Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Ninh Bình: Đổi mới mô hình tăng trưởng, lấy phát triển công nghiệp làm trọng tâm

Tỉnh Ninh Bình tập trung đổi mới mô hình tăng trưởng tái cơ cấu các ngành kinh tế theo hướng lấy phát triển công nghiệp làm trọng tâm.
Phát triển công nghiệp xanh thu hút vốn đầu tư nước ngoài chất lượng cao Khẩn trương xây dựng Luật về phát triển công nghiệp Trưởng Ban Kinh tế Trung ương: Quảng Nam hướng phát triển công nghiệp làm trọng tâm, kinh tế biển là trụ đỡ

Ngày 7/7 tại Ninh Bình, Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW phối hợp với Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Kết luận số 13-KL/TW ngày 28/10/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 54.

Ninh Bình: Đổi mới mô hình tăng trưởng, lấy phát triển công nghiệp làm trọng tâm

Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch tích cực

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hà - Bí thư tỉnh ủy Ninh Bình, tỉnh đã xác định rõ việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 54 là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, cần thiết trong việc đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên địa bàn tỉnh. Sau 17 năm triển khai thực hiện nghị quyết, Ninh Bình đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, kinh tế xã hội của Ninh Bình qua các giai đoạn có nhiều khởi sắc, phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Cụ thể, kinh tế đạt được mức tăng trưởng khá qua các giai đoạn, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2005-2010 đạt 15,6%/năm; giai đoạn 2011-2021 đạt 7,7%/năm; giai đoạn 2005-2020 tăng bình quân 11,04%/năm. “Quy mô nền kinh tế không ngừng được mở rộng, giá trị GRDP (theo giá hiện hành) của tỉnh năm 2021 đạt trên 72 nghìn tỷ đồng, gấp 14,5 lần so với năm 2005 (năm 2005 đạt 4,97 nghìn tỷ đồng). GRDP bình quân đầu người tăng từ 5,57 triệu đồng năm 2005 lên 71,5 triệu đồng năm 2021, tăng gấp 12,8 lần so với năm 2005”- lãnh đạo tỉnh ủy Ninh Bình nhấn mạnh.

Đáng chú ý, cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và dịch vụ, cơ cấu sản xuất trong nội bộ các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của tỉnh gắn với thị trường.

Bên cạnh đó, cơ cấu nội bộ ngành có sự chuyển dịch tích cực, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp, công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và công nghiệp điện tử chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất toàn ngành (khoảng gần 50%), từng bước khẳng định được vị thế và thay thế vai trò của các sản phẩm công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng gắn với khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Công nghiệp phụ trợ được chú trọng đầu tư, các sản phẩm công nghiệp chủ lực truyền thống (thép, phân lân, đạm, xi măng,..) cơ bản được duy trì. Các ngành dịch vụ như thương mại, vận tải, tài chính, tín dụng ngân hàng… tiếp tục có bước phát triển nhanh.

Lĩnh vực du lịch có sự chuyển mình, phát triển mạnh mẽ tạo nền tảng định hướng dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và được xác định là hướng đi, hướng phát triển bền vững của tỉnh.

Phấn đấu trở thành một cực tăng trưởng hành lang kinh tế ven biển

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Trần Tuấn Anh - Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhìn nhận, về cơ bản, Dự thảo Báo cáo tổng kết của Ninh Bình đã bám sát các nội dung Nghị quyết 54 và yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra của Ban Chỉ đạo.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho rằng, báo cáo đã làm rõ kết quả đạt được sau gần 17 năm thực hiện Nghị quyết; chỉ ra 3 nhóm tồn tại, hạn chế và các nguyên nhân; rút ra 3 bài học kinh nghiệm; phân tích bối cảnh trong nước, quốc tế; những khó khăn, thách thức đối với địa phương, vùng; đề ra 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp và 3 nhóm kiến nghị nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

ông Trần Tuấn Anh- Trưởng ban Kinh tế Trung ương
Ông Trần Tuấn Anh - Trưởng ban Kinh tế Trung ương phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Nêu ra nhưng nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới, Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, Ninh Bình cần chủ động hội nhập, mở rộng giao lưu kinh tế để tăng cường liên kết vùng nhất là với các địa phương tiểu vùng Nam Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ. Khai thác các cơ hội từ các xu hướng phát triển kinh tế trong nước, thế giới; hoàn chỉnh mạng lưới hạ tầng khung kết nối đồng bộ để trở thành đầu mối giao lưu của khu vực phía Nam vùng Đồng bằng sông Hồng và với các vùng Trung du và miền núi Bắc bộ và vùng Bắc Trung bộ. “Tăng cường liên kết các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng để khai thác hiệu quả hơn các hành lang, vành đai kinh tế, các khu, cụm công nghiệp, các thắng cảnh du lịch tầm quốc gia, quốc tế, các trục đường giao thông liên vùng kết nối với thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng”- ông Trần Tuấn Anh chỉ ra.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, cần khắc phục các hạn chế, yếu kém và tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và tích hợp lại thành “dư địa” để khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đẩy mạnh xúc tiến, thu hút đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn để huy động tổng hợp các nguồn lực, thu hút được các nhà đầu tư lớn, các tập đoàn đa quốc gia; quan tâm thu hút các nguồn lực trong và ngoài ngân sách phục vụ phát triển địa phương thời gian tới.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng yêu cầu tỉnh Ninh Bình tập trung hoàn thành một số nhiệm vụ: Sớm hoàn thành nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050. Quy hoạch phải đảm bảo có tầm nhìn dài hạn, phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia, quy hoạch sử dụng đất.

Nội dung quy hoạch cần có sự thống nhất và phân chia một cách hợp lý mục tiêu phát triển, khai thác hiệu quả các lợi thế và bố trí đầy đủ nguồn lực để phát triển tỉnh Ninh Bình trở thành trung tâm du lịch của vùng và cả nước, có cơ cấu kinh tế tiên tiến, đầu mối giao lưu của khu vực phía Nam vùng Đồng bằng sông Hồng với các vùng Tây Bắc và vùng Bắc Trung bộ. “Đồng thời hướng tới mục tiêu Ninh Bình là một cực tăng trưởng của hành lang kinh tế ven biển Ninh Bình - Nam Định -Thái Bình”- ông Trần Tuấn Anh nêu rõ.

Ngoài ra, tập trung thực hiện các Nghị quyết để phát huy hơn nữa tiềm năng để phát triển Ninh Bình trở thành tỉnh khá, phát triển toàn diện, nhanh và bền vững. Đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh theo hướng lấy phát triển công nghiệp làm trọng tâm, du lịch là mũi nhọn; khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch, tài nguyên khoáng sản; khai thác cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường theo hình thức cụm liên kết ngành, nhóm sản phẩm chuyên môn hóa.

Đối với một số kiến nghị của tỉnh Ninh Bình, ông Trần Tuấn Anh yêu cầu, ngoài những vấn đề đã được lãnh đạo các bộ, ngành trả lời, trao đổi tại hội nghị, Ban Chỉ đạo giao Thường trực Tổ Biên tập Đề án tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo để chắt lọc đưa vào Báo cáo tổng kết Nghị quyết 54 hoặc chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đề nghị của tỉnh Ninh Bình.

Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cà Mau: Hưởng ứng ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Cà Mau: Hưởng ứng ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 tổ chức nhằm kêu gọi sự tham gia của các đơn vị, từng bước đưa ngày này thành điểm nhấn quan trọng.
Bình Phước: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng mạnh trong 9 tháng đầu năm

Bình Phước: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng mạnh trong 9 tháng đầu năm

Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của tỉnh Bình Phước ước tính tăng 17,08% so với cùng kỳ năm trước.
Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng nói gì về kiến nghị đặt tên đường Nguyễn Bá Thanh?

Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng nói gì về kiến nghị đặt tên đường Nguyễn Bá Thanh?

Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng đã đề xuất đưa tên Cố Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh vào Quỹ tên đường thành phố để xem xét việc đặt tên đường.
Yên Bái: Tạm dừng các hoạt động văn hóa để khắc phục hậu quả bão số 3

Yên Bái: Tạm dừng các hoạt động văn hóa để khắc phục hậu quả bão số 3

Nhiều hoạt động văn hóa tại Yên Bái tạm dừng để tập trung cho công tác phòng chống thiên tai, khắc phục hậu quả, đảm bảo an toàn cho du khách.
Sở Công Thương Bình Thuận chỉ đạo các thương nhân xăng dầu đảm bảo cung ứng trên địa bàn

Sở Công Thương Bình Thuận chỉ đạo các thương nhân xăng dầu đảm bảo cung ứng trên địa bàn

Sở Công Thương Bình Thuận chỉ đạo các thương nhân xăng dầu phải bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Bình Thuận: Ngành công nghiệp chế biến chế tạo quý III tiếp đà tăng trưởng

Bình Thuận: Ngành công nghiệp chế biến chế tạo quý III tiếp đà tăng trưởng

9 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp Bình Thuận tăng 23,24% so với tháng trước, đặc biệt ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 18,52%.
Thái Nguyên cấp mới 19 dự án FDI có vốn đăng ký đạt 505,7 triệu USD

Thái Nguyên cấp mới 19 dự án FDI có vốn đăng ký đạt 505,7 triệu USD

Từ đầu năm tới nay, Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên cấp mới 19 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 15 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Lào Cai công bố 23 địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại năm 2025

Lào Cai công bố 23 địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại năm 2025

UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành quyết định công bố danh mục địa điểm và lĩnh vực ưu tiên được tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn tỉnh năm 2025.
Bắc Giang: Tăng trưởng kinh tế 9 tháng đạt 13,89%, cao nhất cả nước

Bắc Giang: Tăng trưởng kinh tế 9 tháng đạt 13,89%, cao nhất cả nước

Tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Giang 9 tháng tăng khoảng 13,89%, cao nhất cả nước. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,31% so với tháng 8/2024.
Quảng Bình: Công nghiệp, thương mại quý III đạt hơn 58 nghìn tỷ đồng

Quảng Bình: Công nghiệp, thương mại quý III đạt hơn 58 nghìn tỷ đồng

Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp 9 tháng năm 2024 ước đạt 13.317,6 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 45.156,1 tỷ đồng.
Trà Vinh: 9 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 41,93%

Trà Vinh: 9 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 41,93%

Theo Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9/2024 dự ước tăng 3,55% so với tháng trước và tăng 46,64% so cùng kỳ năm trước.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Lào Cai kiến nghị miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp sau bão số 3

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Lào Cai kiến nghị miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp sau bão số 3

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Lào Cai kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ về việc miễn, giảm, hoãn thuế cho các doanh nghiệp sau bão số 3.
Long An: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng tăng 17%

Long An: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng tăng 17%

Sở Công Thương Long An cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng ước đạt 75.859 tỷ đồng, tăng trưởng 17,25% so với cùng kỳ.
Bắc Ninh phát động mua sắm trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt

Bắc Ninh phát động mua sắm trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt

Hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia (10/10), sáng 4/10, Sở Công Thương Bắc Ninh tổ chức Lễ phát động mua sắm trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt.
Trà Vinh: GRDP 9 tháng đầu năm tăng 9,93%, ngành công nghiệp - xây dựng

Trà Vinh: GRDP 9 tháng đầu năm tăng 9,93%, ngành công nghiệp - xây dựng 'bùng nổ'

Theo Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh, hoạt động kinh tế 9 tháng đầu năm 2024 tăng trưởng tích cực, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước tính tăng 9,93% so với cùng kỳ
Thừa Thiên Huế: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá

Thừa Thiên Huế: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá

Tháng 9 và 9 tháng năm 2024, nhiều chỉ số phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế tăng trưởng ổn định, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá.
Đà Nẵng: Thành lập Tổ công tác triển khai Khu thương mại tự do

Đà Nẵng: Thành lập Tổ công tác triển khai Khu thương mại tự do

Tổ công tác sẽ trình các cấp có thẩm quyền ban hành Quyết định thành lập và Quy chế hoạt động của Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
Cháy lớn xưởng xe điện ở Lạng Sơn, thiệt hại nhiều tỷ đồng

Cháy lớn xưởng xe điện ở Lạng Sơn, thiệt hại nhiều tỷ đồng

Sáng 4/10, xưởng lắp ráp xe điện Dk Bike (TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) xảy ra cháy lớn khiến hàng nghìn chiếc xe bị ảnh hưởng, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng.
Tập trung nguồn lực phát triển Đà Nẵng thành trung tâm vùng về logistics

Tập trung nguồn lực phát triển Đà Nẵng thành trung tâm vùng về logistics

Chính phủ yêu cầu tập trung huy động nguồn lực đề xây dựng thí điểm Khu thương mại tự do Đà Nẵng và phát triển Đà Nẵng thành trung tâm vùng về logistics.
Bắc Kạn: Mưa lũ lịch sử, CPI tháng 9 vẫn giữ ổn định

Bắc Kạn: Mưa lũ lịch sử, CPI tháng 9 vẫn giữ ổn định

Dù ảnh hưởng không nhỏ bởi mưa, lũ lịch sử sau bão số 3, Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 9/2024 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn vẫn giữ được mức ổn định.
Hàng loạt tập đoàn rót vốn tỷ USD vào Bắc Ninh: 9 tháng năm 2024, địa phương thu hút 4,5 tỷ USD

Hàng loạt tập đoàn rót vốn tỷ USD vào Bắc Ninh: 9 tháng năm 2024, địa phương thu hút 4,5 tỷ USD

9 tháng năm 2024, Bắc Ninh dẫn đầu cả nước trong thu hút vốn FDI với 4,5 tỷ USD, chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp 3,47 lần cùng kỳ.
Cần Thơ: Mỗi ngày có gần 5 doanh nghiệp mới thành lập

Cần Thơ: Mỗi ngày có gần 5 doanh nghiệp mới thành lập

Trong 9 tháng đầu năm, tại TP. Cần Thơ cấp mới đăng ký kinh doanh cho khoảng 1.297 doanh nghiệp, tương ứng với gần 5 doanh nghiệp được thành lập mới mỗi ngày.
Bạc Liêu: Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 1.420 tỷ đồng

Bạc Liêu: Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 1.420 tỷ đồng

Tính đến ngày 18/9/2024, nguồn vốn đầu tư công giải ngân của tỉnh Bạc Liêu đạt 1.421,435/3.635,492 tỷ đồng, tương ứng 38,89% kế hoạch.
Thay đổi nhân sự ở tỉnh Bắc Ninh trong tuần

Thay đổi nhân sự ở tỉnh Bắc Ninh trong tuần

Trong tuần (từ ngày 30/9-4/10/2024), tại Bắc Ninh đã công bố và trao quyết định bổ nhiệm nhân sự một số đơn vị quan trọng trên địa bàn.
Cấm người và phương tiện lưu thông qua cầu Yên Bái

Cấm người và phương tiện lưu thông qua cầu Yên Bái

Do 1 tàu hút cát va xô vào trụ, dầm cầu Yên Bái làm ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn công trình. Điểm này được yêu cầu không cho người dân và phương tiện qua.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động