Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nông lâm thủy sản Việt chiếm chưa tới 5% thị phần nhập khẩu của thị trường Trung Quốc

Trong tổng lượng nhập khẩu nông lâm thủy sản của thị trường Trung Quốc là trên 260 tỷ USD, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này chiếm chưa tới 5%.
"Thông đường"- nông sản Việt tăng tốc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc Điểm tên những thách thức từ các thị trường xuất khẩu nông sản năm 2023

Chia sẻ tại diễn đàn trực tuyến “Thúc đẩy giao thương nông sản, thực phẩm giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)” do Tổ Điều hành Diễn đàn kết nối nông sản 970 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức sáng 10/2, ông Lê Thanh Hòa – Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Việt Nam, kiêm Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam – cho hay, năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu nông lâm thủy sản được hơn 53 tỷ USD, trong đó thị trường Trung Quốc đóng góp hơn 14 tỷ USD. Đây là thị trường rộng lớn. Tuy nhiên, nếu xét đến tổng lượng nhập khẩu nông lâm thủy sản của Trung Quốc là trên 260 tỷ USD, thì Việt Nam mới chiếm tỷ trọng chưa đến 5%.

Diễn đàn diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến
Diễn đàn diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến

Các nhóm ngành hàng chủ lực mà Việt Nam xuất sang Trung Quốc gồm gỗ, sắn, rau quả, cao su. Trong đó, ngành quan trọng là cao su, chiếm đến 70% thị phần xuất đi thế giới, chủ yếu qua đường Vân Nam.

Về thuận lợi trong thời gian tới, ông Hòa cho rằng thủy sản Việt Nam vào Trung Quốc qua ngả Vân Nam sẽ có khởi sắc. Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam lưu ý các doanh nghiệp muốn xuất khẩu vào Trung Quốc cần hoàn thiện hồ sơ, từ nay đến 30/6. Riêng với mặt hàng hoa quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp hơn 2.000 mã số cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

“Chính sách thương mại biên mậu với Trung Quốc cũng có nhiều ảnh hưởng với rau quả tươi. Việc liên quan đến thuế giá trị gia tăng, chúng tôi đã có kiến nghị cụ thể với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công Thương liên quan đến Hiệp định RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực). Làm thế nào để giảm bớt cản trở, thuận lợi cho doanh nghiệp”, ông Hòa bày tỏ.

Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp tốt với Hải quan Trung Quốc để giữ cho việc xuất khẩu thuận lợi. Đồng thời, cũng đang đàm phán với đối tác Trung Quốc về việc đề xuất nhóm hoa quả tiếp theo: bưởi, bơ, na, roi, thảo quả, dứa.

Một trong những chiến lược xuất khẩu của Việt Nam là tuyến đường sắt Hà Nội Lào Cai, kết nối với đường biển, đường bộ từ các nước ASEAN qua. Đây là vấn đề cần hoàn thiện, đẩy nhanh tốc độ triển khai’, ông Hòa kiến nghị.

Về phía Bộ Công Thương, ông Tô Ngọc Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi – cho biết, Trung Quốc là thị trường quan trọng hàng đầu và là đối tác thương mại số 1 của Việt Nam. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc năm 2022 đạt 175,5 tỷ USD. Tỷ trọng xuất nhập khẩu với Trung Quốc trong tổng xuất nhập khẩu của Việt Nam chiếm đến 24%.

Riêng đối với mặt hàng nông lâm thủy sản, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của mặt hàng rau quả với tỷ trọng 53,7%; của mặt hàng sắn và các sản phẩm từ sắn với tỷ trọng 91,47%; của cao su với tỷ trọng 71%. Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của thủy sản Việt Nam (sau Hoa Kỳ và Nhật Bản).

Thông tin cụ thể về vai trò của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) trong hợp tác kinh tế, thương mại 2 nước, ông Tô Ngọc Sơn cho biết, tỉnh Vân Nam có đường biên giới với 4 tỉnh Việt Nam là Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên. Đây cũng là cửa ngõ phía Tây Nam của Trung Quốc. Đặc biệt, dân số của tỉnh là 47 triệu người và đời sống người dân ngày càng cải thiện.

“Tuy có vị trí, vai trò quan trọng và nhiều tiềm năng như vậy nhưng hợp tác kinh tế, thương mại của Việt Nam với địa phương nước bạn còn nhiều điểm đáng tiếc, chưa được như kì vọng”, ông Tô Ngọc Sơn chỉ ra.

Theo đó, năm 2022, kim ngạch thương mại Vân Nam - Việt Nam đạt 3,2 tỷ USD, chỉ chiếm 5% trong kim ngạch thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Nhiều cửa khẩu vẫn chưa phát huy được lợi thế.

Tỉnh Vân Nam vẫn chưa có nhiều cơ chế hợp tác với các Bộ, ngành phía Việt Nam. Một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam, điển hình như thủy hải sản, vẫn chưa khai thác được thị trường tiềm năng này.

Để thúc đẩy thương mại xuất nhập khẩu nông sản giữa Việt Nam và Vân Nam (Trung Quốc), ông Tô Ngọc Sơn cho rằng, đối với công tác tổ chức sản xuất, các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương của Việt Nam cần xây dựng chiến lược phát triển ngành, xây dựng thương hiệu; xây dựng vùng sản xuất, nuôi trồng chuyên canh tập trung, quy mô lớn; định hướng sản xuất, nuôi trồng theo tín hiệu thị trường.

Trong quản lý chất lượng, cần tăng cường quản lý giám sát chất lượng hàng xuất khẩu từ nuôi trồng, đến gia công; tăng cường tập huấn và nhân rộng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP, HACCP.

Về phía các doanh nghiệp, ông Tô Ngọc Sơn khuyến nghị, cần nghiên cứu và tuân thủ quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, bao bì đóng gói, truy xuất nguồn gốc của thị trường Trung Quốc; tận dụng tuyến vận tải đường sắt liên vận Việt Nam – Trung Quốc; khai thác thị trường thông qua hình thức thương mại điện tử.

Cùng với đó, các doanh nghiệp cần tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, bảo quản; xây dựng đội ngũ nhân viên thông thạo thị trường, ngôn ngữ; nghiên cứu kỹ nhu cầu, xu thế phát triển của thị trường; chú trọng xây dựng thương hiệu, bảo vệ thương hiệu khi nhiều vụ việc mất thương hiệu đáng tiếc đã từng xảy ra.

Trong thời gian tới, nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại với tỉnh Vân Nam, đại diện Bộ Công Thương Việt Nam cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát huy hiệu quả của các cửa khẩu đường bộ, đường sắt tiếp giáp với tỉnh Vân Nam; tăng cường quảng bá các mặt hàng có tiềm năng của Việt Nam như thủy hải sản, trái cây…; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, trao đổi đoàn công tác với tỉnh Vân Nam.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu gạo Việt Nam giữ giá cao giữa cuộc cạnh tranh khu vực

Xuất khẩu gạo Việt Nam giữ giá cao giữa cuộc cạnh tranh khu vực

Dù Ấn Độ nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu, giá gạo Việt vẫn ổn định nhờ chuyển dịch sang các dòng gạo thơm dẻo như ST25, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.
Hơn 67% vải may mặc của Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc

Hơn 67% vải may mặc của Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc

Trong 9 tháng năm 2024, Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp vải may mặc cho Việt Nam, chiếm hơn 67% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này.
Ý nghĩa hai văn kiện hợp tác ký kết giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc

Ý nghĩa hai văn kiện hợp tác ký kết giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc

Việc ký hai văn kiện hợp tác với Bộ Thương mại Trung Quốc là cơ sở để Bộ Công Thương duy trì, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, xuất khẩu nông sản.
Xuất khẩu sang thị trường Canada: Doanh nghiệp cần theo dõi sát cảnh báo điều tra phòng vệ thương mại

Xuất khẩu sang thị trường Canada: Doanh nghiệp cần theo dõi sát cảnh báo điều tra phòng vệ thương mại

Canada đang có nhiều thay đổi về quy định điều tra phòng vệ thương mại, vì vậy các doanh nghiếp sản xuất, xuất khẩu cần theo dõi sát các cảnh báo.
Lai Châu giới thiệu tiềm năng lợi thế, xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng

Lai Châu giới thiệu tiềm năng lợi thế, xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng

Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu làm việc với các đơn vị thuộc Bộ Công Thương và các Tập đoàn bán lẻ, xúc tiến đầu tư và giới thiệu hàng hóa của địa phương..

Tin cùng chuyên mục

Bắt bệnh lý do xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc giảm mạnh

Bắt bệnh lý do xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc giảm mạnh

Từ đầu năm đến nay, lượng hồ tiêu xuất đi Trung Quốc giảm hơn 84%. Indonesia và Việt Nam chiếm tổng cộng 90% thị phần hồ tiêu nhập khẩu của Trung Quốc.
Nhập khẩu nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện dự báo đạt mốc lịch sử 100 tỷ USD

Nhập khẩu nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện dự báo đạt mốc lịch sử 100 tỷ USD

9 tháng, nhập khẩu nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện sơ bộ đạt 79,1 tỷ USD và dự báo là mặt hàng đầu tiên trong lịch sử đạt giá trị nhập khẩu 100 tỷ USD.
Bộ Công Thương tổ chức Triển lãm sản phẩm nông nghiệp đặc sắc Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc

Bộ Công Thương tổ chức Triển lãm sản phẩm nông nghiệp đặc sắc Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc

16 doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu trên 50 nhóm sản phẩm chất lượng cao tại Triển lãm sản phẩm nông nghiệp đặc sắc Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.
Sơn La: Nâng cấp cửa khẩu, gia tăng hiệu quả thương mại qua biên giới

Sơn La: Nâng cấp cửa khẩu, gia tăng hiệu quả thương mại qua biên giới

Việc nâng cấp các cửa khẩu biên giới được kỳ vọng sẽ giúp kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu của Sơn La sớm vượt qua con số khiêm tốn hiện nay.
Sản lượng sụt giảm, niên vụ 2024/25, xuất khẩu cà phê dự báo đạt 6 tỷ USD

Sản lượng sụt giảm, niên vụ 2024/25, xuất khẩu cà phê dự báo đạt 6 tỷ USD

Niên vụ cà phê 2024/25 của Việt Nam đã bắt đầu thu hoạch. Thời tiết bất lợi khiến sản lượng dự kiến chỉ đạt 1,47 triệu tấn, nhưng xuất khẩu có thể đạt 6 tỷ USD.
Infographic | Thương mại Việt Nam - Trung Quốc 9 tháng đạt 149,2 tỷ USD

Infographic | Thương mại Việt Nam - Trung Quốc 9 tháng đạt 149,2 tỷ USD

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 149,2 tỷ USD.
Sắp diễn ra Diễn đàn quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử

Sắp diễn ra Diễn đàn quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử

Ngày 15/10, sẽ diễn ra Diễn đàn quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử với chủ đề “Phát triển hợp đồng điện tử an toàn”.
SECOIN: 35 năm vươn mình phát triển, xứng danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

SECOIN: 35 năm vươn mình phát triển, xứng danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Việc đạt chứng nhận Thương hiệu quốc gia Việt Nam không chỉ giúp Secoin khẳng định được giá trị thương hiệu, mà từng bước đưa Secoin vươn xa toàn cầu.
Sắp diễn ra sự kiện xúc tiến thương mại ngành làm đẹp - Beauty Summit 2024

Sắp diễn ra sự kiện xúc tiến thương mại ngành làm đẹp - Beauty Summit 2024

Hội chợ triển lãm thương mại – Hội thảo khoa học ngành làm đẹp năm 2024 - Beauty Summit 2024 sẽ được diễn ra trong 2 ngày 5 và 6/12, tại Hà Nội.
Trung Quốc: Thị trường lớn nhất của rau quả Việt Nam

Trung Quốc: Thị trường lớn nhất của rau quả Việt Nam

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc được dự báo sẽ đạt từ 4,5 đến 5 tỷ USD trong cả năm 2024 và tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Nhộn nhịp xuất nhập khẩu qua cửa khẩu với Trung Quốc

Nhộn nhịp xuất nhập khẩu qua cửa khẩu với Trung Quốc

Hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu với Trung Quốc từ đầu năm đến nay pnhộn nhịp, mặc dù ít nhiều chịu ảnh hưởng của đợt bão lũ lịch sử vừa qua.
Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc

Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc

Quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện Việt - Trung không ngừng được củng cố và tăng cường; hợp tác kinh tế - thương mại tăng trưởng tích cực.
Triển lãm sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc

Triển lãm sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc

Ngày 13/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương sẽ tổ chức triển lãm sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.
Xuất khẩu kỳ vọng lập mốc lịch sử mới

Xuất khẩu kỳ vọng lập mốc lịch sử mới

Xuất khẩu 9 tháng 2024 đạt gần 300 tỉ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ 2023. Với sự phục hồi đơn hàng, xuất khẩu kỳ vọng vượt mốc 371,82 tỷ USD của năm 2022.
Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín năm 2024

Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín năm 2024

Tối 11/10, tại Hà Nội, diễn ra lễ khai mạc Festival làng nghề và Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín năm 2024.
Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến sát mốc 150 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến sát mốc 150 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc đã đạt 149,2 tỷ USD.
Thu về hàng tỷ USD từ xuất khẩu, cá tra vẫn đối diện với nguy cơ lớn

Thu về hàng tỷ USD từ xuất khẩu, cá tra vẫn đối diện với nguy cơ lớn

9 tháng năm nay, xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD, tuy vậy, ngành hàng cá tra đối mặt với thách thức thiếu bền vững.
Công nghệ -

Công nghệ - 'chìa khóa' bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Để bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử, cần có các giải pháp công nghệ để định danh, xác định người bán, sản phẩm hàng hóa, từ đó phòng ngừa rủi ro.
Xuất khẩu cá ngừ đông lạnh của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng

Xuất khẩu cá ngừ đông lạnh của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng

Trong số các sản phẩm cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đông lạnh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị xuất khẩu.
Hải Phòng: Dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài

Hải Phòng: Dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài

Hải Phòng có 985 dự án có vốn FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 31 tỷ USD, tiếp tục nằm trong tốp dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động