Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Sẽ có hơn 1.400 tỷ đồng để trùng tu các di tích xuống cấp

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trình cấp có thẩm quyền phân bổ 1.428 tỷ đồng để chống xuống cấp di tích.
"Đánh thức" di tích Chăm Phong Lệ bị quên lãng Hội An: Bảo vệ di tích trước nguy cơ bị xuống cấp do mối mọt Chiều 10/8, chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng

Đại biểu Dương Khắc Mai - đoàn Đắk Nông đặt vấn đề, tình trạng di tích bị biến dạng, trẻ hóa sau trùng tu, tôn tạo ngày càng trở nên phổ biến tại nhiều địa phương trong cả nước. Bên cạnh đó, nhiều di tích lịch sử văn hóa không được bảo vệ, quan tâm đúng mức nên bị xuống cấp nghiêm trọng.

Sẽ có hơn 1.400 tỷ đồng để trùng tu các di tích xuống cấp
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trả lời chất vấn

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nêu giải pháp căn cơ nhằm khắc phục trước mắt và định hướng lâu dài để giải quyết vấn đề này.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết theo thống kê, cả nước có 40.000 di tích, những di tích này đang được rà soát để có phương án bảo tồn, phát triển. Gần 3.600 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và quốc gia đặc biệt, 8 di sản được UNESCO ghi nhận và nhiều di sản được cấp tỉnh ghi nhận. Trách nhiệm về quản lý, phân tích, xếp hạng là do địa phương sở tại quản lý.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nêu rõ, ở nhiệm kỳ Quốc hội trước đã có nguồn kinh phí khoảng 245 tỷ đồng phục vụ bảo tồn, trùng tu di tích. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã điều tiết số tiền này cho khoảng 400 di tích. Tuy nhiên, nguồn ngân sách này cũng chưa đủ sức để phục hồi tất cả di tích của cả nước.

Thời gian tới, Bộ tham mưu Chính phủ, trình Quốc hội tập hợp nguồn lực của Trung ương và địa phương để chống xuống cấp các di tích. Các địa phương đề xuất phải trên 5.000 tỷ để thực hiện công việc này, nhưng nguồn lực của Trung ương là không đủ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trình cấp có thẩm quyền phân bổ 1.428 tỷ đồng để chống xuống cấp di tích. Khi nhận được nguồn lực này, Bộ sẽ chuyển xuống cho các địa phương trùng tu, tôn tạo.

Về việc trùng tu di tích, "tư lệnh" ngành văn hoá cho biết, trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp tỉnh là lập dự án, thẩm định, thiết kế, thi công, Bộ chỉ tham gia phần đầu thẩm định chung và trình cấp có thẩm quyền để thẩm định dự án.

Khi được giao, các cơ quan phải thực hiện đúng phương án đã được phê chuẩn, phát huy vai trò giám sát của cộng đồng để phát hiện việc làm sai mục đích tôn tạo, phục dựng trùng tu di tích.

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đảng và Nhà nước đã ưu tiên các nguồn lực, để tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, nhưng do nguồn lực có hạn nên cũng không thể trùng tu, tôn tạo hết. Địa phương tự chủ được ngân sách thì việc tôn tạo thuận lợi, còn địa phương phải nhận trợ cấp từ trung ương thì việc tôn tạo gặp nhiều khó khăn.

Việc xã hội hóa cũng khó khăn do các doanh nghiệp chưa tha thiết đầu tư vào hoạt động trùng tu di tích vì không đem lại nhiều nguồn lợi. Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đề nghị Đảng, Nhà nước dành nguồn lực đầu tư để đất nước có những di tích xứng tầm với lịch sử văn hóa.

Sau phần trả lời của Bộ trưởng, đại biểu Dương Khắc Mai giơ biển tranh luận. Ông đánh giá cao và chia sẻ những khó khăn của ngành văn hóa, thể thao và du lịch trong thời gian qua, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc.

Tuy nhiên, đại biểu chỉ ra rằng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chưa thông tin cụ thể về tình trạng di tích bị biến dạng được làm mới sau khi trùng tu, cải tạo. Do đó, đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết, tới đây Bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ có quản lý, giám sát, kiểm tra và xử lý như nào với những trường hợp trên?

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho hay, trong vấn đề tôn tạo, phát huy các giá trị di tích, đầu tư cho di tích đã phân cấp nguyên tắc đầu tư, nguyên tắc tôn tạo thì do chính quyền địa phương sở tại làm chủ đầu tư. Các dự án này đều xuất phát từ địa phương và địa phương lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bộ chỉ thẩm định về tính xâm hại di tích.

Cùng với đó, tùy quy mô mà còn có sự tham gia của nhiều cơ quan thẩm định như lĩnh vực xây dựng, kiến trúc. Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì trách nhiệm chính thuộc về cấp lãnh đạo cấp quyết định đầu tư phải tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện.

Với trách nhiệm của của mình, khi phát hiện sai phạm, Bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có chấn chỉnh, cử đoàn công tác của Cục Di sản kiểm tra thực địa. Qua kiểm tra, làm việc với chủ đầu tư phát hiện, uốn nắn, sửa chữa nếu như sai phạm nhỏ. Nếu sai phạm lớn thì kiến nghị cấp có thẩm quyền để có xử lý và yêu cầu phải cam kết khắc phục trở lại đúng nguyên trạng.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu rõ, trách nhiệm chính của cấp ra quyết định đầu tư tôn tạo, sửa chữa. Tuy nhiên Bộ cũng sẽ tăng cường hơn nữa trách nhiệm giám sát và cam kết nếu những địa phương làm sai sẽ xử lý theo quy định.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch

Tin cùng chuyên mục

Phim

Phim 'Đào, Phở và Piano' tham dự vòng sơ tuyển giải Oscar

Liên hoan hát then đàn tính và nghệ thuật Xòe Thái tỉnh Lai Châu

Liên hoan hát then đàn tính và nghệ thuật Xòe Thái tỉnh Lai Châu

Ngôi biệt thự 100 tuổi đẹp nhất Đồng Nai được đề nghị bảo tồn

Ngôi biệt thự 100 tuổi đẹp nhất Đồng Nai được đề nghị bảo tồn

Giới thiệu tài liệu, hình ảnh lưu trữ quốc gia về tiếp quản Thủ đô

Giới thiệu tài liệu, hình ảnh lưu trữ quốc gia về tiếp quản Thủ đô

Đám cưới với trang phục độc lạ: Ấn tượng hay lai căng văn hóa phản cảm?

Đám cưới với trang phục độc lạ: Ấn tượng hay lai căng văn hóa phản cảm?

'Đau đầu' giải quyết ngôi biệt thự 100 tuổi đẹp nhất Đồng Nai

Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024: Kịch tính 7 phút “ông trâu

Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024: Kịch tính 7 phút “ông trâu' số 04 giành chức vô địch

Vĩnh Phúc: Lần đầu tiên gốm được đưa vào bộ sưu tập

Vĩnh Phúc: Lần đầu tiên gốm được đưa vào bộ sưu tập 'Người gốm kể chuyện'

Trực tiếp Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn 2024

Trực tiếp Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn 2024

Triển lãm 3D trực tuyến ‘Hỡi đồng bào Thủ đô’: Sống lại những khoảnh khắc lịch sử thiêng liêng

Triển lãm 3D trực tuyến ‘Hỡi đồng bào Thủ đô’: Sống lại những khoảnh khắc lịch sử thiêng liêng

Thêm nhiều sự kiện văn hoá, nghệ thuật lùi thời gian tổ chức

Thêm nhiều sự kiện văn hoá, nghệ thuật lùi thời gian tổ chức

Hải Phòng: Những hình ảnh mới nhất về Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2024

Hải Phòng: Những hình ảnh mới nhất về Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2024

Ninh Thuận tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI năm 2024

Ninh Thuận tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI năm 2024

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Hoạt động từ thiện cần xuất phát từ sự chân thành

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Hoạt động từ thiện cần xuất phát từ sự chân thành

Vì sao phải dừng phối hợp làm mới sắc phong Phủ Vân Cát (Nam Định)?

Vì sao phải dừng phối hợp làm mới sắc phong Phủ Vân Cát (Nam Định)?

Lần đầu tiên tổ chức Chương trình xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ

Lần đầu tiên tổ chức Chương trình xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ

TP. Hồ Chí Minh: Phiên chợ

TP. Hồ Chí Minh: Phiên chợ 'độc lạ' cho những tín đồ yêu thích đồ cổ, đồ xưa

Từ ngày 15-20/9: Tổ chức loạt chương trình nghệ thuật quyên góp, ủng hộ đồng bào vùng bão lũ

Từ ngày 15-20/9: Tổ chức loạt chương trình nghệ thuật quyên góp, ủng hộ đồng bào vùng bão lũ

Vụ mạo danh Liên đoàn Xiếc Việt Nam ủng hộ 10.000 đồng: Ngăn chặn hành vi gây tổn hại uy tín

Vụ mạo danh Liên đoàn Xiếc Việt Nam ủng hộ 10.000 đồng: Ngăn chặn hành vi gây tổn hại uy tín

Ga Đà Lạt tăng giá vé tham quan: Cần tạo sự tin tưởng và đồng thuận từ công chúng

Ga Đà Lạt tăng giá vé tham quan: Cần tạo sự tin tưởng và đồng thuận từ công chúng

Xem thêm