Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia, doanh nghiệp nói gì?

Bộ Tài chính đang đề nghị tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong ngành xin giãn thời gian thực hiện.
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia, rượu: Tìm phương án khả thi Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá: Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế

Bộ Tài chính đề nghị tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia, thuốc lá

Theo thông tin, Bộ Tài chính cho rằng, mặc dù đã tăng thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng thời gian qua, tỷ lệ hút thuốc lá ở nước ta vẫn giữ mức cao nhất Đông Nam Á và thứ 3 châu Á sau Nhật Bản, Trung Quốc. Vẫn còn 42,3% nam giới hút thuốc (số liệu năm 2020).

Về rượu, bia, việc sử dụng bia, rượu ở nước ta vẫn ở mức cao và xu hướng tăng nhanh. Năm 2019, lượng bia tiêu thụ bình quân một người là 47,6 lít, bằng 1,2 lần năm 2015; rượu mạnh và rượu trắng là 3,4 lít, bằng 1,02 lần năm 2015. Tại Việt Nam, rượu, bia xếp thứ 5 trong 15 yếu tố nguy cơ sức khỏe hàng đầu và gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng như: tai nạn giao thông, chấn thương, bạo lực gia đình, mất an ninh trật tự... Rượu, bia là 1 trong 3 nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới độ tuổi 15 - 49.

Hiện nay, thuế rượu, bia ở Việt Nam còn ở mức thấp. Theo tính toán của WHO, con số này mới chiếm khoảng 30% giá bán lẻ, trong khi ở nhiều nước, tỷ lệ thuế chiếm 40 - 85%.

Chính vì thế, Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với 2 mặt hàng này. Việc Bộ Tài chính lấy ý kiến về việc đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) để tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng có hại cho sức khỏe (thuốc lá, rượu, bia) nhằm hạn chế nhập khẩu, sản xuất, tiêu dùng là cần thiết; từ đó đảm bảo an toàn xã hội, tăng cường công tác quản lý của Nhà nước.

Doanh nghiệp xin lùi thời gian đánh thuế từ 1-1,5 năm

Trước đề xuất này của Bộ Tài chính, ông Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia, rượu, nước giải khát Việt Nam (VBA) cho rằng, việc đảm bảo nguồn thu ngân sách thông qua tăng thuế là cần thiết nhưng có thể giãn tiến độ trong bối cảnh này.

Ông Nguyễn Văn Việt cho rằng năm mấy năm qua, ngành đồ uống liên tục gặp nhiều khó khăn, thách thức do hậu quả đại dịch Covid-19. Các doanh nghiệp ngành đồ uống chưa hồi phục sau gần 3 năm chịu tác động từ dịch bệnh. Lợi nhuận được dự báo chưa cải thiện do giá của các nguyên vật liệu đầu vào (malt, xăng dầu, vỏ lon) tăng ít nhất 20%; xung đột Nga - Ukraine khiến chuỗi cung ứng đứt gãy.

Giá đầu vào sản xuất tăng nhưng các doanh nghiệp ngành đồ uống cố gắng duy trì, không tăng giá bán. Việc tăng thuế trong giai đoạn phục hồi này sẽ khiến khó khăn của họ trầm trọng hơn.

Do vậy, các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội VBA đều mong muốn ổn định các chính sách thuế, nhất là thuế tiêu thụ đặc biệt và đề nghị lùi thời gian thêm việc đánh thuế từ 1-1,5 năm.

Thắt chặt rượu thủ công: vừa thu được thuế, vừa kiểm soát tốt chất lượng

Từ góc độ doanh nghiệp sản xuất, ông Lê Trung Mạnh - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đồ Uống Mới - đơn vị sản xuất một số sản phẩm rượu như Vodka Sói - rượu Sung cho biết: Có hai lý do để các cơ quan quản lý tính đến câu chuyên tăng thuế tiêu thụ đặc biệt. Thứ nhất là tăng thu ngân sách, thứ hai hạn chế người sử dụng bia rượu. Ông Mạnh cho rằng, nếu tăng thuế vì lý do tăng thu ngân sách thì phải tách bia và rượu ra riêng biệt vì thực tế mấy năm nay, ngành bia còn phát triển và có lãi. Ngành rượu do bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid - 19 và chính sách siết chặt kiểm soát nồng độ cồn nên gần như các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu đều rất khó khăn, thậm chí lỗ vốn.

Bên cạnh đó, ông Lê Trung Mạnh cho rằng, nếu tăng thuế vì lý do hạn chế người sử dụng bia rượu thì phải có giải pháp đồng bộ, nhất là đối với rượu thủ công. Thứ nhất phải đảm bảo tất cả các sản phẩm rượu lưu hành trên thị trường đều phải được kiểm soát, được dán tem thuế (nhất là rượu sản xuất thủ công) thông qua xây dựng các quy định cụ thể, khả thi và hoạt động giám sát chặt chẽ của các lực lượng chức năng như cảnh sát kinh tế, quản lý thị trường, y tế... Bên cạnh đó, cần kết hợp truyền thông, tuyên truyền mạnh về tác hại của việc sử dụng rượu thủ công, rượu không rõ nguồn gốc.

Về sản lượng tiêu thụ rượu thủ công trên thị trường, bà Chu Thị Vân Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam dẫn báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho thấy, hiện nay trên thị trường có khoảng trên 70% rượu do dân tự nấu, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, nằm ngoài sự kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia, doanh nghiệp nói gì?
Khoảng 70% lượng rượu thủ công do dân tự nấu làm thất thu về thuế khoảng 751,582 triệu USD

Tổn thất về thuế đối với riêng rượu thủ công gây ra vào khoảng 751,582 triệu USD, chiếm 29% tổng tổn thất về thuế từ khu vực phi chính thức (rượu thủ công, rượu nhập lậu, rượu giả…).

Con số thiệt hại về thuế trên không hề nhỏ. Chính vì thế, các doanh nghiệp sản xuất rượu chân chính đều cho rằng nhà nước cần siết chặt quản lý rượu thủ công. Việc siết chặt quản lý này vừa giúp giảm thất thu thuế cho nhà nước, vừa kiểm soát tốt được chất lượng rượu trên thị trường.

Nguyễn Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: rượu thủ công

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị hở van động mạch phổi

Tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị hở van động mạch phổi

Trong lĩnh vực tim mạch, hở van động mạch phổi (PVR) là tình trạng bệnh thường gặp nhưng ít được chú ý và chưa được đề cập nhiều tại các hội nghị chuyên ngành.
Khói thuốc lá: Kẻ thù thầm lặng đe dọa sức khỏe cộng đồng

Khói thuốc lá: Kẻ thù thầm lặng đe dọa sức khỏe cộng đồng

Khói thuốc lá không chỉ là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của người hút mà còn gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với những người xung quanh.
Trẻ em mổ tim bẩm sinh sẽ không còn đau đớn nhờ phương pháp mới

Trẻ em mổ tim bẩm sinh sẽ không còn đau đớn nhờ phương pháp mới

Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E đã ứng dụng thành công phương pháp thay van động mạch phổi qua da, giúp trẻ em mắc tim bẩm sinh không phải cưa xương ức.
Vì sao người bệnh tiểu đường nên ăn các loại hạt?

Vì sao người bệnh tiểu đường nên ăn các loại hạt?

Việc ăn nhiều cơm được chế biến từ gạo trắng có thể làm cho lượng đường trong máu tăng cao, vì vậy không ít người đã chọn các loại hạt để thay cơm.
Ngành công nghiệp thuốc lá: Ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe toàn cầu

Ngành công nghiệp thuốc lá: Ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe toàn cầu

Một báo cáo mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phơi bày tác động tàn khốc của ngành công nghiệp thuốc lá đối với môi trường toàn cầu.

Tin cùng chuyên mục

Kết quả xét nghiệm chùm ca bệnh ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên

Kết quả xét nghiệm chùm ca bệnh ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên

Liên quan đến chùm ca bệnh ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên, đến thời điểm này, không có căn nguyên các bệnh truyền nhiễm xảy ra.
Bộ Y tế yêu cầu trực 24/24h, cung ứng đủ thuốc ứng phó bão Yagi

Bộ Y tế yêu cầu trực 24/24h, cung ứng đủ thuốc ứng phó bão Yagi

Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo cung ứng đủ thuốc chữa bệnh thiết yếu, không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân trong bão Yagi.
Chủ hãng xe khách Thành Bưởi qua đời, hưởng thọ 68 tuổi

Chủ hãng xe khách Thành Bưởi qua đời, hưởng thọ 68 tuổi

Ông Lê Đức Thành - nhà sáng lập Công ty Xe khách Thành Bưởi qua đời sau 1 thời gian lâm bệnh nặng, hưởng thọ 68 tuổi.
TP. Hồ Chí Minh: Người dân có thể đưa trẻ đến tiêm vắc-xin sởi tại các cơ sở nào?

TP. Hồ Chí Minh: Người dân có thể đưa trẻ đến tiêm vắc-xin sởi tại các cơ sở nào?

Ngày 5/9, ngành y tế TP. Hồ Chí Minh đã bố trí 113 điểm tiêm vắc - xin sởi cho trẻ 1 đến 5 tuổi trên toàn địa bàn thành phố.
Ngăn chặn, phòng ngừa tác hại của thuốc lá trong học đường

Ngăn chặn, phòng ngừa tác hại của thuốc lá trong học đường

Công tác phòng chống tác hại của thuốc lá đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên, tình hình hút thuốc lá, đặc biệt ở giới trẻ vẫn diễn biến phức tạp.
Bộ Y tế huy động 2 bệnh viện trung ương tìm nguyên nhân

Bộ Y tế huy động 2 bệnh viện trung ương tìm nguyên nhân

Bộ Y tế có văn bản về việc hỗ trợ, phối hợp tìm nguyên nhân một số trường hợp học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên nhập viện.
TP. Hồ Chí Minh: Gần 17.000 trẻ được tiêm vắc xin sởi trong kỳ nghỉ lễ 2/9

TP. Hồ Chí Minh: Gần 17.000 trẻ được tiêm vắc xin sởi trong kỳ nghỉ lễ 2/9

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết, gần 17.000 trẻ được tiêm trong chiến dịch “phủ” vắc - xin sởi trong 4 ngày nghỉ lễ 2/9.
Phụ nữ và thuốc lá: Nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Phụ nữ và thuốc lá: Nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Thuốc lá đã và đang gây ra nhiều tổn hại đến sức khỏe và tính mạng của phụ nữ do ảnh hưởng của việc hút thuốc lá và hút thuốc thụ động.
Thông tin chính thức vụ 14 học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên nhập viện cấp cứu

Thông tin chính thức vụ 14 học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên nhập viện cấp cứu

14 học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên phải nhập viện với triệu chứng là sốt chưa rõ nguyên nhân, trong đó 1 trường hợp đã tử vong.
Hà Nội: Gần 13.000 người khám cấp cứu trong 4 ngày nghỉ lễ

Hà Nội: Gần 13.000 người khám cấp cứu trong 4 ngày nghỉ lễ

Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, các cơ sở y tế của Hà Nội đã tiếp nhận 7.638 bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú, có trên 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn.
Sự thật bất ngờ về thuốc lá thế hệ mới: Nguy hiểm rình rập

Sự thật bất ngờ về thuốc lá thế hệ mới: Nguy hiểm rình rập

Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng xuất hiện ngày càng nhiều, được quảng cáo là sản phẩm ít gây hại hơn thuốc lá truyền thống. Tuy nhiên, thực tế có phải vậy?
Nóng:

Nóng: 'Vi khuẩn ăn thịt người' - Whitmore xuất hiện tại Đồng Nai

Trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai vừa ghi nhận ca mắc bệnh Whitmore - vi khuẩn ăn thịt người đầu tiên. Đó là một nữ bệnh nhân sinh năm 2010.
Hãy giúp trẻ vị thành niên nói

Hãy giúp trẻ vị thành niên nói 'không' với thuốc lá ngay từ đầu

Để giúp trẻ vị thành niên tránh được sự tiếp xúc với thuốc lá, bị bạn bè xấu lôi kéo, các bậc phụ huynh hãy tham khảo một số mẹo nhỏ sau đây.
Bình Thuận: Thông tin mới nhất vụ xe bán tải va chạm với tàu hoả khiến một người tử vong

Bình Thuận: Thông tin mới nhất vụ xe bán tải va chạm với tàu hoả khiến một người tử vong

Sau 1 ngày được cứu chữa, tài xế ô tô trong vụ va chạm với tàu hoả tại Thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc đã không qua khỏi.
Thuốc lá: Gánh nặng kép cho sức khỏe và kinh tế

Thuốc lá: Gánh nặng kép cho sức khỏe và kinh tế

Trên toàn cầu, thuốc lá không chỉ là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người mà còn gây ra những hậu quả kinh tế nghiêm trọng.
Đề xuất tăng thời hạn giấy khám sức khỏe lái xe lên 12 tháng

Đề xuất tăng thời hạn giấy khám sức khỏe lái xe lên 12 tháng

Bộ Y tế đang đề xuất nâng thời hạn sử dụng của giấy khám sức khỏe đối với người lái xe lên 12 tháng, thay vì 6 tháng như quy định hiện hành.
Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Nguy cơ mới đe dọa sức khỏe cộng đồng

Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Nguy cơ mới đe dọa sức khỏe cộng đồng

Số lượng người nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng tăng đột biến, đặc biệt là ở nhóm thanh thiếu niên.
Uống atiso hàng ngày có tốt không?

Uống atiso hàng ngày có tốt không?

Atiso là loại trà thanh nhiệt giải độc từ thiên nhiên tốt cho gan nên được sử dụng rộng rãi, trở thành thức uống hàng ngày của nhiều gia đình.
Những tác hại khôn lường của thuốc lá đối với môi trường

Những tác hại khôn lường của thuốc lá đối với môi trường

Thuốc lá ẩn chứa những tác hại khôn lường đối với môi trường và sức khỏe con người.
Dịch sởi bùng phát ở TP. Hồ Chí Minh, bệnh viện lo thiếu thuốc

Dịch sởi bùng phát ở TP. Hồ Chí Minh, bệnh viện lo thiếu thuốc

Dịch sởi đang bùng phát ở TP. Hồ Chí Minh, song vướng mắc lớn nhất của Bệnh viện Nhi đồng 1 và nhiều bệnh viện khác hiện nay là tình trạng thiếu thuốc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động