Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nóng: Bệnh nhân đầu tiên mắc đậu mùa khỉ tại Việt Nam sau chuyến du lịch Dubai

Bệnh nhân đầu tiên mắc đậu mùa khỉ tại Việt Nam giới tính nữ; đi du lịch tại Dubai từ tháng 7/2022 đến ngày 22/9/2022.
Khi mắc bệnh đậu mùa khỉ, cần ứng phó như thế nào? Phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh Bộ Y tế chỉ đạo khẩn phòng chống bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ tại TP. Hồ Chí Minh sức khỏe ổn định

Bộ Y tế vừa thông tin chi tiết: Ngày 3/10/2022, Bộ Y tế nhận được báo cáo của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh về kết quả xét nghiệm giải trình tự gen khẳng định một bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ chủng Monkeypox vi rút thuộc clade IIb. Đây là bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận đầu tiên tại Việt Nam.

Nóng: Bệnh nhân đầu tiên mắc đậu mùa khỉ tại Việt Nam sau chuyến du lịch Dubai
Bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ tại TP. Hồ Chí Minh sức khỏe ổn định (Ảnh minh họa)

Bệnh nhân nữ 35 tuổi, thường trú tại TP. Hồ Chí Minh; khởi phát bệnh ngày 18/9/2022 khi đang du lịch tại Dubai (từ tháng 7/2022 đến 22/9/2022 về Việt Nam) với triệu chứng sốt kèm mệt mỏi, ớn lạnh, đau cơ, đau đầu, ho, xuất hiện các nốt đỏ, ngứa trên cánh tay, thân mình và mặt.

Ngay sau khi về Việt Nam, ngày 23/9/2022, bệnh nhân đã đến khám tại Bệnh viện Từ Dũ và nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, được chuyển sang Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh.

Tại đây, bác sĩ khám, nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ, bệnh nhân được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán (xét nghiệm Real time PCR tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh).

Ngày 25/9/2022, bệnh nhân có kết quả ban đầu dương tính với bệnh đậu mùa khỉ và được chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh để tiếp tục cách ly, điều trị và lấy mẫu giải trình tự gen tại Đơn vị nghiên cứu lâm sàng của Trường đại học OXFORD hợp tác với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh.

Ngay khi nhận được thông tin bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế đã đề nghị UBND TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, khẩn trương làm xét nghiệm giải trình tự gen và tiếp tục điều tra dịch tễ, xử lý ổ dịch, cách ly, điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế. Đồng thời Bộ Y tế đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Đậu mùa khỉ.

Hiện tại, bệnh nhân sức khỏe ổn định, không sốt, đang được tiếp tục cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Với những thông tin khai thác được qua điều tra dịch tễ, cùng với kết quả xét nghiệm Real time PCR, giải trình tự gen, Bộ Y tế nhận định đây là trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, có nguồn lây từ nước ngoài; các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân tại Việt Nam (kể từ khi về nước) đều được giám sát, theo dõi theo quy định và hiện chưa phát hiện trường hợp nghi nhiễm.

Việt Nam chủ động triển khai phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ

Ngay sau khi Tổ chức Y tế thế giới công bố dịch bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế vào ngày 23/7/2022, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã quyết liệt chỉ đạo các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ,

Trong ngày 25/9/2022, khi nhận được thông tin về ca bệnh nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Y tế đã tổ chức họp khẩn các cơ quan chuyên môn để thảo luận, thống nhất các biện pháp đáp ứng chống dịch; gửi công văn khẩn đề nghị UBND TP. Hồ Chí Minh tăng cường các biện pháp ứng phó và xử lý ổ dịch; công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ; thành lập 06 Đoàn công tác của Bộ Y tế đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ tại các địa phương.

Các biện pháp tiếp tục triển khai trong thời gian tới

​UBND các tỉnh, thành phố chủ động xây dựng, hoàn thiện và triển khai kế hoạch đáp ứng với dịch bệnh đậu mùa khỉ tại địa phương; đẩy mạnh việc thực hiện nghiêm giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu, giám sát tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giám sát dựa vào sự kiện tại cộng đồng để phát hiện sớm, ngăn chặn dịch bệnh kịp thời; sẵn sàng thu dung, điều trị, phân tuyến điều trị và cách ly bệnh nhân, thực hiện tốt việc phân luồng, kiểm soát lây nhiễm tại các cơ sở khám, chữa bệnh; đẩy mạnh truyền thông cho người dân về các biện pháp dự phòng dịch bệnh tại các cửa khẩu, cộng đồng;

Tăng cường tổ chức kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại các địa phương.

Tiếp tục phối hợp với WHO, CDC Hoa Kỳ và Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế của các quốc gia rà soát, cập nhật thông tin về tác nhân gây bệnh, các trang thiết bị xét nghiệm, sinh phẩm phục vụ chẩn đoán bệnh, cập nhật tài liệu truyền thông.

Tiếp tục cập nhật các hướng dẫn chuyên môn và tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về giám sát dịch bệnh, truyền thông nguy cơ, các biện pháp phòng chống, chăm sóc, điều trị bệnh nhân đậu mùa khỉ và phòng chống lây nhiễm trong cơ sở y tế.

Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ đối với người dân:

​Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.

Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Tình hình dịch bệnh đậu mùa khỉ trên thế giới

​Đến ngày 03/10/2022, thế giới ghi nhận 68.265 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ tại 106 nước trên thế giới, trong đó có 25 trường hợp tử vong. Trong đó, khu vực Tây Thái Bình Dương có một số nước ghi nhận ca bệnh gồm: Australia (136), Singapore (19), Trung Quốc (5), New Zealand (5), Nhật Bản (4), Philippines (4), Hàn Quốc (2), Guam (1), New Caledonia (1).

​Tổ chức Y tế thế giới đánh giá nguy cơ lây nhiễm toàn cầu ở mức trung bình, khu vực châu Âu và châu Mỹ ở mức cao, khu vực Tây Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam) ở mức thấp đến trung bình, các khu vực khác ở mức trung bình.

Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đậu mùa khỉ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh có thêm 6 công viên rộng 700ha phục vụ người dân

TP. Hồ Chí Minh có thêm 6 công viên rộng 700ha phục vụ người dân

Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh vừa có đề xuất ưu tiên đầu tư 6 dự án công viên có quy mô khoảng 700ha, phần lớn đất do nhà nước quản lý, để phục vụ người dân.
‘Nóng’ buôn lậu thuốc lá dịp cuối năm: Thách thức và giải pháp

‘Nóng’ buôn lậu thuốc lá dịp cuối năm: Thách thức và giải pháp

Các vụ việc vi phạm liên quan đến buôn lậu thuốc lá xuất hiện ngày càng nhiều tại các tỉnh biên giới và thành phố lớn, đặc biệt trong dịp cuối năm.
Bảo hiểm y tế thanh toán trực tiếp cho người bệnh nếu thiếu thuốc

Bảo hiểm y tế thanh toán trực tiếp cho người bệnh nếu thiếu thuốc

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 22/2024/TT-BYT quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế.
Thuốc lá gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau

Thuốc lá gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau

thuốc lá không chỉ gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau mà còn đặc biệt nguy hiểm đối với hệ hô hấp và tim mạch.
Người Việt chi 49.000 tỷ đồng mỗi năm mua thuốc lá

Người Việt chi 49.000 tỷ đồng mỗi năm mua thuốc lá

Ước tính người Việt Nam chi 49.000 tỷ đồng mua thuốc lá mỗi năm, trong khi đó chi phí các bệnh liên quan đến thuốc lá, ước tính khoảng 108.000 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Buộc thu hồi, tiêu hủy lô mỹ phẩm của Công ty Nguyễn Quách

TP. Hồ Chí Minh: Buộc thu hồi, tiêu hủy lô mỹ phẩm của Công ty Nguyễn Quách

Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nguyễn Quách bị xử phạt, buộc thu hồi và tiêu hủy lô mỹ phẩm Kem dưỡng trắng da chống nắng hiệu Careleeser.
Thu hồi thuốc tiêm Quibay 2g/10ml do không đạt chất lượng

Thu hồi thuốc tiêm Quibay 2g/10ml do không đạt chất lượng

Sở Y tế Hà Nội thông báo thu hồi thuốc tiêm Quibay 2g/10ml do không đạt tiêu chuẩn chất lượng, yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện thu hồi.
TP. Hồ Chí Minh: Thẩm mỹ viện E-Star hoạt động ‘chui’, ngang nhiên treo biển bệnh viện

TP. Hồ Chí Minh: Thẩm mỹ viện E-Star hoạt động ‘chui’, ngang nhiên treo biển bệnh viện

Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh phát hiện thẩm mỹ viện E-Star (59 Nguyễn Hữu Cầu, phường Tân Định, quận 1) hoạt động trái phép nhưng treo biển “Hospital”.
Buôn lậu thuốc lá: Nguy cơ kép về kinh tế và sức khỏe

Buôn lậu thuốc lá: Nguy cơ kép về kinh tế và sức khỏe

Tình trạng buôn lậu thuốc lá vào Việt Nam đang gây ra những thiệt hại nghiêm trọng không chỉ về kinh tế mà còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người dân.
Bộ Y tế cấp phép lưu hành thêm gần 500 thuốc nước ngoài

Bộ Y tế cấp phép lưu hành thêm gần 500 thuốc nước ngoài

Bộ Y tế đã cấp mới, gia hạn 498 thuốc nước ngoài để phục vụ nhu cầu sử dụng thuốc, phòng chống dịch.
Sở Y tế sẽ cấp giấy phép quảng cáo mỹ phẩm từ tháng 11/2024

Sở Y tế sẽ cấp giấy phép quảng cáo mỹ phẩm từ tháng 11/2024

Bộ Y tế bãi bỏ quy định Cục Quản lý môi trường y tế cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo một số sản phẩm, Sở Y tế địa phương phụ trách.
Nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá ở TP. Hồ Chí Minh

Nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá ở TP. Hồ Chí Minh

Sáng 17/10, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá tại TP. Hồ Chí Minh.
Nguy cơ buôn lậu thuốc lá gia tăng trong những tháng cuối năm

Nguy cơ buôn lậu thuốc lá gia tăng trong những tháng cuối năm

Bất chấp công tác phòng, chống buôn lậu của lực lượng chức năng, thuốc lá điếu vẫn là mặt hàng được buôn lậu nhiều do mức siêu lợi nhuận và vận chuyển dễ dàng.
TP. Hồ Chí Minh: Hàng loạt cơ sở bị xử phạt vi phạm trong lĩnh vực y tế

TP. Hồ Chí Minh: Hàng loạt cơ sở bị xử phạt vi phạm trong lĩnh vực y tế

Ngày 16/10, Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã công khai hàng loạt quyết định xử phạt hành chính đối với các tổ chức, cá nhân có vi phạm trong lĩnh vực y tế.
Đồng Nai: Container cùng xe ô tô tông sập nhà dân sau khi va chạm trên quốc lộ 51

Đồng Nai: Container cùng xe ô tô tông sập nhà dân sau khi va chạm trên quốc lộ 51

Xe container tông vào xe ô tô 7 chỗ rồi cùng lao vào nhà dân trên Quốc lộ 51 (tỉnh Đồng Nai), khiến 2 người bị thương và một phần nhà dân bị hư hỏng nặng.
Khói thuốc lá thụ động: Nguy hại khôn lường

Khói thuốc lá thụ động: Nguy hại khôn lường

Nhiều người hút thuốc lá cho rằng chỉ bản thân mình hút thuốc thì mới bị ảnh hưởng, không liên quan đến những người xung quanh.
2.000 chuyên gia Việt Nam và quốc tế

2.000 chuyên gia Việt Nam và quốc tế 'hội tụ' chia sẻ kinh nghiệm điều trị, chăm sóc sản khoa

Hội nghị quốc tế Sản phụ khoa Việt - Pháp, một diễn đàn khoa học lớn quy tụ nhiều chuyên gia của giới sản phụ khoa trên thế giới đã diễn ra tại Hà Nội.
Tiêm chủng sớm -

Tiêm chủng sớm - 'lá chắn' bảo vệ trẻ em trước các bệnh truyền nhiễm

Theo các chuyên gia y tế, tiêm chủng sớm cho trẻ là biện pháp can thiệp chủ động cấp thiết và hữu hiệu để ngăn chặn các bệnh: Nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho gà...
Hà Nội: 6 người nhập viện cấp cứu sau giải chạy marathon

Hà Nội: 6 người nhập viện cấp cứu sau giải chạy marathon

6 người bị sốc nhiệt khi đang tham gia giải chạy marathon tại Hà Nội được đưa vào Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cấp cứu.
Uống ‘nước chữa bách bệnh’, nhiều người nhập viện nguy kịch

Uống ‘nước chữa bách bệnh’, nhiều người nhập viện nguy kịch

Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận các ca bệnh ngộ độc, thậm chí khó thở, hôn mê bất tỉnh do uống loại nước được truyền bá có khả năng chữa bách bệnh.
Nâng cao ý thức người dân về lợi ích của việc rửa tay với xà phòng

Nâng cao ý thức người dân về lợi ích của việc rửa tay với xà phòng

Theo tổ chức y tế thế giới, rửa tay với xà phòng có thể giảm tới 40% nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiêu hóa và đường hô hấp ở trẻ em.
Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm chết người từ trào lưu

Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm chết người từ trào lưu 'bắt pen' trên TikTok

Bác sĩ cảnh báo, khi theo đuổi trào lưu ''bắt pen'', người chơi sẽ đối mặt với hàng loạt nguy cơ sức khỏe rất nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Hà Nội: Triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng dịch sởi cho hàng nghìn trẻ em

Hà Nội: Triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng dịch sởi cho hàng nghìn trẻ em

Ngày 14/10, Hà Nội chính thức triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi trên địa bàn thành phố năm 2024.
Luật hóa dinh dưỡng học đường vì tầm vóc người Việt

Luật hóa dinh dưỡng học đường vì tầm vóc người Việt

Các chuyên gia cho rằng, cần nhân rộng mô hình bữa ăn học đường và tiến tới luật hóa dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt.
Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kim Bảng: Tiên phong xây dựng cộng đồng không khói thuốc

Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kim Bảng: Tiên phong xây dựng cộng đồng không khói thuốc

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kim Bảng đã không ngừng nỗ lực đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động