyển đổi số, áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong quảng bá và xúc tiến thương mại; xúc tiến thương mại tại thị trường quốc tế.

Ngoài ra, các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn các chủ thể OCOP tiếp tục thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP như đa dạng hóa kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP; đẩy mạnh tiêu thụ qua kênh thương mại; đào tạo kỹ năng marketing, bán hàng trực tuyến cho chủ thể OCOP; xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu thương mại điện tử kết nối sản phẩm OCOP; đẩy mạnh công tác truyền thông quảng bá về sản phẩm OCOP tới người dùng; đẩy mạnh thực hiện nghiên cứu thị trường các sản phẩm OCOP; xây dựng, hình thành các tổ chức của các chủ thể, đối tác; đầu tư phát triển logistics về thương mại điện tử cho các sản phẩm OCOP; xây dựng các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP.

ocop thanh hóa
Thanh Hóa cần tổ chức nhiều hơn nữa các chương trình quảng bá, xúc tiến thương mại để có thêm cơ hội giới thiệu sản phẩm, tiêu thụ hàng hóa. (Ảnh: QH)

Riêng với các sở, ban ngành cấp tỉnh, cần tiếp tục tăng cường các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và toàn xã hội về chương trình và các sản phẩm OCOP; đẩy mạnh hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP ở thị trường trong nước và quốc tế; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình OCOP ở các địa phương; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số trong Chương trình OCOP; ưu tiên triển khai một số giải pháp trọng tẩm nhằm hỗ trợ nâng cấp chất lượng sản phẩm, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP; hỗ trợ đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP về dịch vụ du lịch.

Bên cạnh đó, tăng cường đào tạo, tập huấn, hướng dẫn, kiểm soát chặt chẽ việc áp dụng, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất như: nguyên liệu đầu vào, con người, cơ sở sản xuất, sản phẩm cuối đưa ra thị trường đều phải được chuẩn hóa, có tiêu chuẩn chất lượng, chứng nhận VietGAP, GMP, HACCP... vì đây là yếu tố quan trọng giúp sản phẩm mang lại niềm tin cho khách hàng, tạo cơ hội đưa sản phẩm OCOP của tỉnh vươn ra thị trường trong nước và quốc tế.

Ông Phạm Văn Sinh, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nga Sơn chia sẻ, hàng năm, các sở, ngành của tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp tổ chức các hội nghị tập huấn tăng cường kỹ năng bán các sản phẩm OCOP qua phương tiện số, hướng dẫn các phương pháp bán hàng trên TikTok shop. Trong đó có các giải pháp để tiếp cận, xây dựng thương hiệu bán hàng trên nền tảng TikTok; cách tạo tài khoản TikTok; vào các đường link đăng nhập bán hàng... Qua đó, sản phẩm OCOP của địa phương đã được tiêu thụ rộng rãi hơn.

Quốc Huy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

''Bắt bệnh'' lý do sản phẩm OCOP vẫn còn vắng bóng tại các siêu thị

Dù “dấu ấn” OCOP đã tương đối rõ nhưng việc tiêu thụ còn những khó khăn, đòi hỏi các giải pháp thúc đẩy đưa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng.
Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP năm 2024 lan tỏa mạnh mẽ Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tại TP. Đà Nẵng.
Mở

Mở 'cánh cửa' cho sản phẩm OCOP vào siêu thị, chuỗi bán lẻ, sàn thương mại điện tử

Chiều 19/8, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại đưa sản phẩm OCOP vào các chuỗi siêu thị, mở ra cơ hội tiêu thụ sản phẩm này.
Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà cung cấp Đà Nẵng

Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà cung cấp Đà Nẵng

Hội nghị Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà phân phối nhằm hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng và xuất khẩu hiệu quả.
Quảng Nam và Đà Nẵng

Quảng Nam và Đà Nẵng 'bắt tay' quảng bá sản phẩm OCOP

Hơn 100 chủ thể OCOP đến từ tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng và du khách tại TP. Đà Nẵng.
70 gian hàng tham gia Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

70 gian hàng tham gia Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24/8 đến hết ngày 28/8/2024, tại thành phố Bắc Kạn với 70 gian hàng.
4 doanh nghiệp bán lẻ chung tay tiêu thụ sản phẩm OCOP

4 doanh nghiệp bán lẻ chung tay tiêu thụ sản phẩm OCOP

4 chuỗi siêu thị Goldfruit, Wiki Food, ECO-MART và Fuji Fruit vừa ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với 19 doanh nghiệp, chủ thể OCOP.
Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024 để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân xứ Thanh

Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024 để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân xứ Thanh

Sau nửa tháng diễn sự kiện, vào tối ngày 3/8/2024, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ bế mạc, tổng kết chương trình Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024.
Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa đã tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại trong quá trình diễn ra Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024.
Đà Nẵng: Quảng bá sản phẩm nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng

Đà Nẵng: Quảng bá sản phẩm nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng

60 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam giới thiệu hàng trăm sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng đến người dân Liên Chiểu và du khách.
Thanh Hóa: Sản vật hội tụ tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Thanh Hóa: Sản vật hội tụ tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Tối ngày 21/7/2024, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai trương Chợ trưng bày, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024.
Để sản phẩm OCOP tạo ấn tượng tốt với người tiêu dùng

Để sản phẩm OCOP tạo ấn tượng tốt với người tiêu dùng

Nhờ đạt chứng nhận là sản phẩm OCOP, doanh thu của nhiều doanh nghiệp cải thiện đáng kể song để có đầu ra bền vững hơn, vẫn còn nhiều việc phải làm.
Dòng vốn ngân hàng là chất xúc tác đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Dòng vốn ngân hàng là chất xúc tác đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Với vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế, ngành Ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các sản phẩm OCOP vươn xa.
Sản phẩm OCOP rộng đường vào kênh bán lẻ, chuỗi siêu thị của Hà Nội

Sản phẩm OCOP rộng đường vào kênh bán lẻ, chuỗi siêu thị của Hà Nội

Đã có hơn 20 doanh nghiệp, chủ thể OCOP được ký kết biên bản ghi nhớ để đưa sản phẩm vào chuỗi siêu thị Goldfruit và một số kênh bán lẻ tại Hà Nội, chiều 2/7.
Thanh Hóa: Sản phẩm OCOP khơi dậy tiềm năng, tạo sinh kế cho người nông dân

Thanh Hóa: Sản phẩm OCOP khơi dậy tiềm năng, tạo sinh kế cho người nông dân

Chương trình OCOP được tỉnh Thanh Hóa triển khai hiệu quả đã từng bước khơi dậy tiềm năng, lợi thế kinh tế nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.
Thanh Hóa: Sản phẩm OCOP gặp khó trong quá trình gia hạn và nâng sao

Thanh Hóa: Sản phẩm OCOP gặp khó trong quá trình gia hạn và nâng sao

Nhiều chủ thể sản phẩm OCOP tại Thanh Hóa đang gặp khó khăn khi làm thủ tục xin chứng nhận lại sản phẩm OCOP hay hoàn thiện hồ sơ để nâng sao cho sản phẩm.

'Hành trình OCOP' thúc đẩy tiêu thụ nông sản Việt trong thời đại số

“Hành trình OCOP” được thực hiện với mục tiêu giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp chất lượng cao tăng doanh số bán hàng trong thời đại công nghệ số.
Bình Thuận có thêm 10 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP

Bình Thuận có thêm 10 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Bình Thuận có 76 sản phẩm OCOP còn hiệu lực công nhận, trong đó có 66 sản phẩm OCOP 3 sao và 10 sản phẩm OCOP 4 sao.
Thanh Hóa: Xuất khẩu sản phẩm OCOP sang các thị trường khó tính

Thanh Hóa: Xuất khẩu sản phẩm OCOP sang các thị trường khó tính

Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều nỗ lực xuất khẩu sản phẩm OCOP sang các thị trường khó tính, góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại đối với sản phẩm OCOP

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại đối với sản phẩm OCOP

Tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo các sở, ngành liên quan phát triển, đẩy mạnh lĩnh vực xúc tiến thương mại trong việc kết nối, tiêu thụ các sản phẩm OCOP.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động