Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Tăng giá trị sản phẩm miến dong làng So nhờ sản xuất sạch

Hiện miến làng So đã có mặt tại những thị trường quốc tế như: Malaysia, Nhật Bản, Đức... là nhờ một thời gian dài các cơ sở sản xuất đã áp dụng sản xuất sạch
Sản xuất sạch: Doanh nghiệp nhỏ gặp khó về vốn và công nghệ

Sạch từ vùng trồng nguyên liệu

Được biết đến là “thủ phủ” sản xuất miến của Hà Nội, trong những năm qua sản phẩm Miến làng So đã chiếm lĩnh thị trường trong nước và từng bước xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Gặp doanh nhân Dương Đình Khôi - người mở đầu cho phong trào làm miến sạch, sản xuất sạch tại làng So và cũng là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của làng So ký những đơn hàng xuất khẩu sản phẩm miến ra thị trường quốc tế, anh Khôi chia sẻ: “Nguyên liệu làm miến của làng So được trồng trên vùng đất sạch Mộc Châu (Sơn La) không bị ô nhiễm, không có tạp chất, giống dong riềng phải được lựa chọn có chất lượng cao, trong quá trình chăm bón không dùng phân hóa học, toàn bộ phân bón cho cây đều là phân hữu cơ. Quá trình sản xuất đều diễn ra trong một quy trình khép kín nghiêm ngặt và tuân thủ theo 3 nguyên tắc, đó là: không phẩm màu; không hoá chất và không chất bảo quản”.

Tăng giá trị sản phẩm Miến Làng So nhờ sản xuất sạch
Doanh nhân Dương Đình Khôi - người mở đường cho Miến Làng So sản xuất sạch và xuất khẩu

Bên cạnh đó, toàn bộ quá trình trồng chăm sóc, công ty đều yêu cầu bà con nông dân chỉ được dùng phân bón hữu cơ và quá trình này được cán bộ kỹ thuật công ty kiểm tra và giám sát. “Mẫu nguyên liệu và sản phẩm đều được chúng tôi đem đi kiểm tra nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thực phẩm không chỉ cho thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp mà còn cả thị trường nội địa”, anh Khôi cho biết thêm.

Đầu tư dây chuyền sản xuất khép kín

Theo anh Dương Đình Khôi, hiện hầu hết các cơ sở sản xuất miến ở làng So đều đã có máy móc để thay thế con người làm những công đoạn thủ công xưa, bắt đầu từ công đoạn đánh bột, quấy, tráng bánh, sấy và cắt. Riêng công đoạn phơi miến vẫn phụ thuộc thời tiết. Bởi miến có ngon thì phải được phơi nắng, gió để giữ được hương vị thơm ngon tự nhiên. Do vậy, cánh đồng dành để phơi miến của làng không cho phép phương tiện giao thông cơ giới đi vào để tránh phát tán bụi đường, đồng thời hệ thống kênh, mương nước sạch được đào và dẫn xung quanh các khu vực phơi miến nhằm tạo môi trường sạch và hút bụi trong không khí.

Nhờ vào sức trẻ, trí tuệ cùng sự sáng tạo, dám nghĩ dám làm và sự ủng hộ, động viên của gia đình từ những năm 1999-2000, anh Khôi đã dần thay đổi, chuyển biến trong công nghệ rõ rệt và cho đến năm 2015 đã có bước đột phá trong việc làm nghề đó là đưa máy sấy bánh vào dây truyền sản xuất miến, thay đổi hoàn toàn từ phương pháp thủ công sang phương pháp làm bằng máy.

Tiếp theo, đến năm 2020, Công ty Dương Kiên với sự hỗ trợ của Sở Công Thương Hà Nội cũng đã đầu tư dây chuyền máy sản xuất miến dong với tổng mức đầu từ gần 650 triệu, nguồn kinh phí khuyến công của Hà Nội hỗ trợ 300 triệu đồng. Nhờ đầu tư máy móc hiện đại vừa tiết kiệm năng lượng, kiểm soát ô nhiễm ngay từ đầu nguồn, chất lượng sản phẩm không những đạt tiêu chuẩn cao về an toàn thực phẩm mà còn trở thành một trong những sản phẩm OCOP của Hà Nội tham gia nhiều hội chợ xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.

Tăng giá trị sản phẩm Miến Làng So nhờ sản xuất sạch
Cánh đồng phơi miến của làng So không cho phép phương tiện giao thông cơ giới đi vào

Đặc biệt, với dây chuyền công nghệ mới, môi trường làm việc sạch sẽ, hầu như không có phát thải do phế phẩm trong quá trình sản xuất thải ra như dây chuyền cũ, do vậy Công ty Dương Kiên đã tiết kiệm được nguyên nhiên vật liệu, tạo giá trị gia tăng cho doanh nghiệp nhờ tiết giảm chi phí sản xuất, vì thế thu nhập của người lao động cũng được tăng lên.

Anh Khôi cho biết thêm, không chỉ đầu tư chuyển đổi công nghệ sản xuất theo hướng sạch hơn, tiết kiệm năng lượng hơn, trong quá trình sản xuất, chúng tôi luôn đặt chất lượng lên trên hết. Chúng tôi đã đầu tư dây chuyền sản xuất để sản xuất công nghiệp khép kín từ khâu chế biến nguyên liệu đầu vào cho đến khâu ra sản phẩm, đóng gói đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tăng giá trị sản phẩm Miến Làng So nhờ sản xuất sạch
Sản xuất sạch đã giúp Miến Làng So vươn xa trên thị trường

Bên cạnh đó, nhận được sự quan tâm của chính quyền và các ban ngành tại địa phương thì việc kiểm soát nguyên liệu đầu vào, quản lý chất lượng và xử lý chất thải để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không ngừng được thay đổi và nâng cao. Nhờ đó, các thương hiệu miến làng So nói chung và miến dong Dương Kiên nói riêng đã tạo được uy tín và ngày càng tạo được tiếng vang trên thị trường trong và ngoài nước.

Đầu năm 2020, cơ sở của anh Khôi – Miến dong Dương Kiên đã vinh dự được UBND thành phố Hà Nội công nhận là sản phẩm OCOP đạt 4 sao, và tháng 6/2020, Công ty TNHH Sản xuất thương mại và xuất nhập khẩu Dương Kiên chính thức ra đời, tạo nền tảng pháp lý để đưa miến dong Dương Kiên ra xa hơn với thị trường thế giới.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sản xuất sạch

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tăng cường tiêu thụ nông sản Đắk Nông trên nền tảng thương mại điện tử

Tăng cường tiêu thụ nông sản Đắk Nông trên nền tảng thương mại điện tử

Thời gian qua, đã có nhiều sản phẩm nông sản Đắk Nông được tiêu thụ hiệu quả qua sàn thương mại điện tử.
Sơn La tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử

Sơn La tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử

Sàn thương mại điện tử tiếp tục trở thành công cụ hữu ích hỗ trợ tỉnh Sơn La tiêu thụ nông sản thế mạnh.
Sơn La đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Sơn La đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Với sự chủ động chuẩn bị từ sớm, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối lớn tại Sơn La đã dự trữ hàng hóa nhu yếu phẩm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
Tăng cường quảng bá, nông sản Sơn La rộng mở đầu ra

Tăng cường quảng bá, nông sản Sơn La rộng mở đầu ra

Những sự kiện xúc tiến thương mại do ngành Công Thương Sơn La phối hợp với các đơn vị tổ chức đã và đang giúp rộng mở đầu ra cho nông sản Sơn La.
Đưa nông sản Đắk Nông vào thị trường TP Hồ Chí Minh

Đưa nông sản Đắk Nông vào thị trường TP Hồ Chí Minh

Năm 2024, chương trình kết nối cung cầu giữa Đắk Nông và TP Hồ Chí Minh sẽ được triển khai đồng bộ, xuyên suốt cả năm thông qua 3 nhóm nội dung.

Tin cùng chuyên mục

Lâm Đồng: Mở rộng thị trường cho nông sản, đặc sản địa phương

Lâm Đồng: Mở rộng thị trường cho nông sản, đặc sản địa phương

Với thế mạnh trong sản xuất, chế biến nông sản, Lâm Đồng cũng đang đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm cho địa phương.
Longform | Bắc Kạn: Nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức quảng bá, đưa sản phẩm địa phương vươn xa

Longform | Bắc Kạn: Nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức quảng bá, đưa sản phẩm địa phương vươn xa

Là một tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Kạn đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ kinh tế nông thôn khi các sản phẩm thế mạnh được tiêu thụ tốt.
Bài 2: Đẩy mạnh công tác xúc tiến, dự báo thị trường

Bài 2: Đẩy mạnh công tác xúc tiến, dự báo thị trường

Trong bối cảnh thị trường đầu ra còn nhiều khó khăn, sự vào cuộc của cơ quan chức năng trong công tác xúc tiến, dự báo thị trường là hết sức quan trọng.
Bài 2: Đẩy mạnh xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ

Bài 2: Đẩy mạnh xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ

Trong bối cảnh đầu ra nông sản, đặc sản địa phương còn nhiều khó khăn, cùng với yếu tố liên kết, công tác xúc tiến thương mại là yếu tố sống còn.
Bài 1: Làm giàu nhờ tư duy mới và nông sản địa phương

Bài 1: Làm giàu nhờ tư duy mới và nông sản địa phương

Đẩy mạnh liên kết, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản là 'chìa khóa' giúp nông sản Lào Cai nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh.
Tuyên Quang: Khuyến công tạo sức bật cho phát triển công nghiệp nông thôn

Tuyên Quang: Khuyến công tạo sức bật cho phát triển công nghiệp nông thôn

Hoạt động khuyến công trên địa bàn Tuyên Quang được coi là động lực cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn phát triển, mở rộng sản xuất.
Tăng doanh thu cho nông sản Điện Biên nhờ ‘lên sàn’ thương mại điện tử

Tăng doanh thu cho nông sản Điện Biên nhờ ‘lên sàn’ thương mại điện tử

Nhiều loạt nông sản, đặc sản của Điện Biên đã được đưa lên sàn thương mại điện tử, mang lại doanh thu đáng kể cho các hợp tác xã và bà con nông dân.
Bài 1: Đưa nông sản, đặc sản địa phương đến gần hơn người tiêu dùng

Bài 1: Đưa nông sản, đặc sản địa phương đến gần hơn người tiêu dùng

Kết hợp kênh bán hàng truyền thống và kênh thương mại điện tử trong khâu tiêu thụ nông sản, đặc sản, các HTX cho thấy sự nhạy bén trong công tác thị trường.
Bắc Kạn: Đa dạng kênh xúc tiến thương mại cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Bắc Kạn: Đa dạng kênh xúc tiến thương mại cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Bằng việc triển khai đa dạng kênh xúc tiến thương mại, sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Bắc Kạn đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành.
Kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn huyện Mộc Châu

Kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn huyện Mộc Châu

Hội chợ triển lãm thương mại và nông sản an toàn huyện Mộc Châu năm 2024 đã khai mạc với hàng trăm gian hàng nông sản đặc trưng.
Tuyên Quang: Chè Shan tuyết Na Hang thành công… nhờ chuyển đổi số

Tuyên Quang: Chè Shan tuyết Na Hang thành công… nhờ chuyển đổi số

Nhờ chuyển đổi số, chè Shan tuyết của Tuyên Quang đã thực sự “lên ngôi” trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị cao được khách hàng trong, ngoài nước biết đến.
Sơn La: Đẩy mạnh quảng bá tiêu thụ nông sản tại phiên chợ vùng cao biên giới

Sơn La: Đẩy mạnh quảng bá tiêu thụ nông sản tại phiên chợ vùng cao biên giới

Phiên chợ vùng cao biên giới Yên Châu năm 2024 dự kiến có 20 - 30 gian hàng với các sản phẩm nông sản, sản phẩm chế biến của các xã huyện Yên Châu và Lào.
Phú Thọ: Để cây chè trên đất Thanh Ba thực sự là

Phú Thọ: Để cây chè trên đất Thanh Ba thực sự là 'vàng xanh'

Cây chè trên đất Thanh Ba được ví như là "vàng xanh" và là cây trồng mũi nhọn, làm giàu… song, để phát huy giá trị cho loài cây chủ lực này vẫn là câu hỏi khó.
Xây dựng chuỗi giá trị, đưa sản phẩm chè vươn xa

Xây dựng chuỗi giá trị, đưa sản phẩm chè vươn xa

Hương Vân Trà – một hợp tác xã (HTX) chè ở Thái Nguyên đã đẩy mạnh liên kết với người nông dân nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm chè.
Bài 3: Kết nối chuỗi, tạo lập thị trường bền vững cho sầu riêng

Bài 3: Kết nối chuỗi, tạo lập thị trường bền vững cho sầu riêng

Để sầu riêng đi những bước xa hơn, bền vững hơn, bên cạnh câu chuyện chất lượng, cần có những chính sách hỗ trợ cho liên kết chuỗi.
Mới có khoảng gần 13% hợp tác xã tham gia liên kết chuỗi giá trị

Mới có khoảng gần 13% hợp tác xã tham gia liên kết chuỗi giá trị

Hiện cả nước đang có trên 4.000 hợp tác xã (HTX) tham gia liên kết theo chuỗi giá trị, chiếm gần 13% tổng số HTX.
Bài 2:  Nỗi lo phát triển quá nóng

Bài 2: Nỗi lo phát triển quá nóng

Giá sầu riêng liên tục lập đỉnh, diện tích trồng loại nông sản này tăng ồ ạt. Tuy nhiên, sầu riêng đang đối diện với bài toán đầu ra và chất lượng.
Bài 1: Sầu riêng - kỳ vọng mới cho kinh tế nông thôn

Bài 1: Sầu riêng - kỳ vọng mới cho kinh tế nông thôn

Sầu riêng không chỉ là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con khu vực miền Trung - Tây Nguyên mà còn là sản phẩm mang đậm thương hiệu của miền đất này.
Lạng Sơn: Quảng bá sản phẩm hạt dẻ Quảng Lạc

Lạng Sơn: Quảng bá sản phẩm hạt dẻ Quảng Lạc

Việc tổ chức khai mạc mùa hạt dẻ nhằm giới thiệu các khu vườn dẻ đến với nhân dân trong và ngoài tỉnh, kết nối với du khách gần xa, quảng bá sản phẩm.
Hà Giang: Giới thiệu, quảng bá các sản phẩm hàng hóa, văn hóa ẩm thực đặc sắc

Hà Giang: Giới thiệu, quảng bá các sản phẩm hàng hóa, văn hóa ẩm thực đặc sắc

Thời gian qua, bên cạnh chú trọng chất lượng sản phẩm thì công tác quảng bá cũng đang được Hà Giang quan tâm để đưa nông sản địa phương đến với người tiêu dùng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động