Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Phúc Sinh nhận 25 triệu USD từ Quỹ &Green: Nâng cao giá trị cho chuỗi nông sản miền núi

Khoản đầu tư 25 triệu USD từ Quỹ &Green sẽ được Phúc Sinh dành đầu tư nâng cao chuỗi giá trị cà phê và hồ tiêu tại các địa phương miền núi.
Kênh phân phối Việt hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi, vùng đồng bào dân tộc Nâng cao chất lượng nông sản miền núi, mở rộng đầu ra cho sản phẩm

Công ty CP Phúc Sinh công bố mới nhận khoản tài trợ vốn dài hạn lên đến 25 triệu USD từ quỹ &Green, Hà Lan nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm.

Theo đó, khoản đầu tư 25 triệu USD sẽ tập trung vào mục tiêu hướng đến phát triển kinh tế xanh, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, hỗ trợ nền nông nghiệp bền vững, phát triển theo tiêu chuẩn ESG (môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) tại các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của Phúc Sinh. Đây được đánh giá là khoản đầu tư quan trọng, góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm nông sản, đặc biệt là nông sản tại khu vực miền núi.

Phúc Sinh nhận 25 triệu USD từ Quỹ &Green: Nâng cao giá trị cho chuỗi nông sản miền núi
Tại Sơn La, Phúc Sinh hiện là một trong những doanh nghiệp hàng đầu đầu tư cho vùng sản xuất cà phê (Ảnh: Phúc Sinh Group)

Lý do là bởi Phúc Sinh là một trong những doanh nghiệp đang đầu tư mạnh vào vùng nguyên liệu tại các địa phương miền núi. Tại Sơn La, Phúc Sinh hiện là một trong những doanh nghiệp hàng đầu đầu tư cho vùng sản xuất cà phê.

Cụ thể, xác định Sơn La là vùng trồng cà phê với diện tích lớn, có sẵn sản lượng cà phê Arabica chất lượng, nhằm tăng cường sản xuất, kinh doanh và xây dựng thương hiệu của cà phê Arabica Sơn La, năm 2018, Phúc Sinh đã đầu tư, xây dựng nhà máy hiện đại, công nghệ tiên tiến trên dây chuyền sản xuất cà phê ướt Arabica nhập khẩu từ Colombia và áp dụng mọi tiêu chuẩn, chất lượng quốc tế mà Phúc Sinh đang tuân thủ trên toàn các nhà máy thuộc hệ thống.

Tại Sơn La, từ vùng trồng, Phúc Sinh phối hợp cùng các hộ sản xuất, nông dân để cùng với người trồng cà phê thực hiện các yêu cầu của chuẩn UTZ. Đội ngũ nhân viên kỹ thuật của Phúc Sinh đến từng nông hộ để giúp nông dân hiểu về quy trình tưới nước tiết kiệm, bón phân hữu cơ, cách sử dụng các hóa chất nông nghiệp: vi sinh, kiểm soát côn trùng dịch hại tổng hợp (IPM), cách thức thu hái, phơi phóng an toàn, cách đóng gói nguyên liệu, vận chuyển đến kho…

Quy trình đào tạo và chuyển giao công nghệ được Phúc Sinh Sơn La áp dụng liên tục để góp phần mở rộng hơn nữa vùng trồng, nâng cao sản lượng cho tương xứng với tiềm năng của sản vật vùng Tây Bắc. Đây cũng sẽ là nền tảng, đòn bẩy để thực hiện nâng tầm giá trị cà phê Blue Sơn La của Phúc Sinh Sơn La.

Cuối năm 2023, Phúc Sinh tiếp tục khánh thành dây chuyền chế biến trà Cascara tại tỉnh Sơn La. Đây là dây chuyền đầu tiên tại Việt Nam sản xuất và chế biến trà Cascara trên quy mô lớn phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Dây chuyền đạt được cùng lúc 3 tiêu chuẩn vùng nguyên liệu bền vững và BRC Food 9. Nguồn nguyên liệu được chọn lọc kỹ lưỡng từ các vườn cà phê mẫu, cà phê đặc sản đến từ 22 nông dân tại bản Trường Chung và Bản Củ - huyện Mai Sơn (Sơn La). Nhà máy Phúc Sinh Sơn La là đơn vị sản xuất cà phê Arabica Sơn La và trà Cascara với quy trình sấy khô và tách vỏ hiện đại của Colombia. Nhà máy thực hiện kiểm soát quy trình chế biến, vận hành theo HACCP Codex, BRCGs nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Hiện ngoài xuất khẩu, các sản phẩm cà phê Phúc Sinh cũng được phân phối tại các siêu thị, trung tâm thương mại và qua chuỗi cửa hàng Kcofffee.

Đối với ngành hàng hồ tiêu, Phúc Sinh được mệnh danh là “vua hồ tiêu” với công nghệ tiêu sấy lạnh cho ra đời các sản phẩm chất lượng. Từ năm 2019, trong quá trình xuất khẩu, đơn vị nhận thấy ngành công nghiệp gia vị Việt Nam còn để trống các phân khúc được chế biến từ hồ tiêu - vốn là nguyên liệu nông sản mà Việt Nam sẵn có.

Vì vậy công ty đã đầu tư 50 tỉ đồng cho nghiên cứu khoa học ứng dụng vào sản xuất của Phúc Sinh Group, trên nền tảng công nghệ sấy lạnh tiêu trắng mà công ty đã thành công ở thị trường xuất khẩu. Năm 2018, sản phẩm tiêu sấy lạnh K Pepper đã chính thức ra mắt, bằng nguồn hồ tiêu tại các địa phương Tây Nguyên và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Tại thị trường trong nước, sản phẩm được bán ở các siêu thị và sẽ dần dần phủ rộng ra các chợ trên toàn quốc.

Với khoản đầu tư dài hạn và sự hỗ trợ từ Quỹ &Green, Phúc Sinh dự kiến xây dựng thêm hai nhà máy sản xuất tại Việt Nam, nâng tổng số lên tám cơ sở. Đồng thời, cam kết thúc đẩy chuyển đổi ngành công nghiệp cà phê của Việt Nam hướng tới các chuỗi cung ứng có thể truy xuất nguồn gốc, không tàn phá rừng, đáp ứng tốt các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của thế giới.

Công ty sẽ tập trung vào việc nâng cao chất lượng và giá trị của cà phê Việt Nam khi mở rộng sản xuất và tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới, qua đó thúc đẩy các sản phẩm được sản xuất bền vững của Việt Nam trên quy mô toàn cầu. Từ đó, xây dựng chuỗi liên kết giữa sản xuất – tiêu thụ bền vững, góp phần tạo sinh kế bền vững cho các địa phương miền núi nơi Phúc Sinh đặt vùng nguyên liệu.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phát triển bền vững

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chung tay xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Chung tay xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Việt Nam có hàng ngàn sản phẩm miền núi có chất lượng cao. Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi là giải pháp quan trọng nâng cao giá trị.
Đưa nông sản chủ lực của Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Đưa nông sản chủ lực của Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh Yên Bái đang linh hoạt sử dụng các nền tảng thương mại điện tử để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản đến tay người tiêu dùng.
Bắc Kạn: Đẩy mạnh phát triển thương mại, tạo cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng

Bắc Kạn: Đẩy mạnh phát triển thương mại, tạo cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng

Sau hơn 3 năm triển khai Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Bắc Kạn đã đạt nhiều kết quả tích cực.
Petrolimex Hà Giang: Đảm bảo nguồn cung xăng dầu và lan toả nghĩa tình đồng bào

Petrolimex Hà Giang: Đảm bảo nguồn cung xăng dầu và lan toả nghĩa tình đồng bào

57 năm qua, Công ty Xăng dầu Hà Giang đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho phát triển kinh tế- xã hội, an ninh, chính trị vùng biên.
Longform | Xây dựng chuỗi liên kết, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Longform | Xây dựng chuỗi liên kết, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Bằng việc liên kết chặt giữa người nông dân và doanh nghiệp, giá trị cà phê Sơn La đã không ngừng tăng cao.

Tin cùng chuyên mục

Quý IV, sẽ có khoảng 400 tấn nông sản được tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử buudien.vn

Quý IV, sẽ có khoảng 400 tấn nông sản được tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử buudien.vn

Thời gian qua, sàn thương mại điện tử buudien.vn đã hỗ trợ tiêu thụ rất nhiều loại nông sản của các địa phương miền núi.
Ca cao tăng giá, người trồng phấn khởi

Ca cao tăng giá, người trồng phấn khởi

Năm nay, ca cao liên tục giữ giá, nhiều người trồng cao cao phấn khởi. Sản xuất theo hướng hữu cơ giúp ca cao ổn định đầu ra, giá bán cao.
Khẳng định giá trị thương hiệu ‘Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành’

Khẳng định giá trị thương hiệu ‘Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành’

Thương hiệu ‘Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành’ tạo sự vượt trội về chất lượng, uy tín của sản phẩm và ngày càng được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng.
Longform |

Longform | 'Xanh hoá' sản phẩm, khẳng định thương hiệu nông sản trên thị trường

Phát triển sản phẩm quế hữu cơ hướng đến thị trường toàn cầu sẽ là giải pháp quan trọng để đưa quế, hồi của Việt Nam đứng vững trên thị trường quốc tế.
Hoà Bình: Gia tăng tiêu thụ cam Cao Phong trên sàn thương mại điện tử

Hoà Bình: Gia tăng tiêu thụ cam Cao Phong trên sàn thương mại điện tử

Sản phẩm cam Cao Phong của Hoà Bình đã và đang được hỗ trợ tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử, giúp mở rộng đầu ra, gia tăng giá trị.
Longform | Sàn thương mại điện tử Việt tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi

Longform | Sàn thương mại điện tử Việt tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi

Nhiều năm đi vào vận hành, sàn thương mại điện tử buudien.vn đã đồng hành với bà con nông dân miền núi trong tiêu thụ nông sản.
Sạt lở ở Hà Giang, hàng hóa thiết yếu vận chuyển ra sao?

Sạt lở ở Hà Giang, hàng hóa thiết yếu vận chuyển ra sao?

Cùng với quốc lộ 2, hiện nhiều tuyến đường liên huyện, xã của Hà Giang cũng bị sạt lở nghiêm trọng, đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu được tỉnh ưu tiên.
Bắc Kạn tập trung phát triển và quản lý chợ

Bắc Kạn tập trung phát triển và quản lý chợ

Tỉnh Bắc Kạn đang tập trung triển khai thực hiện Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.
Quảng Ninh: Tăng cường quảng bá, nâng cao giá trị chè Hải Hà

Quảng Ninh: Tăng cường quảng bá, nâng cao giá trị chè Hải Hà

Chè là một trong những sản phẩm thế mạnh của huyện miền núi Hải Hà - Quảng Ninh và được địa phương này triển khai nhiều giải pháp quảng bá, nâng cao giá trị.
Nông sản Bắc Kạn tham dự hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành

Nông sản Bắc Kạn tham dự hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành

Tham dự hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và tỉnh thành, Bắ Kạn đã giới thiệu đặc sản, dịch vụ đặc sắc, với các sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh.
Quảng Ngãi: Nâng tầm giá trị nông sản miền núi

Quảng Ngãi: Nâng tầm giá trị nông sản miền núi

Phiên chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Quảng Ngãi 2024 là cơ hội để nông sản vùng cao đến với người tiêu dùng.
Bưu điện tỉnh Điện Biên hỗ trợ tiêu thụ nông sản địa phương

Bưu điện tỉnh Điện Biên hỗ trợ tiêu thụ nông sản địa phương

Thời gian qua, Bưu điện tỉnh Điện Biên đã triển khai gian hàng OCOP tại Bưu điện thành phố Điện Biên Phủ và đưa sản phẩm lên sàn buudien.vn
Hỗ trợ tiêu thụ nông sản Lai Châu trên sàn thương mại điện tử

Hỗ trợ tiêu thụ nông sản Lai Châu trên sàn thương mại điện tử

Đến nay, tỉnh Lai Châu đã hỗ trợ đưa 1.911 sản phẩm lên sàn thương mại điện tử Buudien.vn (trong đó có 45 sản phẩm OCOP; 1.869 sản phẩm nông sản).
Tăng cường tiêu thụ nông sản Đắk Nông trên nền tảng thương mại điện tử

Tăng cường tiêu thụ nông sản Đắk Nông trên nền tảng thương mại điện tử

Thời gian qua, đã có nhiều sản phẩm nông sản Đắk Nông được tiêu thụ hiệu quả qua sàn thương mại điện tử.
Sơn La tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử

Sơn La tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử

Sàn thương mại điện tử tiếp tục trở thành công cụ hữu ích hỗ trợ tỉnh Sơn La tiêu thụ nông sản thế mạnh.
Sơn La đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Sơn La đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Với sự chủ động chuẩn bị từ sớm, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối lớn tại Sơn La đã dự trữ hàng hóa nhu yếu phẩm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
Tăng cường quảng bá, nông sản Sơn La rộng mở đầu ra

Tăng cường quảng bá, nông sản Sơn La rộng mở đầu ra

Những sự kiện xúc tiến thương mại do ngành Công Thương Sơn La phối hợp với các đơn vị tổ chức đã và đang giúp rộng mở đầu ra cho nông sản Sơn La.
Đưa nông sản Đắk Nông vào thị trường TP Hồ Chí Minh

Đưa nông sản Đắk Nông vào thị trường TP Hồ Chí Minh

Năm 2024, chương trình kết nối cung cầu giữa Đắk Nông và TP Hồ Chí Minh sẽ được triển khai đồng bộ, xuyên suốt cả năm thông qua 3 nhóm nội dung.
Lâm Đồng: Mở rộng thị trường cho nông sản, đặc sản địa phương

Lâm Đồng: Mở rộng thị trường cho nông sản, đặc sản địa phương

Với thế mạnh trong sản xuất, chế biến nông sản, Lâm Đồng cũng đang đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm cho địa phương.
Longform | Bắc Kạn: Nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức quảng bá, đưa sản phẩm địa phương vươn xa

Longform | Bắc Kạn: Nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức quảng bá, đưa sản phẩm địa phương vươn xa

Là một tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Kạn đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ kinh tế nông thôn khi các sản phẩm thế mạnh được tiêu thụ tốt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động