Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Sẽ xây dựng 3 trung tâm công nghiệp hỗ trợ thúc đẩy phát triển công nghiệp ô tô

Đó là nội dung tại báo cáo gửi Quốc hội của Bộ Công Thương liên quan đến nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Công Thương, trong đó có nội dung về phát triển ngành công nghiệp ô tô.

Tỷ lệ nội địa hóa chưa cao

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, tại thời điểm này tỷ lệ nội địa hóa đối với xe thương mại trong nước cơ bản đáp ứng các mục tiêu đề ra tại chiến lược, Quy hoạch phát triển ngành ô tô, tuy nhiên đối với ô tô con, tỷ lệ nội địa hóa lại rất thấp. Cụ thể, các chủng loại xe tải nhẹ dưới 7 tấn, xe khách từ 25 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng sản xuất trong nước đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao, đạt mục tiêu đề ra, đáp ứng cơ bản thị trường nội địa (tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 45% đến 55%, vượt chỉ tiêu so với quy hoạch ngành ôtô đề ra).

se xay dung 3 trung tam cong nghiep ho tro thuc day phat trien cong nghiep o to
Bộ Công Thương hỗ trợ, thúc đẩy các dự án ngành ô tô.

Tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi (ô tô con) mục tiêu đề ra là 30 - 40% vào năm 2020, tuy nhiên đến nay mới đạt bình quân khoảng 7-10%, trong đó Thaco đạt 15-18%, Toyota Việt Nam đạt 37% đối với riêng dòng xe Innova, chắc chắn sẽ không đạt mục tiêu đề ra tại quy hoạch ngành ôtô - Báo cáo nêu rõ.

Theo đó, các sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ thấp như: săm, lốp ô tô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc-quy, sản phẩm nhựa…

Tỷ lệ nội địa hóa thấp, các linh kiện, phụ tùng để sản xuất, lắp ráp ôtô phải nhập khẩu từ nước ngoài - phải chịu thêm các chi phí đóng gói, vận chuyển, lưu kho, bảo hiểm… từ đó ảnh hưởng đến giá thành của xe sản xuất, lắp ráp trong nước. Điều này là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến chi phí sản xuất ôtô tại Việt Nam cao hơn từ 10 - 20% so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Vì vậy, ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước có năng lực cạnh tranh kém hơn (đặc biệt về giá thành) so với ôtô nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN.

Nguyên nhân tỷ lệ nội địa hóa đạt thấp trong ngành ôtô là do các chính sách, chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô trong thời gian dài trước đây còn duy ý chí, chưa phù hợp với quy luật của thị trường, đề ra những mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa quá cao so với dung lượng thị trường của ngành. “Để nội địa hóa các chi tiết thông thường, mỗi mẫu xe phải đạt quy mô 50.000 chiếc/năm. Thậm chí nếu muốn nội địa hóa các chi tiết, linh kiện có độ phức tạp, hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao như các chi tiết của động cơ, hộp số, ly hợp, thân vỏ... phải cần quy mô sản xuất hàng trăm ngàn chiếc/năm cho mỗi mẫu xe”- báo cáo nêu rõ.

Tạo sức bật cho công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô

Tại báo cáo, Bộ Công Thương cũng thẳng thắn thừa nhận năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô trong nước còn rất yếu kém, không đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về cung ứng linh phụ kiện của các hãng ôtô toàn cầu có trụ sở lắp ráp tại Việt Nam. Mặt khác, tập quán kinh doanh của các doanh nghiệp toàn cầu ngành ôtô thường sử dụng các doanh nghiệp đã từng cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi sản xuất của họ hoặc các doanh nghiệp cùng quốc tịch, ít tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc tham gia chuỗi giá trị.

Việt Nam cũng chưa chủ động được các nguyên vật liệu đầu vào cơ bản phục vụ sản xuất linh phụ kiện cho ngành ôtô. Khoảng 80 - 90% nguyên liệu chính phục vụ sản xuất linh kiện như thép hợp kim, hợp kim nhôm, hạt nhựa, cao su kỹ thuật cao... hiện vẫn phải nhập khẩu.

Xuất phát từ những vấn đề này, tại phiên chất vấn Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, chiều ngày 6/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và đặc biệt sau phiên họp mới đây của Thủ tướng Chính phủ cách đây 4 tháng về công nghiệp hỗ trợ đã xây dựng nghị quyết về phát triển công nghiệp hỗ trợ, trong đó định hướng một số nội dung cơ bản cụ thể: Bộ Công Thương sẽ tiếp tục rà soát lại để xây dựng các cơ chế, chính sách mới phù hợp với các cam kết hội nhập để chúng ta hỗ trợ cho doanh nghiệp công nghiệp phát triển.

Về dài hạn, chúng ta sẽ tiếp tục có các chính sách mới trong quản lý và thu hút đầu tư để đảm bảo các doanh nghiệp FDI có sự liên kết và chuyển giao công nghệ cũng như tạo ra những lan tỏa cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng cho rằng, cần tiếp tục phát triển mạnh công nghiệp hạ nguồn, trong đó có một số ngành như công nghiệp năng lượng, các ngành công nghiệp về cơ khí chính xác cũng như một số ngành cơ khí chế tạo để đảm bảo cho công nghiệp hỗ trợ của chúng ta có điều kiện phát triển.

Bên cạnh đó, tiếp tục tranh thủ những điều kiện của các hiệp định thương mại tự do để định hướng cho các doanh nghiệp tham gia phát triển vào trong các chuỗi giá trị, nhất là khai thác các thị trường mới.

Bộ Công Thương sẽ xây dựng các cơ chế, chính sách mới, nhất là hướng vào xây dựng các trung tâm đổi mới công nghệ và hỗ trợ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của chúng ta tiếp cận. Sắp tới sẽ xây dựng 3 trung tâm công nghiệp hỗ trợ giới thiệu công nghệ ở tại ba vùng để doanh nghiệp hỗ trợ của chúng ta có điều kiện tiếp cận”- Bộ trưởng khẳng định tại phiên chất vấn.

Giải pháp nữa được Bộ trưởng để cập là bảo vệ thị trường cho công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô bằng các hàng rào kỹ thuật, thuế quan phù hợp cam kết quốc tế và thực trạng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp gia tăng tỷ lệ giá trị nội địa cũng là giải pháp được nêu tại báo cáo, với dự kiến điều chỉnh chính sách về thuế tiêu thụ đặc biệt theo hướng miễn giảm cho tỷ lệ giá trị nội địa đối với ô tô sản xuất trong nước nhằm khuyến khích các doanh nghiệp gia tăng nội địa hóa. Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô.

Bộ Công Thương sẽ tập trung phát triển thị trường cho công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô. Duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước; gia tăng sản lượng sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước, tập trung vào một số dòng xe chiến lược để tạo thị trường cho công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô phát triển.
Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Ngày 23/10/2024, Triển lãm Vietnam Motor Show 2024 khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài phát biểu khai mạc sự kiện.
Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024, thông điệp về phương tiện thân thiện với môi trường luôn được làm nổi bật với các mẫu xe máy, ô tô điện hóa.
Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Sáng 23/10, Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024 đã được khai mạc, thu hút sự tham gia của nhiều nhà sản xuất, cung cấp công nghệ trong lĩnh vực dệt may.
Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho phát triển công nghiệp tàu thủy trong những năm tới cần phải tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ.
M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

M-Tech Osaka là một trong những triển lãm thường niên về cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và kỹ thuật gia công lớn nhất tại Nhật Bản.

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội nghe báo cáo, tiếp thu giải trình, chỉnh lý sửa đổi Luật Dược

Quốc hội nghe báo cáo, tiếp thu giải trình, chỉnh lý sửa đổi Luật Dược

Sáng 22/10, Quốc hội nghe báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Nhiều hội thảo quan trọng bên lề HanoiTex & HanoiFabric 2024

Nhiều hội thảo quan trọng bên lề HanoiTex & HanoiFabric 2024

Trong khuôn khổ HanoiTex & HanoiFabric 2024 tổ chức từ ngày 23-25/10/2024 tại Trung tâm triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội, sẽ diễn ra nhiều hội thảo quan trọng.
Tập trung 3 giải pháp tăng tỷ lệ nội địa hoá ngành ô tô

Tập trung 3 giải pháp tăng tỷ lệ nội địa hoá ngành ô tô

Ngành ô tô Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi các giải pháp nhằm tăng cường nội địa hóa và nâng cao tính cạnh tranh.
Hoàn thiện thủ tục, sớm đưa chuỗi Tổ hợp công nghiệp điện tử của Mitac khởi công tại HANSSIP

Hoàn thiện thủ tục, sớm đưa chuỗi Tổ hợp công nghiệp điện tử của Mitac khởi công tại HANSSIP

Việc hoàn thiện thủ tục sẽ giúp sớm đưa chuỗi Tổ hợp công nghiệp điện tử của Mitac khởi công tại HANSSIP trong năm 2025.
Khai mạc Triển lãm Quốc tế về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam - VIMEXPO 2024

Khai mạc Triển lãm Quốc tế về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam - VIMEXPO 2024

Sáng 17/10, tại Hà Nội, Triển lãm Quốc tế lần thứ 5 về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam - VIMEXPO 2024 đã chính thức khai mạc.
Kết nối doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội với các doanh nghiệp FDI

Kết nối doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội với các doanh nghiệp FDI

Hội nghị nhằm mục đích hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp thành phố Hà Nội tiếp cận, trao đổi và hợp tác với các doanh nghiệp FDI, tập đoàn…
Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Ngày 14/10, Trung tâm IDC, Cục Công nghiệp và Samsung Electronics Việt Nam đã khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc.
Tuyên Quang: Ưu tiên thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tuyên Quang: Ưu tiên thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tuyên Quang đang nỗ lực để thu hút và phát triển các dự án công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, hỗ trợ.
Ngành công nghiệp hỗ trợ cần thích ứng để đón cơ hội

Ngành công nghiệp hỗ trợ cần thích ứng để đón cơ hội

Ngành công nghiệp giàu tiềm năng đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Dù vậy, vẫn còn rất nhiều thách thức.
Sản xuất ô tô trong nước nỗ lực giải quyết bài toán nội địa hóa

Sản xuất ô tô trong nước nỗ lực giải quyết bài toán nội địa hóa

Doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước kỳ vọng sẽ sớm giải quyết được bài toán nội địa để kéo giảm giá thành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp cơ khí gặp khó khi phát triển sản xuất hợp chuẩn

Đà Nẵng: Doanh nghiệp cơ khí gặp khó khi phát triển sản xuất hợp chuẩn

Ngoài giải quyết khó khăn về mặt bằng sản xuất, doanh nghiệp cơ khí tại TP. Đà Nẵng cần nhanh chóng có chiến lược chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.
MTA Hà Nội

MTA Hà Nội 'hội tụ' những giải pháp tối ưu cho ngành cơ khí và sản xuất chế tạo

Sáng 2/10/2024, Triển lãm Quốc tế lần thứ 10 về cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo - MTA Hanoi 2024 đã chính thức được khai mạc tại Hà Nội.
Giải pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ô tô tại Việt Nam

Giải pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ô tô tại Việt Nam

Dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô của Bộ Công Thương nêu rõ công nghiệp hỗ trợ là yếu tố quan trọng thúc đẩy công nghiệp ô tô.
Chuẩn bị tâm thế, đón cơ hội gia nhập chuỗi sản xuất ngành hàng không vũ trụ

Chuẩn bị tâm thế, đón cơ hội gia nhập chuỗi sản xuất ngành hàng không vũ trụ

Thị trường dịch vụ hàng không khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ đạt 129 tỷ USD vào năm 2043, mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
Nhiều công nghệ và giải pháp toàn diện tại chuỗi triển lãm về máy móc, nguyên phụ liệu dệt may 2024

Nhiều công nghệ và giải pháp toàn diện tại chuỗi triển lãm về máy móc, nguyên phụ liệu dệt may 2024

Sáng 25/9 đã khai mạc chuỗi triển lãm quốc tế về máy móc, thiết bị nguyên phụ liệu dệt may, da giày VTG 2024 tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn.
Lối đi nào để doanh nghiệp Việt vào chuỗi cung ứng toàn cầu?

Lối đi nào để doanh nghiệp Việt vào chuỗi cung ứng toàn cầu?

Việc gia nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực tự thân của cộng đồng doanh nghiệp...
Chứng nhận AS9100: “Giấy thông hành” cho doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất ngành hàng không vũ trụ

Chứng nhận AS9100: “Giấy thông hành” cho doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất ngành hàng không vũ trụ

Công nghiệp sản xuất máy bay tương đối mới ở Việt Nam. Doanh nghiệp được cấp Chứng nhận AS9100 sẽ tiếp cận chuỗi sản xuất toàn cầu trong lĩnh vực này.
Liên kết đào tạo với doanh nghiệp: Tháo điểm nghẽn nhân lực cho ngành công nghiệp điện tử

Liên kết đào tạo với doanh nghiệp: Tháo điểm nghẽn nhân lực cho ngành công nghiệp điện tử

Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển rộng mở, tuy nhiên để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng cần tháo điểm nghẽn về nhân lực.
Nâng cao vị thế doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Nâng cao vị thế doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Việt Nam đang dần trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp quan trọng của khu vực và thế giới, đây sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
Cuộc thi Con quay Đại chiến VASI 2024: Sân chơi cho doanh nghiệp công nghiệp chế tạo

Cuộc thi Con quay Đại chiến VASI 2024: Sân chơi cho doanh nghiệp công nghiệp chế tạo

Cuộc thi 'Con quay Đại chiến VASI 2024' tạo sân chơi cho doanh nghiệp công nghiệp chế tạo, đẩy mạnh kỹ thuật chế tạo, hướng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động