Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 07/11/2024 09:57

OCOP Bình Phước - những mục tiêu cụ thể

Bình Phước đã phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2019 - 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, tỉnh đề ra mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn.

Giai đoạn 2020 - 2025

Xác định và đăng ký phát triển 18 sản phẩm thế mạnh hiện có của các địa phương tham gia Chương trình OCOP. Trong đó, nhóm thực phẩm có 11 sản phẩm; nhóm thảo dược có 1 sản phẩm; nhóm lưu niệm, nội thất có 1 sản phẩm; nhóm dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng có 5 sản phẩm. Về công nhận, chứng nhận sản phẩm OCOP có 8 - 10 sản phẩm đạt hạng 4, hạng 5 sao, trong đó 4 - 5 sản phẩm chất lượng cao đạt hạng 5 sao, đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Chế biến điều xuất khẩu

Về phát triển các chủ thể tham gia Chương trình OCOP: Có ít nhất 18 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP; trong đó, lựa chọn, củng cố 5 chủ thể sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghỉệp và dịch vụ du lịch nông thôn hiện có của các địa phương.

Về phát triển nguồn nhân lực: Tất cả các cán bộ quản lý nhà nước (cấp tỉnh, huyện, xã) được tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn chỉ đạo, điều hành Chương trình. 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP được đào tạo chuyên môn quản lý sản xuất, quản trị kinh doanh. Nâng cao kỹ năng phân phối, tiếp thị cho đội ngũ nhân lực tham gia vào hệ thống xúc tiến và quảng bá sản phẩm OCOP.

Duy trì chu trình OCOP thường niên: Chu trình chuẩn OCOP được duy trì liên tục tại cấp tỉnh và cấp huyện. Hàng năm, mỗi huyện, thị xã, thành phố có 1 - 2 ý tưởng sản phẩm được hỗ trợ theo chương trình OCOP.

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP: Hoàn thiện tổ chức bộ máy chuyên trách OCOP từ tỉnh đến cấp huyện, theo hướng gọn nhẹ để triển khai chu trình OCOP thường niên của tỉnh. Ban hành chính sách riêng cho Chương trình OCOP; chế độ thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm OCOP. Xây dựng hệ thống hỗ trợ các cộng đồng trong tỉnh phát triển và thương mại hóa sản phẩm OCOP, từ cấp tỉnh, huyện theo chu trình thường niên; hệ thống xúc tiến đồng bộ, hoạt động bài bản; thương hiệu sản phẩm OCOP Bình Phước được lan rộng và phổ biến trên toàn quốc.

Giai đoạn 2026 - 2030

Phát triển sản phẩm: Đảm bảo tất cả các sản phẩm thuộc các nhóm sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh đều tham gia Chương trình OCOP, đồng thời phát triển 50 sản phẩm trong giai đoạn này. Công nhận, chứng nhận sản phẩm OCOP: Có 10 - 15 sản phẩm đạt hạng 4, 5 sao; trong đó 5 - 8 sản phẩm chất lượng cao đạt hạng 5 sao, đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Về phát triển các chủ thể tham gia Chương trình OCOP: Đảm bảo tất cả doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP, đồng thời phát triển mới khoảng 33 chủ thể tham gia Chương trình OCOP, tạo ra khoảng 33 sản phẩm mới tham gia OCOP vào năm 2030. Tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế so sánh của từng địa phương, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng tại chỗ và xuất khẩu. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh theo hướng gia tăng lợi ích cho cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị. Áp dụng bộ tiêu chí, quy trình đánh giá, xếp hạng sản phẩm. Tham gia các chương trình xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOP.

Trước đó, tỉnh Bình Phước đã chấp thuận chủ trương cho Bưu điện tỉnh kết nối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia lên sàn giao dịch thương mại điện tử tại địa chỉ //postmart.vn của Bưu điện Việt Nam để giới thiệu và cung cấp sản phẩm hoặc mua bán, trao đổi trực tiếp các sản phẩm đặc sản vùng miền, địa phương qua website. Trong đó, ưu tiên các sản phẩm được cấp Giấy Chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ; sử dụng chỉ dẫn địa lý trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Mai Liên

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng