Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Phát huy giá trị khu di tích Tây Yên Tử

Nếu Yên Tử là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành, nơi lưu giữ xá lị của Ngài, thì Tây Yên Tử là con đường hoằng dương Phật pháp của Ngài. Vậy nên, Tây Yên Tử xuất hiện hàng loạt công trình di tích lịch sử liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành và hưng thịnh của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Phát huy giá trị khu di tích Tây Yên Tử
Huyện Yên Thế tổ chức Lễ hội tưởng nhớ người Anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám

Tây Yên Tử là một dải núi tương đối cao ở tỉnh Bắc Giang, kéo dài qua 4 huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Dũng. Sự hình thành và phát triển của trường phái Trúc Lâm đã tạo nên hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú với hệ thống các di tích thời Lý, Trần cùng hệ thống di sản văn hóa phi vật thể đa dạng, phong phú. Bên cạnh những giá trị văn hóa, lịch sử tiêu biểu, Tây Yên Tử còn là khu vực có nhiều giá trị về sinh thái tự nhiên với hệ thống những khu rừng nguyên sinh đa dạng; là bộ phận không thể tách rời với Đông Yên Tử, tạo thành quần thể di tích lịch sử văn hóa tâm linh, gắn liền với sự giác ngộ đạo hạnh của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tuy là địa bàn miền núi, song Tây Yên Tử nằm trong vùng có điều kiện khá thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa với các huyện trong tỉnh, các tỉnh lân cận như: Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn và giao lưu với Trung Quốc qua cửa khẩu của các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn. Đây là vùng có 13 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan, Dao, Sán Chí... Đồng bào các dân tộc trong vùng đa số vẫn còn giữ được nhiều nét sinh hoạt truyền thống trong đời sống văn hóa, tập quán sản xuất, tạo nên sự đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó, khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử với hàng nghìn loài động thực vật quý hiếm được quy hoạch diện tích rộng, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp.

Một trong những điểm nhấn của Tây Yên Tử chính là nơi đây tập trung khá đa dạng các di tích văn hóa độc đáo. Trong số đó phải kể đến chùa Vĩnh Nghiêm (xã Trí Yên, huyện Yên Dũng), là Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, chốn đào luyện tăng đồ Phật giáo do Trần Nhân Tông tạo dựng, là nơi khởi đầu của hành trình Tây Yên Tử; chùa Hòn Tháp (xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam) xây dựng từ thời Trần thế kỷ XIII - XIV, chùa trong núi, kề khe suối hạ nguồn Vực Rêu, có thác nước, trên đường đi Yên Tử, đức Phật hoàng Trần Nhân Tông đã từng cư ngụ tại đây; chùa Yên Mã (xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam) do Pháp Loa Thiền sư và các tăng ni tạo dựng. Hay chùa Non, chùa Cao, đền Thượng, đền Trung, đền Hạ (xã Khám Lạng, huyện Lục Nam) có từ thời Trần, nằm trên núi Khám Lạng, gắn liền với nhiều tích lạ có liên quan đến Phật giáo theo lối tu hành khổ hạnh (dấu chân Phật)...

Cùng với đó là thắng cảnh suối Mỡ, hồ Bấc (xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam) gồm suối, thác, gắn với hệ thống đền, chùa; thắng cảnh suối nước Vàng (xã Lục Sơn, huyện Lục Nam) gắn với chùa Đồng Vàng, nơi sinh sống của dân tộc Dao, Thanh Phán…

Với những giá trị về di tích lịch sử riêng có, năm 2014 UBND tỉnh Bắc Giang đã công bố Quy hoạch và triển khai kế hoạch xây dựng khu văn hóa tâm linh Tây Yên Tử, thuộc địa bàn xã Tuấn Mậu (huyện Sơn Ðộng, Bắc Giang). Theo quy hoạch, khu văn hóa tâm linh Tây Yên Tử theo trục đường mòn phía sườn Tây Yên Tử lên chùa Ðồng gồm bốn cụm cảnh quan: Chùa Trình, chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng với tổng diện tích là 13,8ha. Toàn bộ quần thể là hệ thống công trình đáp ứng nhu cầu hành hương, tâm linh và sinh hoạt văn hóa của nhân dân. Khu văn hóa tâm linh Tây Yên Tử được tiến hành xây dựng chia làm ba giai đoạn, bắt đầu từ năm 2014 đến năm 2025. Công trình hoàn thành sẽ tạo lập một vùng cảnh quan du lịch, dịch vụ gắn kết các di tích, danh thắng khu vực Yên Tử của hai tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang thành một hệ thống tổng thể.

Xác định vị thế, tầm quan trọng của hệ thống di tích, danh thắng trong mối quan hệ với hoạt động văn hóa du lịch vùng Đông Bắc, tỉnh Bắc Giang đặc biệt quan tâm đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông, làm tiền đề để phát triển KT-XH. Cụ thể như tiến hành xây dựng tuyến đường 293 từ TP Bắc Giang đến Đồng Thông (Sơn Động) kỳ vọng tạo thành huyết mạch tâm linh thuận tiện. Khu văn hóa tâm linh Tây Yên Tử cũng đang được xây dựng với quy mô lớn ở Đồng Thông, xã Tuấn Mậu (Sơn Động), gồm nhiều hạng mục như các điểm chùa: Trình, Hạ, Trung, Thượng, dự kiến đến năm 2025 cơ bản hoàn thành. Các điểm chùa, cùng với hệ thống hạ tầng, dịch vụ đồng bộ sẽ kết nối với chùa Đồng trên đỉnh Yên Tử, hình thành một trung tâm văn hóa lớn. Việc bảo tồn di tích, công trình tín ngưỡng tại khu vực này đang dần tạo thành quần thể hoàn chỉnh, thống nhất sẽ là nền tảng phát triển du lịch tâm linh Yên Tử.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang phối hợp với các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Dương xây dựng hồ sơ quần thể di tích, danh thắng Yên Tử đề nghị UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Qua đó góp phần khẳng định giá trị tiêu biểu toàn cầu của di tích, trong đó Tây Yên Tử là điểm nhấn và chùa Vĩnh Nghiêm có vị trí quan trọng.
Thanh Trà - Ngọc Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lâm Đồng: Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 diễn ra trong thời gian 1 tháng

Lâm Đồng: Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 diễn ra trong thời gian 1 tháng

Với chủ đề “Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu”, khẳng định TP. Đà Lạt là thành phố Festival Hoa và là thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc của UNESCO.
Gia Lai đề nghị tăng chuyến bay phục vụ Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Gia Lai đề nghị tăng chuyến bay phục vụ Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Tỉnh Gia Lai đề nghị Tổng công ty Hàng không Việt Nam tăng chuyến bay phục vụ Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 diễn ra từ ngày 6/11 đến 12/11.
Lâm Đồng: 4 giải pháp phát triển du lịch chất lượng cao và bền vững

Lâm Đồng: 4 giải pháp phát triển du lịch chất lượng cao và bền vững

Tỉnh Lâm Đồng sẽ tập trung định hướng quy hoạch phát triển du lịch theo hướng chất lượng cao, bền vững với 4 nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới.
Tam Đảo ra mắt sản phẩm du lịch –

Tam Đảo ra mắt sản phẩm du lịch – 'Dấu ấn mùa đông'

Tối 26/10, chương trình “Dấu ấn mùa Đông - thị trấn Tam Đảo 120 năm hình thành và phát triển” được tổ chức đã thu hút đông đảo người dân và du khách.
Vĩnh Phúc: Lần đầu tiên diễn ra sự kiện Festival Đại Lải

Vĩnh Phúc: Lần đầu tiên diễn ra sự kiện Festival Đại Lải

Tối 25/10, chương trình quảng bá du lịch thành phố Phúc Yên “Festival Đại Lải”, Vĩnh Phúc diễn ra với quy mô và nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc...

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Độc đáo của các lăng vua triều Nguyễn

Thừa Thiên Huế: Độc đáo của các lăng vua triều Nguyễn

Các điểm tham quan, thưởng ngoạn du lịch tại Thừa Thiên Huế ngoài di sản, thắng cảnh nổi bật thì hệ thống lăng các vua triều Nguyễn có sức hút du khách.
Bà Rịa – Vũng Tàu tung nhiều gói kích cầu du lịch dịp cuối năm

Bà Rịa – Vũng Tàu tung nhiều gói kích cầu du lịch dịp cuối năm

Ngày 25/10, Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức họp báo chương trình kích cầu du lịch năm 2024 và công bố khu, điểm, tour, tuyến du lịch tỉnh.
Lạng Sơn: Phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, mang dấu ấn đặc trưng riêng

Lạng Sơn: Phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, mang dấu ấn đặc trưng riêng

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã tạo ra sản phẩm du lịch mang dấu ấn riêng có của Lạng Sơn
Lào Cai: Cho phép huyện Bát Xát sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm du lịch

Lào Cai: Cho phép huyện Bát Xát sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm du lịch

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ban hành quyết định cho phép UBND huyện Bát Xát được sử dụng địa danh “Y Tý” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Y Tý”.
Đà Nẵng: Mở đường bay thẳng đến Ahmedabad, thu hút khách du lịch thị trường Ấn Độ

Đà Nẵng: Mở đường bay thẳng đến Ahmedabad, thu hút khách du lịch thị trường Ấn Độ

Với việc có đường bay thẳng đến Ahmedabad (Ấn Độ), TP. Đà Nẵng hướng đến mục tiêu thu hút khách du lịch Ấn Độ - thị trường đông dân nhất thế giới.
Thừa Thiên Huế: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch

Thừa Thiên Huế: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch

Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế khai thác thế mạnh, kết hợp bảo tồn và phát triển làng nghề, nghề truyền thống với các loại hình du lịch.
Quảng Ninh: Đón du khách quốc tế thứ 3 triệu trên tàu siêu sang

Quảng Ninh: Đón du khách quốc tế thứ 3 triệu trên tàu siêu sang

Sáng 21/10, tỉnh Quảng Ninh đón vị khách du lịch quốc tế thứ 3 triệu trên tàu Viking Orion theo hành trình dọc châu Á.
Thị trường khách du lịch cao cấp: Nhiều cơ hội, lắm thách thức

Thị trường khách du lịch cao cấp: Nhiều cơ hội, lắm thách thức

Phân khúc thị trường khách cao cấp đối với du lịch Việt Nam còn rất lớn. Vì vậy, để đón cơ hội vàng, cần nhận diện nhu cầu, sở thích của tệp khách hàng này.
Việt Nam đặt mục tiêu đón từ 25-28 triệu lượt khách du lịch quốc tế vào năm 2025

Việt Nam đặt mục tiêu đón từ 25-28 triệu lượt khách du lịch quốc tế vào năm 2025

Theo Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 Việt Nam đặt mục tiêu đón 25-28 triệu khách du lịch quốc tế vào năm 2025.
Thừa Thiên Huế: Điện Thái Hòa sắp mở cửa đón du khách

Thừa Thiên Huế: Điện Thái Hòa sắp mở cửa đón du khách

Điện Thái Hòa - Đại nội Huế (Thừa Thiên Huế) là công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn đang chờ ngày đón du khách.
Thừa Thiên Huế: Tạo điểm nhấn trong năm Du lịch Quốc gia 2025

Thừa Thiên Huế: Tạo điểm nhấn trong năm Du lịch Quốc gia 2025

Thừa Thiên Huế tập trung triển khai các chương trình năm Du lịch Quốc gia và Festival Huế 2025 nhằm tạo điểm nhấn trong phát triển ngành dịch vụ du lịch.
Hà Giang đã sẵn sàng các điều kiện để đón khách du lịch trở lại

Hà Giang đã sẵn sàng các điều kiện để đón khách du lịch trở lại

Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Giang Nguyễn Hồng Hải cho biết, tỉnh cơ bản khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi, chuẩn bị các điều kiện đón du khách.
Lamori Resort, nơi nghỉ dưỡng có một không hai tại xứ Thanh

Lamori Resort, nơi nghỉ dưỡng có một không hai tại xứ Thanh

Resort Lamori tại Thanh Hóa cách khu di Lam Kinh không xa là mảnh đất đế vương chung hội, nhiều vua chúa trong lịch sử đều phát tích từ vùng đất này.
Ứng dụng AI có thể giúp tăng tỷ lệ du khách quốc tế quay lại Việt Nam

Ứng dụng AI có thể giúp tăng tỷ lệ du khách quốc tế quay lại Việt Nam

Với những ứng dụng như dịch thuật thời gian thực, trợ lý số am hiểu văn hóa…, công nghệ AI có thể giúp Việt Nam tăng tỷ lệ du khách quốc tế quay lại.
Kiên Giang: Nhiều giải pháp thu hút khách du lịch dịp cuối năm

Kiên Giang: Nhiều giải pháp thu hút khách du lịch dịp cuối năm

Thời gian qua, tỉnh Kiên Giang đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thu hút lượng khách du lịch trong nước và quốc tế, nhất là thời điểm cuối năm 2024.
Liên hoan bánh dân gian ba miền và kết nối du lịch Bắc Ninh

Liên hoan bánh dân gian ba miền và kết nối du lịch Bắc Ninh

Liên hoan bánh dân gian ba miền và kết nối du lịch Bắc Ninh gồm 20 gian hàng cách điệu mang nét kiến trúc và hình ảnh làng quê Bắc Ninh - Kinh Bắc.
Có gì hấp dẫn tại cuộc thi ngành bánh nghệ thuật 2024?

Có gì hấp dẫn tại cuộc thi ngành bánh nghệ thuật 2024?

Cuộc thi ngành bánh nghệ thuật năm 2024 dự kiến thu hút khoảng 400 - 500 thí sinh cả nước và quốc tế cùng tham gia tranh tài.
Lai Châu: Tháng 11 sẽ diễn ra lễ hội PuTaLeng với chủ đề “Về miền Đỗ Quyên”

Lai Châu: Tháng 11 sẽ diễn ra lễ hội PuTaLeng với chủ đề “Về miền Đỗ Quyên”

Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường (Lai Châu) lần thứ I, năm 2024 với chủ đề “Về miền Đỗ Quyên” dự kiến sẽ được diễn ra từ ngày 22/11 đến ngày 24/11/2024.
Du lịch tăng trưởng đột phá, giá thuê căn hộ ven biển Cửa Lò tăng mạnh

Du lịch tăng trưởng đột phá, giá thuê căn hộ ven biển Cửa Lò tăng mạnh

Du lịch phục hồi, ác căn hộ cao cấp cho thuê tại Cửa Lò như tổ hợp Pearl Residence đang được quan tâm đặc biệt của nhiều nhà đầu tư và du khách muốn trải nghiệm
Cửa ô: Những ký ức không thể nào quên của người Hà Nội

Cửa ô: Những ký ức không thể nào quên của người Hà Nội

Những cửa ô đã gắn liền với lịch sử mảnh đất nghìn năm văn hiến Thăng Long - Hà Nội, trở thành những ký ức không thể nào quên của người Hà Nội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động