Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nông dân Khmer vượt khó vươn lên, thoát nghèo bền vững

Nhờ các chính sách hỗ trợ, tạo sinh kế cho lao động nông thôn, đời sống bà con dân tộc Khmer ở An Giang đã từng bước phát triển, thoát nghèo bền vững.
Phải làm sao để đồng bào tự vươn lên thoát nghèo bền vững Sản xuất liên kết theo chuỗi: Giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thoát nghèo bền vững

Vượt khó vươn lên

Những năm qua, cùng với việc chung tay xây dựng nông thôn mới, nhiều nông dân Khmer ở An Giang đã phát huy tính cần cù, chịu khó vươn lên khá, giàu. Chị Trần Thị Hạnh, ấp Phú Đông, xã Phú Xuân, huyện Phú Tân cho biết, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, sống chủ yếu bằng nghề làm mướn lại nuôi thêm mẹ già, năm 2019 chị được Hội phụ nữ xã giới thiệu học nghề may công nghiệp.

Sau khi học xong, chị Hạnh được hỗ trợ 5 triệu đồng vốn không hoàn lại để mua máy may nhận gia công tại nhà. Từ khi có nghề, mỗi ngày chị Hạnh nhận may gia công khoảng 30 – 40 bộ đồ, bình quân thu nhập khoảng 120 – 130 ngàn đồng một ngày. “Nhờ tham gia mô hình giảm nghèo may gia công giúp tôi có thêm thu nhập, trang trải sinh hoạt và có thời gian chăm sóc mẹ”, chị Hạnh chia sẻ.

Ở ấp An Thạnh, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang ít người không biết tấm gương ông Chau Men Ly (dân tộc Khmer) một nông dân biết “chịu thương, chịu khó” đã giúp cuộc sống gia đình ngày một tươi sáng.

Nông dân Khmer vượt khó vươn lên, thoát nghèo bền vững
Nhờ được hỗ trợ vốn và tạo sinh kế, chị Trần Thị Hạnh ấp Phú Đông, xã Phú Xuân, huyện Phú Tân đã có cuộc sống ổn định. Ảnh internet

Ông Chau Men Ly cho biết, nhờ nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội huyện Tịnh Biên, gia đình ông đã mua 2 con bò về nuôi. Nhờ chịu khó chăm sóc, đàn bò của gia đình phát triển tốt, đến nay, trong chuồng bò của gia đình anh lúc nào cũng có 4 con bò sinh sản; mỗi năm gia đình xuất chuồng 2 con bò con, lãi hơn 60 triệu đồng.

Cùng với việc đầu tư chăn nuôi anh Men Ly còn làm thêm nghề thu hoạch thốt nốt thuê, vợ anh làm thêm nghề bán trái thốt nốt. Nhờ chăn nuôi có hiệu quả, gia đình anh đã cất được nhà mới khang trang, mua được cả xe máy và nhiều vật dụng khác trong gia đình.

Anh Chau Men Ly chia sẻ, nguồn vốn ưu đãi đã “tiếp sức” cho gia đình vượt qua khó khăn, nhờ nuôi bò mà con cái được học hành đàng hoàng; từ chỗ là hộ nghèo đến nay có vốn đầu tư vào chăn nuôi, từ nay gia đình chỉ tập trung phát triển chăm sóc đàn gia súc để sớm thu hồi vốn và có tiền trả nợ ngân hàng.

Nông dân Phan Văn Bé (ngụ phường Châu Phú B, TP. Châu Đốc) cho biết: “Nhờ nguồn vốn vay hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, tôi đầu tư máy móc, thực hiện mô hình trồng bưởi da xanh, trồng cam, mang lại thu nhập ổn định. Ngoài ra, con tôi còn được vay vốn học đại học, còn 2 năm nữa con ra trường và trở thành kỹ sư nông nghiệp. Tôi cám ơn chính quyền địa phương, ngân hàng trao tôi “cần câu”, tạo động lực để gia đình thoát nghèo”.

Những tấm gương biết vươn lên trong sản xuất, từ đó giảm nghèo không phải hiếm gặp ở An Giang trong những năm gần đây. Để có được những kết quả này, thời gian qua tỉnh đã thực hiện nhiều chính sách quan tâm, ủng hộ và giúp đỡ của chính quyền các cấp. Đặc biệt, giảm nghèo toàn diện, bền vững là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy sự phát triển, đảm bảo an sinh xã hội.

Hướng đến giảm nghèo bền vững

Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành chương trình giảm nghèo bền vững trên phạm vi toàn tỉnh, trọng tâm là các huyện nghèo.

Mục tiêu chung Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 hướng đến là giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo. Chương trình sẽ hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia; nâng cao chất lượng cuộc sống, đặc biệt hỗ trợ huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước, năm 2022, tỉnh được phân bổ trên 13,6 tỷ đồng (ngân sách Trung ương gần 12,4 tỷ đồng); dự kiến triển khai 27 mô hình giảm nghèo cho 810 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia, tỉnh phấn đấu hoàn thành giải ngân vốn hỗ trợ trong 6 tháng đầu năm 2023. Riêng năm 2023, tỉnh được phân bổ trên 34,3 tỷ đồng (ngân sách Trung ương hơn 31,2 tỷ đồng), hiện các địa phương đang khảo sát để xây dựng các mô hình giảm nghèo, phấn đấu cuối năm 2023 hoàn thành giải ngân vốn.

Năm 2023, hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh dự kiến giảm 1-1,2%; hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 3-4%/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở huyện nghèo giảm 2%/năm. Dự kiến, tỉnh An Giang hỗ trợ 518 căn nhà (449 căn xây mới, 69 căn sửa chữa), kinh phí thực hiện gần 21,3 tỷ đồng (ngân sách Trung ương trên 19,3 tỷ đồng, ngân sách tỉnh gần 2 tỷ đồng).

Sự quan tâm của các cấp, ngành địa phương đang giúp cho đời sống người nông dân ở An Giang ngày một phát triển, qua đó người dân đã giảm nghèo bền vững trên chính mảnh đất quê hương.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho rằng, để giảm nghèo bền vững, chính sách giảm nghèo phải theo hướng hỗ trợ có điều kiện, từng bước xóa bỏ chính sách “cho không”, phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản... Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là ở các vùng khó khăn; đa dạng hóa sinh kế, phát triển sản xuất, giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm, thu nhập tốt cho người nghèo.

Hà Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: giảm nghèo bền vững

Tin cùng chuyên mục

Độc lạ với

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo

Đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo

Quảng Nam: Gần 12.870 tỷ đồng phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Nam: Gần 12.870 tỷ đồng phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Xem thêm