Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia khởi nghiệp

Tấm gương vượt khó nơi non cao

Vượt qua định kiến, không cam chịu đói nghèo… nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) đã mạnh dạn khởi nghiệp bằng chính những tài nguyên, tiềm năng sẵn có tại địa phương. Nỗ lực của các chị em không chỉ góp phần nâng cao giá trị của các sản phẩm truyền thống mà còn là tấm gương để nhiều phụ nữ DTTS cố gắng, phấn đấu vươn lên.

Trái với suy nghĩ “phụ nữ DTTS sống ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa thường ít nói, không cởi mở và thiếu tự tin” - những phụ nữ khởi nghiệp thành công mà tôi gặp lại khác hẳn. Dù là người dân tộc Mông, Tày, Nùng, Thái, Mường hay Dao… thì đều có một điểm chung, đó là chị em rất năng động, quyết đoán và tự tin với công việc mà họ đang theo đuổi. Khởi nghiệp của chị em đơn giản có thể chỉ là gìn giữ và phát triển nghề truyền thống nhiều đời của cha ông đang có nguy cơ bị mai một, như: Chị Lang Thị Hoa (người Mường ở bản Diềm, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) với sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồ tiêu dùng từ mây, tre; hay chị Sầm Thị Tình (người Thái, bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) với sản phẩm thổ cẩm người Thái.

tam guong vuot kho noi non cao
Phụ nữ Dao giới thiệu với khách nước ngoài sản phẩm của các hợp tác xã khởi nghiệp ở Lào Cai

Khởi nghiệp cũng có thể được chị em bắt đầu bằng việc xây dựng thương hiệu, bao bì, đảm bảo quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm để nâng cao giá trị cho các loại cây, củ quả mà bà con trong thôn, bản đang trồng. Đây cũng chính là câu chuyện khởi nghiệp của chị Trương Thị Thủy (người Mường, xã Ái Thượng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa) với sản phẩm màng hạt gấc đóng túi, đông lạnh, ớt tươi; chị Nguyễn Thị Cẩm Ly (dân tộc Tày ở huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang) với sản phẩm cam sành Hàm Yên; chị Lục Thị Thanh Huyền (người Nùng ở Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) với các sản phẩm dây thìa canh đóng túi, bột đắp, mặt nạ, trà túi lọc giảo cổ lam; chị Lý Thị Quyên (người Dao, thôn Nà Ít, xã Vi Hương, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn) với sản phẩm chuối sấy; chị Bế Lan Anh (người Tày, thôn Bình Chương 1, xã Đình Lập, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn) với đặc sản bún ngô, bún gạo bao thai hồng, gạo lứt huyết rồng, chị Lưu Thị Hòa (Đồng Văn – Hà Giang) với Dự án Farmstay – Nông nghiệp bền vững cho đồng bào DTTS Đồng Văn …

Mạnh dạn, sáng tạo hơn, nhiều chị em còn bắt tay vào khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của quê hương để thực hiện các dự án du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái. Cụ thể như trường hợp chị Tòng Thị Nguyên và Hoàng Thị Hồng Quyên (Sơn La) với dự án “Du lịch trải nghiệm văn hóa Việt – Lào”; chị Nguyễn Thị Toan (người Mường ở thôn Suối Cỏ, xã Hòa Hợp, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) với các sản phẩm từ giấy dó và du lịch trải nghiệm; chị Hoàng Thị Dung (Sơn La) với Dịch vụ trải nghiệm tại khu du lịch cộng đồng bản Bon; chị Lý Thị Quyên (Bắc Kạn) với Dự án Du lịch sinh thái kết hợp tiêu thụ nông sản địa phương…

Cho dù khởi nghiệp ở lĩnh vực nào thì chị em cũng đều phải rất cố gắng bởi đa phần chị em đều sinh ra và lớn lên ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, cơ hội tiếp xúc với thông tin, kiến thức khoa học chưa nhiều; vốn liếng hạn chế. Bản thân cha mẹ, anh em, chồng của các chị - nhiều người cũng chưa quen với việc phụ nữ ra ngoài xã hội giao tiếp, lo toan công việc của tập thể, nay đây mai đó để tìm đối tác, bạn hàng… Chính vì vậy, có thể nói, để khởi nghiệp thành công – phụ nữ DTTS phải nỗ lực gấp đôi. Từ việc vượt qua những định kiến của bản làng, đến việc vận động bà con sản xuất theo phương thức mới, tìm kiếm thị trường cho những sản phẩm còn mới mẻ… Cũng chính bởi trở ngại như vậy nên những người phụ nữ DTTS khởi nghiệp thành công nhận được rất nhiều sự trân trọng, quý mến, nể phục của bản làng. Bởi thành công của các chị hôm nay, cũng chính là hoa thơm, quả ngọt của cả quá trình phấn đấu nhiều gian nan. Khởi nghiệp của các chị không những mang lại cho bà con cách nhìn nhận tiến bộ hơn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mà hơn thế còn tạo công ăn việc làm, sự gắn bó đoàn kết cho nhiều người trong thôn bản. Các chị chính là những đóa hoa đang lặng lẽ tỏa hương, đóng góp tích cực vào việc xây dựng thôn bản ấm no, lành mạnh.

Phương Tú
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Khởi nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Nam: Gần 12.870 tỷ đồng phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Nam: Gần 12.870 tỷ đồng phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Từ năm 2019 đến năm 2024, tỉnh Quảng Nam đã đầu tư gần 12.780 tỷ đồng để phát triển kinh tế, xã hội, hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

380 phần quà tổng trị giá hơn 100 triệu đồng đã được trao đến các em nhỏ tại 2 xã Mà Cooih và xã Kà Dăng (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam).
Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.

Tin cùng chuyên mục

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.
Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.
Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.
Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, Lào Cai nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích, thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Sở Công Thương, các sở, ngành tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ thực hiện các hoạt động kết nối giao thương để đưa sản phẩm hàng hoá của bà con vào thị trường.
Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Em Lý Xa Sơ ở thôn Tả Gì Thàng, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã trở thành nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân.
Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Thực hiện chương trình cấp điện nông thôn, đến nay điện lưới quốc gia đang tỏa sáng trên khắp các bản, làng vùng cao, vùng sâu trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh liên kết với người dân nhằm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm chè shan tuyết Tô Múa.
Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Chiều nay (23/8) diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển".
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Sáng nay (23/8), tại Trung tâm hội nghị tỉnh Lào Cai đã diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024.
Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Xác định hội chợ triển lãm là kênh xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả cao, Lạng Sơn đã và đang đẩy mạnh hoạt động này
Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu giới thiệu, quảng bá du lịch các đặc sản miền núi, đặc biệt là sản phẩm ớt A Riêu của tỉnh Quảng Nam, đến với du khách.
Thái Nguyên: Chủ động giải quyết những khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên: Chủ động giải quyết những khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Đó là một trong những giải pháp được chính quyền tỉnh Thái Nguyên đưa ra để thực hiện giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Nam: Ủng hộ hơn 361 triệu đồng đấu giá sâm Ngọc Linh để xóa nhà tạm

Quảng Nam: Ủng hộ hơn 361 triệu đồng đấu giá sâm Ngọc Linh để xóa nhà tạm

Số tiền hơn 361 triệu đồng thu được từ chương trình đấu giá sâm Ngọc Linh sẽ dùng để ủng hộ công tác xóa nhà tạm trên địa bàn huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc

Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc

Ngày 30/7, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Hội đồng Dân tộc tổ chức Hội thảo khoa học “Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc”.
Đặc sắc lễ hội văn hóa Cơ Tu tại Đà Nẵng

Đặc sắc lễ hội văn hóa Cơ Tu tại Đà Nẵng

Nhiều hoạt động đặc sắc, lễ hội văn hoá Cơ Tu năm 2024 góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá, đưa người dân, du khách hoà mình vào không gian văn hoá độc đáo.
Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt

Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt

Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên luôn coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt để phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số.
Người phụ nữ đam mê

Người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hoá Thái

Đến với Chiềng Pằn, hỏi nghệ nhân Lò Thị Xuân, nhiều người sẽ kể cho bạn nghe về một người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hóa Thái.
Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu huyện miền núi A Lưới đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động