Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 14/11/2024 10:00

Sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu đến bao nhiêu thị trường?

Hiện Việt Nam đã xuất khẩu sầu riêng tươi đến 24 thị trường, nếu thị trường Ấn Độ được mở trong năm tới, sầu riêng Việt Nam sẽ có rất nhiều dư địa để phát triển

Đang mở cửa thị trường Ấn Độ cho trái sầu riêng

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hương – Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến nay, ngoài thị trường Trung Quốc, sầu riêng tươi của Việt Nam xuất khẩu đến 23 thị trường. 8 tháng đầu năm 2023, lượng sầu riêng tươi xuất khẩu đạt hơn 300 nghìn tấn.

xuất khẩu sầu riêng

Ngoài ra, Việt Nam có 23 thị trường xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, năm 2023, chúng ta đang xuất khẩu đi 10 thị trường với sản phẩm này.

“Thị trường xuất khẩu sầu riêng rất đa dạng, ngoài Trung Quốc chiếm khoảng 90% sản lượng sầu riêng tươi xuất khẩu thì các thị trường khác chúng ta cũng có dư địa để phát triển”, bà Nguyễn Thị Thu Hương chia sẻ.

Riêng với thị trường Trung Quốc, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu chính ngạch năm 2022 sau khi Nghị định thư được ký vào tháng 7/2022.

Đến nay, Việt Nam có 422 vùng trồng và 153 cơ sở đóng gói được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt. Bên cạnh đó, có 64 cùng trồng và 15 cơ sở đóng gói đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của phía Trung Quốc để có thể được cấp mã số. Ngoài ra, còn lại hơn 600 mã số vùng trồng và hơn 50 cơ sở đóng gói Cục Bảo vệ thực vật chuẩn bị gửi sang Hải quan Trung Quốc để họ phê duyệt.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương cho biết thêm, Cục Bảo vệ thực vật đang đàm phán để mở rộng thêm thị trường xuất khẩu cho quả sầu riêng. Cụ thể, Cục Bảo vệ thực vật đang làm việc với phía Ấn Độ để có thể mở cửa thị trường đối với quả sầu riêng sang đây.

Hi vọng, năm tới (năm 2024), Việt Nam có thể xuất khẩu quả sầu riêng sang thị trường này. Đây là thị trường tỷ dân, rất tiềm năng, nhưng không hề dễ tính. Do đó, ngành hàng sầu riêng của Việt Nam có rất nhiều dư địa thị trường để phát triển, miễn là chúng ta đảm bảo được khâu tổ chức sản xuất, chất lượng.

Ngoài việc mở cửa thị trường, Cục Bảo vệ thực vật sẽ đàm phán với Hải quan Trung Quốc để có thể tăng được số lượng vùng trồng, cơ sở đóng gói được cấp mã số.

Trước những nhận định về bức tranh xuất khẩu sầu riêng tăng trưởng nóng trong năm ngoái và năm nay, bà Hương cho rằng, chúng ta cũng cần nhìn nhận đó là trước thời điểm tháng 7/2022, Việt Nam chưa mở cửa được thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới – thị trường Trung Quốc. Do đó, nếu chúng ta chỉ cần xuất khẩu 100 tấn thì đồng nghĩa chúng ta đã tăng cao hơn so với năm trước 100 lần. Ở đây, cần nhìn nhận, việc xuất khẩu sầu riêng sang thị trường này là một lộ trình rất dài chứ không chỉ 1 vài năm.

Hướng đến chế biến, nâng cao giá trị

Ông Nguyễn Quốc Toản - Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho rằng, sầu riêng đã tăng trưởng nóng suốt 2 năm vừa qua. Tuy nhiên, cần nhìn thẳng vấn đề là ngành hàng sầu riêng của Việt Nam đã đi sau các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Philippines nên cần có cách ứng phó phù hợp. “Không thể chỉ nhìn vào chất lượng, sản lượng sầu riêng của Việt Nam để vội mừng”, ông Toản chia sẻ.

Đề xuất giải pháp, ông Toản kêu gọi phải xây dựng khung chính sách và các tiêu chuẩn phù hợp trong bối cảnh hiện tại. Ngoài sản phẩm tươi, ngành hàng còn cần phát triển thêm các mặt hàng chế biến, đồng thời, quy hoạch chặt chẽ việc phát triển diện tích trồng sầu riêng trên cả nước.

Theo ông Toản, ngành hàng sầu riêng không chỉ có Đắk Lắk. Nhìn rộng hơn, hạ tầng giao thông của Việt Nam đã và đang phục vụ tốt cho hoạt động xuất khẩu chính ngạch, đặc biệt là 7.500 cơ sở chế biến quy mô công nghiệp. Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư quốc tế cũng đang muốn tìm hiểu về mặt hàng sầu riêng.

Hiện, ngành hàng này đang tồn tại 6 nút thắt chính, đó là tăng trưởng nóng; cạnh tranh trong thu mua, gom hàng, đạo đức kinh doanh; hạ tầng chế biến; quản trị chất lượng; liên kết giữa nhà vườn, thương lái, doanh nghiệp xuất khẩu; nguồn nhân lực, quy trình chuẩn.

Để cấu trúc lại ngành hàng sầu riêng bền vững, ông Toản đề cao vai trò của chính quyền cơ sở. Đây là nơi sát với hoạt động thực tiễn của ngành hàng, có những chính sách điều hành, ứng phó kịp thời.

Lấy ví dụ về việc Sơn La hỗ trợ cho các cơ sở sấy nhãn, ông Toản cũng gợi mở, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk nói riêng và các vựa sầu riêng lớn khác nói chung quan tâm hơn đến sầu riêng cấp đông. Nếu giải quyết được chuyện này, nhiều sầu riêng hơn của Việt Nam sẽ đến với thị trường quốc tế.

Hiện Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định như CPTPP, EVFTA, RCEP, cùng với việc tham gia các cộng đồng lớn như ASEAN, Liên minh Kinh tế Á - Âu. Đây là dư địa để sầu riêng có thể tăng trưởng hơn nữa về giá trị xuất khẩu. Do đó, ông cũng Toản đề nghị quan tâm hơn đến các thị trường khác, thông qua các FTA thế hệ mới.

Bà Nguyễn Thị Thành Thực - Chủ tịch HĐQT Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Auto Agri nêu thực trạng, khi làm ăn với thị trường Trung Quốc hay bất kỳ thị trường nào thì căn cơ vẫn là tuân thủ quy định pháp luật của thị trường nhập khẩu đó.

Ngành sầu riêng là ngành yêu cầu nguồn vốn lớn, trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, các nhà đầu tư Trung Quốc lại đổ nguồn tiền khổng lồ vào lĩnh vực này do đây là một ngành hàng hot tại thị trường tỷ dân.

Từ thực trạng này, bà Thực cho rằng nên để thị trường điều tiết tình hình. Bên cạnh đó, cần xây dựng ngành chế biến nông sản, trong đó có sầu riêng, chanh leo… để thúc đẩy bảo đảm xuất khẩu bền vững.

Theo số liệu từ Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Đắk Lắk, đến nay, cả nước có hơn 112 nghìn ha sầu riêng, với tổng sản lượng hiện nay khoảng 900 nghìn tấn. Cả nước có 34 tỉnh thuộc 6 vùng trồng sầu riêng (trừ vùng đồng bằng sông Hồng).

Trong đó, 4 tỉnh có diện tích sầu riêng trên 10 nghìn ha và sản lượng trên 50 nghìn tấn/năm gồm: Đắk Lắk 28,6 nghìn ha và sản lượng 190 nghìn tấn, Lâm Đồng 17,7 nghìn ha và sản lượng 106 ngàn tấn, Tiền Giang 17,7 nghìn ha và sản lượng 293 nghìn tấn và Đồng Nai 11,5 nghìn ha và sản lượng 69 nghìn tấn.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 8 tháng năm 2023, xuất khẩu sầu riêng thu về gần 1,3 tỷ USD, dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu của các loại rau quả. Với đà xuất khẩu này, Hiệp hội Rau quả Việt Nam dự báo, xuất khẩu sầu riêng năm 2023 nhiều khả năng mang về 1,6 -1,7 tỷ USD.

Sầu riêng được dự báo sẽ tiếp tục lập kỷ lục xuất khẩu khi ngày càng có sự đầu tư các vùng trồng theo tiêu chuẩn cao để xuất khẩu sang Trung Quốc và nhiều thị trường có yêu cầu khắt khe khác.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu trái cây

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

'Rộng cửa' xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile

Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam

Xuất khẩu tăng mạnh, Hoa Kỳ giữ vững vị thế thị trường lớn nhất của hàng Việt Nam

10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại