Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: GRDP bình quân từ 45.000-46.000 USD/người

Định hướng quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 45.000-46.000 USD người.
Phê duyệt quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Yên Bái: Ngành Công Thương quan tâm công tác quy hoạch và hỗ trợ doanh nghiệp

Sáng 9/1, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND TP. Hà Nội tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến đối với quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ông Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ông Trần Sỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chủ trì hội thảo.

Quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: GRDP bình quân từ 45.000-46.000 USD/người
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại hội thảo

Quy hoạch đã nêu ra thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2010-2022, đồng thời chỉ ra 5 điểm nghẽn mà Thủ đô đang phải đối mặt, bao gồm: Thiếu thể chế vượt trội, Hà Nội có Luật Thủ đô nhưng vẫn phải xin cơ chế đặc thù bằng Nghị quyết 115; Hạ tầng thiếu đồng bộ, hạ tầng giao thông công cộng, đặc biệt là đường sắt đô thị chưa phát triển; Ô nhiễm môi trường và các quy định về quản lý, khai thác các dòng sông chưa phù hợp đang làm mất lợi thế tự nhiên của Hà Nội; Quy hoạch đô thị chậm đổi mới, các quy chuẩn quy hoạch chưa theo kịp xu hướng hiện đại; Năng lực quản lý còn hạn chế, chưa có động lực để nâng cao tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, chưa tạo được những đột phá trong quản lý để mở đường cho phát triển.

Về định hướng quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thủ đô Hà Nội đưa ra 5 quan điểm phát triển, bao gồm:

Thứ nhất, phát triển nhanh, bền vững, sáng tạo, bao trùm, trở thành cực tăng trưởng có vai trò lan toả và dẫn dắt, thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng động lực phía Bắc, là hình mẫu lan toả cho phát triển cả nước.

Thứ hai, phát huy nhân tố con người, lấy con người làm trung tâm, chủ thể, nguồn lực, động lực và mục tiêu của phát triển dựa vào khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; khai thác tiềm năng nguồn lực văn hoá di sản thành động lực phát triển bền vững, Thủ đô văn hiến, thanh lịch.

Thứ ba, phát triển Thủ đô phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành và quy hoạch vùng; tôn trọng, kế thừa có chọn lọc các quy hoạch và thực tế phát triển của mỗi giai đoạn lịch sử; đổi mới để theo kịp các xu thế phát triển tiên tiến, văn minh, hiện đại và hiệu quả.

Thứ tư, phát triển kinh tế, xã hội gắn với bảo vệ môi trường, kết hợp khai thác hợp lý, có hiệu quả những lợi thế đặc thù của thiên nhiên thành các nguồn lực phát triển bền vững trên nguyên tắc thuận thiên và tuân thủ các quy luật thị trường.

Thứ năm, gắn các hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh, an toàn tuyệt đối của Thủ đô; mở rộng các hoạt động đối ngoại, tạo lập hình ảnh Thủ đô thanh bình và thân thiện, Thành phố toàn cầu.

Quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: GRDP bình quân từ 45.000-46.000 USD/người
Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh góp ý định hướng quy hoạch

Về tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội đặt mục tiêu trở thành đại diện cho hình ảnh vị thế nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng có trình độ phát triển hàng đầu trong khu vực, ngang tầm Thủ đô các nước tiên tiến châu Á; Là thành phố toàn cầu, Xanh - Thông minh - Thanh bình - Thịnh vượng; là nơi đáng đến và lưu lại, đáng sống và cống hiến; GRDP bình quân từ 45.000-46.000 USD/người; tỷ lệ đô thị hóa từ 80-85%.

Để đạt được mục tiêu đó, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội đưa ra 3 kịch bản kinh tế. Trong đó, ở kịch bản 1- kịch bản thuận lợi, tăng trưởng GRDP của Hà Nội sẽ đạt 9,5-10,0%; kịch bản 2- kịch bản nỗ lực tăng trưởng đạt 8,5-9,5%; kịch bản 3 - kịch bản cơ sở GRDP Hà Nội sẽ đạt 7,5-8,5%.

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được lập trong bối cảnh đã có Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định rất rõ về định hướng phát triển của đất nước đến năm 2045, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 05/5/2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cùng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020 – 2025; Quốc hội thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia và Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 20212030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: GRDP bình quân từ 45.000-46.000 USD/người
Hội thảo thu hút sự quan tâm của các chuyên gia, nhà khoa học

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, mặc dù tiến độ yêu cầu gấp (thời gian thực tế triển khai khoảng 12 tháng so với quy định là 24 tháng), song Quy hoạch Thủ đô Hà Nội vẫn được triển khai công phu, bài bản, nghiêm túc, tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch. Trong quá trình triển khai lập quy hoạch, Thành phố Hà Nội đã tổ chức xin ý kiến 21 bộ, cơ quan Trung ương; 15 tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô và vùng Đồng bằng sông Hồng; các chuyên gia, nhà khoa học và xin ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư thông qua website của cơ quan lập Quy hoạch Thủ đô.

"Nội dung quy hoạch Thủ đô Hà Nội đã thể hiện tư duy, tầm nhìn mới, phù hợp với định hướng phát triển của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2021- 2030; phát huy vai trò là cực tăng trưởng, động lực phát triển cho các địa phương trong vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng" - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng bày tỏ.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh, Tổ trưởng Tổ chuyên gia tư vấn của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, báo cáo quy hoạch của Hà Nội được tham vấn đông đảo và tập hợp được rất nhiều ý kiến. Tuy nhiên, Hà Nội là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước và Đồng bằng sông Hồng, chiếm 13% GDP cả nước và hơn 40% GDP của khu vực Đồng bằng sông Hồng, nên yếu tố quan trọng là Hà Nội cần xác định được vị trí của mình đang ở đâu?

Liên quan đến những điểm nghẽn mà báo cáo quy hoạch nêu, TS Cao Viết Sinh cũng cho rằng, các điểm nghẽn này là đúng với tất cả các địa phương, nhưng chưa hẳn đúng với Thủ đô Hà Nội, theo đó cần phải chi tiết hơn. Điển hình như điểm nghẽn về hạ tầng, thì cần chỉ rõ nghẽn cái gì?.

Góp ý cho quy hoạch Thủ đô, ông Christopher Lewis Malone - Giám đốc Điều hành Dalberg khu vực Đông Nam Á cho rằng: Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đưa ra nhiều phân ngành, nhưng cần làm rõ đâu sẽ làm phân ngành Hà Nội thực sự cần quan tâm nhất? Liên quan đến sản xuất công nghiệp, ông Christopher Lewis Malone nêu quan điểm, các tỉnh quanh Hà Nội làm rất tốt điều này, vậy Hà Nội cần làm gì để tăng trưởng mạnh mẽ hơn?.

“Hiện Hà Nội có nguồn lực cả về không gian, con người để phát triển công nghiệp, tuy nhiên những ưu thế này chưa được tận dụng tốt, nếu được tận dụng sẽ mang lại ưu thế rất lớn cho Hà Nội” – ông Christopher Lewis Malone khẳng định.

Nguyễn Hoà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: quản lý quy hoạch

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khởi công dự án chỉnh trang bãi biển đẹp nhất TP. Vũng Tàu

Khởi công dự án chỉnh trang bãi biển đẹp nhất TP. Vũng Tàu

Dự án Chỉnh trang trục đường Thùy Vân, TP. Vũng Tàu có quy mô hơn 19 ha, tổng mức đầu tư 1.094 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trước 30/4/2025.
Du lịch xanh Quảng Ninh: Hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường

Du lịch xanh Quảng Ninh: Hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường

Tỉnh Quảng Ninh triển khai nhiều giải pháp nhằm chuyển đổi phương thức phát triển du lịch từ "nâu" sang "xanh", gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Thừa Thiên Huế: Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 6

Thừa Thiên Huế: Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 6

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế trực tiếp về hiện trường các địa điểm sạt lở bờ biển chỉ đạo công tác khắc phục những thiệt hại do bão số 6 gây ra.

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử:

Thương mại điện tử: 'Đòn bẩy' phát triển sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Nhiều sản phẩm OCOP Quảng Ninh đã lên sàn thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp bán hàng có thể tiếp cận và giữ chân khách hàng hiệu quả.
Thanh Hóa tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc

Thanh Hóa tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc

Tối 27/10, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc và khánh thành Khu lưu niệm.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều cây lớn bật gốc, giao thông ùn tắc kéo dài

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều cây lớn bật gốc, giao thông ùn tắc kéo dài

Sau cơn mưa lớn chiều nay (27/10), trên quãng đường hướng từ TP. Vũng Tàu đi lên TP. Bà Rịa, nhiều cây lớn bị bật gốc, đổ chắn ngang đường, gâyh tắc giao thông.
Phú Thọ: Sẽ phá dỡ các phần còn lại của cầu Phong Châu

Phú Thọ: Sẽ phá dỡ các phần còn lại của cầu Phong Châu

Sở Giao thông vận tải Phú Thọ đã lên phương án phá dỡ các nhịp cầu, các trụ còn lại của cầu Phong Châu bị sập.
Chuyển đổi số ở Lạng Sơn: Những dấu ấn tích cực của một địa phương miền núi

Chuyển đổi số ở Lạng Sơn: Những dấu ấn tích cực của một địa phương miền núi

Thời gian qua, công tác chuyển đổi số được tỉnh Lạng Sơn triển khai tích cực, góp phần hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
An Giang: Tổng thu nội địa 10 tháng năm 2024 ước đạt gần 6.500 tỷ đồng

An Giang: Tổng thu nội địa 10 tháng năm 2024 ước đạt gần 6.500 tỷ đồng

Theo Cục Thuế tỉnh An Giang, tổng thu nội địa 10 tháng năm 2024 ước đạt gần 6.500 tỷ đồng, bằng 94% dự toán của năm, bằng 109% so cùng kỳ năm 2023.
Quảng Nam: Bão số 6 khiến 2 người bị thương, 13 nhà bị tốc mái, xuất hiện sụt lún

Quảng Nam: Bão số 6 khiến 2 người bị thương, 13 nhà bị tốc mái, xuất hiện sụt lún

Chiều 27/10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam báo cáo nhanh sơ bộ tình hình thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 6 (bão Trà Mi)
Chuyển đổi số toàn diện, Quảng Ninh phấn đấu trở thành hình mẫu của cả nước

Chuyển đổi số toàn diện, Quảng Ninh phấn đấu trở thành hình mẫu của cả nước

Quảng Ninh đang nỗ lực thực hiện chuyển đổi số toàn diện, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh kinh tế.
Hà Tĩnh: Cảnh báo mưa lớn do ảnh hưởng bão số 6 (bão Trà Mi)

Hà Tĩnh: Cảnh báo mưa lớn do ảnh hưởng bão số 6 (bão Trà Mi)

Bão số 6 đang đi vào đất liền, dự báo tỉnh Hà Tĩnh có khả năng xảy ra một đợt mưa to diện rộng, cục bộ có mưa rất to từ chiều ngày 27/10 đến đêm 28/10.
Quảng Ngãi: Di dời người dân các huyện miền núi ra khỏi vị trí nguy cơ sạt lở cao

Quảng Ngãi: Di dời người dân các huyện miền núi ra khỏi vị trí nguy cơ sạt lở cao

Trước tình hình mưa lớn kéo dài, chính quyền địa phương các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi chủ động di dời người dân ở vùng nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn.
Đà Nẵng chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn trong bão số 6 (bão Trà Mi)

Đà Nẵng chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn trong bão số 6 (bão Trà Mi)

Các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang tại TP. Đà Nẵng chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn trong bão số 6 (bão Trà Mi).
Bão số 6 tại Đà Nẵng: Gió mạnh, sóng biển dữ dội, cây xanh, biển hiệu đổ hàng loạt

Bão số 6 tại Đà Nẵng: Gió mạnh, sóng biển dữ dội, cây xanh, biển hiệu đổ hàng loạt

Đến 9h sáng 27/9, ảnh hưởng của bão số 6 (bão Trà Mi), gió tại TP. Đà Nẵng rất mạnh, sóng biển cao, hàng loạt cây xanh bật gốc, biển hiệu ngã rạp hàng loạt.
Nhân sự địa phương: Công an nhiều tỉnh điều động lãnh đạo; tân Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa là ai?

Nhân sự địa phương: Công an nhiều tỉnh điều động lãnh đạo; tân Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa là ai?

Nhân sự tuần qua (21-26/10), Công an các tỉnh Lâm Đồng, Cao Bằng điều đồng lãnh đạo; Thượng tướng Nguyễn Doãn Anh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa.
Đà Nẵng: Bão Trà Mi tiến sát, hàng loạt cây xanh bị gãy đổ

Đà Nẵng: Bão Trà Mi tiến sát, hàng loạt cây xanh bị gãy đổ

Bão Trà Mi (bão số 6) tiến sát TP. Đà Nẵng gây gió mạnh, mưa lớn khiến nhiều cây xanh gãy đổ ngổn ngang ở khắp các tuyến phố.
Bão số 6 cách Đà Nẵng 110km, đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) đã có gió cấp 8

Bão số 6 cách Đà Nẵng 110km, đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) đã có gió cấp 8

Hồi 6h sáng nay, bão số 6 cách Đà Nẵng khoảng 110k về phía Đông Đông Bắc. Tại đảo Cù Lao Chàm (tỉnh Quảng Nam) sóng đánh dữ dội, gió mạnh cấp 8.
Vĩnh Phúc: Hàng ngàn người tham dự “Dấu ấn mùa đông” tại thị trấn Tam Đảo

Vĩnh Phúc: Hàng ngàn người tham dự “Dấu ấn mùa đông” tại thị trấn Tam Đảo

Chương trình “Dấu ấn mùa đông - thị trấn Tam Đảo 120 năm hình thành và phát triển” chính thức được khai mạc vào tối 26/10.
Phú Thọ: Điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án ‘khủng’ trong khu, cụm công nghiệp

Phú Thọ: Điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án ‘khủng’ trong khu, cụm công nghiệp

UBND tỉnh Phú Thọ điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án trong Khu công nghiệp Cẩm Khê và Cụm công nghiệp Tử Đà - An Đạo.
Đà Nẵng yêu cầu người dân hạn chế ra khỏi nhà trước ảnh hưởng của bão Trà Mi

Đà Nẵng yêu cầu người dân hạn chế ra khỏi nhà trước ảnh hưởng của bão Trà Mi

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng yêu cầu người dân hạn chế ra khỏi nhà từ 10h ngày 27/10 để bảo đảm an toàn trước ảnh hưởng của bão Trà Mi.
Đà Nẵng: Bão Trà Mi áp sát, người dân dựng

Đà Nẵng: Bão Trà Mi áp sát, người dân dựng 'đê' ngăn nước tràn vào nhà

Trước dự báo mưa lớn có thể gây ngập do ảnh hưởng của bão Trà Mi, người dân TP. Đà Nẵng đã làm đê cao hơn 1m với hy vọng ngăn nước tràn vào nhà.
Quảng Nam: Khẩn trương sơ tán, di dời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Quảng Nam: Khẩn trương sơ tán, di dời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Hiện, không còn tàu, thuyền nào của tỉnh Quảng Nam ở trong vùng nguy hiểm cơn bão số 6. Tỉnh cũng đang khẩn trương sơ tán người dân đến nơi an toàn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động